Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tiến hành tổng rà soát qui mô việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Tuy mọi việc chỉ mới là bước đầu nhưng cũng đã lộ ra một đôi điều bất ổn mà những người cầm cân nẩy mực của cuộc vận động cần sớm thức nhận để kịp thời có phương án điều chỉnh hợp lí, sao cho tiến trình rà soát từng bước hướng sâu vào thực chất và đạt được những kết quả mong muốn.
1. Nghị định 31/2013/NĐ-CP có gây khócho cuộc tổng rà soát?
Ai cũng biết, trong thực tế, nước ta có cả một "binh đoàn thương binh dỏm". Nhưng nếu vì bất lực trong việc hạn chế sự bành trướng về số lượng thương binh khai man ấy mà ban ra những qui định tổn hại đến quyền lợi máu xương của một bộ phận thương binh thật thì vô cùng đáng trách, vô cùng đáng buồn!
Trên đời này chẳng có cái gì vĩnh viễn cả, huống nữa là tình trạng thương tật của những người lính bị thương, nhất là những người bị chấn thương sọ não, cột sống hoặc các cơ quan thị giác, thính giác. Vì thế, chuyện một số thương binh qua vài lần thẩm định, đã được xếp thương tật loại vĩnh viễn nhưng sau đó lại tái phát, không phải là trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, vì tái phát có nhiều mức độ nên vĩnh viễn cũng có ba, bảy loại. Có những người, trong đó có tôi- tác giả của bài viết này, hậu quả của vết thương chiến tranh ngày càng trầm trọng, sức khỏe suy sút, bệnh tật hoành hành, song vì tính tự ái cộng với lòng tự trọng, cũng như ý thức trước được những nỗi nhiêu khê, phiền toái của việc đơn từ xin xỏ nên bao nhiêu năm trời vẫn âm thầm chịu đựng, nén ngậm thiệt thòi. Mãi đến khi tuổi đời xẩm tối, sự sống chẳng còn bao lăm nữa, mới gửi đơn lên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội xin thẩm định lại thương tật thì bị từ chối, với lí do "Điểm a, Khoản 5, Điều 30 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ qui định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng là không giám định lại với trường hợp thương binh đã được giám định lại do vết thương cũ tái phát".
Do điều này vượt quá quyền hạn của Sở nên chúng tôi đành phải tiếp tục gửi đơn lên bà Phạm Thị Hải Chuyền, người đứng đầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Không biết qúi bà có đọc hay không mà chẳng có ý kiến gì cả!) nhưng đơn lại bị Thanh tra Bộ gửi trở về cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, nơi mình đang cư trú để "được xem xét và giải quyết theo qui định". Mà cái được Thanh tra gọi là "qui định" ấy chính là Nghị định 31/2013/NĐ-CP, chúng tôi vừa than thở ở trên!
Thiết nghĩ, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương không bỏ sót bất cứ một người có công nào. Và trên thực tế, cũng chẳng có mấy thương binh hy vọng rằng mình sẽ sống đến ngày có cuộc tổng rà soát qui môlần thứ 2. Cho nên, dù khám lại một đôi lần mà vết thương bị tái phát nặng, kết luận của Hội đồng còn sai lệch quá lớn với thực trạng thương tật của người bị thương thì nên xếp vào trường hợp ngoại lệ và tiếp tục tổ chức giám định lại để thương binh sớm giảm bớt thiệt thòi.
Đồng thời chúng tôi cũng kiến nghị, nếu thành tâm thực hiện cuộc tổng rà soát này thì điều trước tiên, Nhà nước nên tháo gỡ vướng mắc trên bằng cách xem lại nội dung Nghị định 31/2013/NĐ-CP (chủ trương không giám định lại loại thương tật vĩnh viễn bị tái phát), vì sự thật, nó là một rào cản, mâu thuẫn với mục đích, yêu cầu của việc rà soát và hậu quả là không thể không bỏ sót một bộ phận người có công!
2.Ai biết thì truy lĩnh, không biết thì ...!
Theo qui định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ ngày 31/12/1994 về trước, tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công được chi trả theo hạng. (21% là hạng 4; 41% là hạng 3; 61% là hạng 2; 81% là hạng 1- hạng cao nhất). Ví dụ, thương binh có tỉ lệ thương tật 71% vẫn tính hạng 2 và chỉ được hưởng tiền trợ cấp theo hạng đó (tức chỉ tính 61%), 10% xương máu còn lại coi như... bỏ đi!
Nhưng từ ngày 01/01/1995 trở đi, khoản trợ cấp trên lại được tính theo tỉ lệ phần trăm. Với qui định này, thương binh có tỉ lệ thương tật 71% nói trên, theo cách tính hiện nay, mỗi tháng tiền trợ cấp sẽ tăng thêm trên 350 ngàn đồng. Đó là một quyết định rất hợp lí. Song, gần một phần năm thế kỉ qua, không chỉ thương binh sống ở miền núi và nông thôn mà ngay cả những người cư trú tại thành phố, không phải ai cũng biết qui định "mới" ấy. Do vậy, điều dư luận quan tâm là, hiện nay nước ta còn bao nhiêu thương binh chưa được điều chỉnh lại tiền trợ cấp ưu đãi hàng thángvà chưa được truy lĩnh khoản tiền trợ cấp phần trăm chênh lệch của gần 20 năm qua?
Phải chăng đây cũng là một vấn đề hấp dẫn mà ngay từ bây giờ, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nên đưa vào nội dung của cuộc tổng rà soát?
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment