Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Thu tiền đóng bảo hiểm thân thể của các em học sinh vào đầu năm học, nhưng lại không đóng cho Cty bảo hiểm. Khi vụ việc vỡ lở, nhà trường “chữa cháy” trả lại tiền cho các phụ huynh; đồng thời xảy ra việc đối tượng lạ mặt đe dọa người tố cáo. Sự việc xảy ra tại Trường Mầm non số 4 (P.Trần Tế Xương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định).
Nguồn
“Ẵm” tiền một cách mờ ám
Theo phản ánh đến báo Lao Động của một số phụ huynh có con gửi tại Trường Mầm non số 4, vào đầu năm học 2013-2014, trường đã thu tiền “bảo hiểm thân thể cho học sinh”, mỗi cháu là 70.000 đồng/năm. Đáng lẽ số tiền này phải đóng cho Cty Bảo Việt Nam Định để Cty này làm giấy chứng nhận bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho các cháu. Thế nhưng, nhà trường lại không làm theo quy trình đương nhiên ấy, mà lại… “ém” số tiền này, không đóng cho Cty.
Theo các phụ huynh, sự việc chỉ vỡ lở khi một em học sinh bị ốm,
phụ huynh của em này lên Cty Bảo Việt Nam Định để lĩnh tiền bảo hiểm thì Cty này nói không có, do nhà trường không tham gia bảo hiểm tại Cty. Bức xúc, phụ huynh này đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng.
Bà Nguyễn Thị Quế (số nhà 26A, ngõ 208, đường Thái Bình, có cháu nội gửi tại Trường Mầm non số 4) cho biết: Gia đình đóng tiền vào tháng 8.2013, nhưng suốt cả năm học, bà không hề biết về việc này, cho đến khi có người kiện nhà trường. Sau đó, vào cuối năm học, có người gọi bà ra… lĩnh lại 70.000 đồng đã đóng cho nhà trường.
“Có 2 cô đến đưa tiền cho tôi. Khi tôi hỏi tại sao trả lại tiền, họ bảo là tưởng là để lại mua dụng cụ đồ chơi. Tôi phản ứng, nói đã có tiền đóng riêng cho khoản đấy rồi, thì họ bảo “nhưng có người kiện, rồi thanh tra ở bên trên xuống nên phải trả lại”. Được biết, hầu hết phụ huynh đã nhận lại tiền.
Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Nhị – Hiệu trưởng Trường Mầm non số 4 – thừa nhận có việc nhà trường không nộp tiền Bảo Việt trong năm học 2013-2014, nhưng lại đổ lỗi cho… hoàn cảnh và cho cấp dưới. Theo bà Nhị, sau khi thu tiền thì từ tháng 8 – 12.2013, nhà trường phải chuẩn bị đón… đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT về công tác công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, nên quên mất nộp.
“Hơn nữa, cô kế toán mới ký hợp đồng làm việc từ tháng 6 nên chưa quen, bản thân tôi thì bận, không có thời gian kiểm soát, khi quyết toán năm mới phát hiện ra là chưa nộp” – bà Nhị nói. Như vậy, lời giải thích của bà Nhị mâu thuẫn hoàn toàn với lời của các cô giáo khi đi trả tiền, nói là dành khoản tiền này để mua đồ chơi.
Trong khi phụ huynh “tố” nhà trường chỉ trả tiền cho phụ huynh vào tháng 6 sau khi có đơn kiện làm vỡ lở chuyện, thì bà Nhị lại nói: Vào tháng 1, nhà trường quyết toán mới phát hiện ra là chưa nộp, nhưng tháng 2 là tết, nên tháng 3 mới bắt đầu trả tiền cho phụ huynh. Bà Nhị cho biết, năm học trước, trường có 200/300 cháu đóng Bảo Việt.
Hết dằn mặt đến phủ dụ
Theo phản ánh của các bậc phụ huynh, vị phụ huynh đầu tiên viết đơn tố cáo đã bị hai đối tượng tên là Duy và Sỹ (làm nghề cầm đồ ở đường Trần Hưng Đạo) hung hăng đến tận nhà đe dọa tính mạng gia đình, đòi vị phụ huynh này rút đơn.
Ông Tống Xuân Mạc – tổ trưởng tổ dân phố số 23, P.Trần Tế Xương – cho biết: Sáng 3.6, vợ chồng anh Trần Văn Q (phụ huynh viết đơn tố cáo) sang nhà ông báo cáo là có đối tượng đến nhà đe dọa chiều không được đi họp phụ huynh. Ông Mạc có gọi cho CA phường, nhưng sau đó các đối tượng đó đã bỏ đi. Điều đáng nói là, theo ông Mạc, đối tượng côn đồ đến ngay sau khi bà Nhị rời khỏi nhà của anh Q.
Mặc dù bị đe dọa, nhưng vợ chồng anh Q vẫn không rút đơn. Tuy nhiên, sau đó đã có nhiều người, trong đó có một cán bộ đã về hưu, gọi điện đến tác động. Vì nể người này, vợ chồng anh Q đã rút đơn. Tuy nhiên, anh chị không nhận lại 70.000 đồng trường trả lại.
Trao đổi với phóng viên, bà Nhị phủ nhận việc mình “điều” đầu gấu đến dằn mặt vợ chồng anh Q. “Tôi không biết, không làm chuyện đó” – bà Nhị bảo. Bà Nhị chỉ thừa nhận việc cán bộ về hưu của phòng nội vụ TP.Nam Định có tác động đến vợ chồng anh Q và người này chính là anh họ của bà.
Bà Nguyễn Thị Quế bức xúc: “Đáng lẽ nhà trường phải nhìn ra cái sai để sửa sai. Nhưng ngược lại, nhà trường không biết sửa sai, mà còn cho người đến đe dọa người tố cáo; rồi nhờ người tác động để rút đơn”.
Nhiều vị phụ huynh bức xúc cho rằng, nhà trường đã làm gì với số tiền đáng lẽ phải đóng để lo chế độ bảo hiểm cho các cháu? Và nếu phụ huynh không phát hiện ra thì số tiền đó sẽ đi đâu, vào túi ai?Nguồn
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment