Truyện Kiều: Thúy Kiều bán mình chuộc cha một góc nhìn - Edu dị truyện



Sàn mới, Tặng 15.000 Raca coin +30 Coin sàn miễn phí - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nó ăn sâu vào căn cơ văn hóa dân tộc, nó đi vào lối sống, vào các câu ca, vào cả trong tiềm thức của con người Việt Nam.

Trong truyện Kiều có phần nói về gia đình Thúy Kiều bị nạn. Cả nhà nàng loay hoay tìm cách giải quyết nhưng không biết dùng cách nào. Dùng tiền của gia đình, bọn sai nha đã sạch sành sanh vét! Ba người đàn bà còn lại: Mẹ, em gái, bản thân Kiều, ai sẽ đứng ra gánh vác? Nhưng bằng cách nào? Có người trách Kiều sao không chạy theo cầu cứu Kim Trọng? Kiều không thể làm việc ấy bởi hai lẽ:

Một là chuyện tình duyên của hai người vẫn còn trong tình trạng phải giấu giếm, danh nghĩa gì mà công khai trước cha mẹ, họ hàng của chàng trai cầu cứu, giúp đỡ. 
Hai là, nếu Kim Trọng muốn giúp Thúy Kiều tất phải quay trở lại (bởi số tiền ấy quá lớn. Thúy Kiều bán thân, bán cả cuộc đời mới có được). Mà Kim quay lại thì bỏ dở việc hộ tang chú, đánh mất chữ hiếu của con nhà gia giáo!
Chỉ còn có cách Thúy Kiều phải bán thân. Nhưng nếu làm vậy, lời thề với chàng Kim sẽ ra sao? 

Nguyễn Du đã đưa Kiều vào một tình thế vô cùng khó xử: Làm thế nào để cốt nhục vẹn tuyền (cốt nhục là xương thịt, tình cha con).

Điều ấy Kiều xác nhận là trước tiên. Và, Kiều cho rằng làm người phải tùy theo hoàn cảnh mà xử sự (ngộ biến tòng quyền). Nhưng Kiều đã đặt lên cán cân lương tâm: 
Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn? 

Đặt lên bàn cân để suy nghĩ, để đắn đo, rồi Kiều tự quyết định: Với tình yêu, tuy lời thề chỉ mất đi kho biển cạn, núi mòn (thệ hải minh sơn), nhưng chuyện làm con mới là lớn: Làm con trước phải đền ơn sinh thành! Nguyễn Du đã hạ một câu thơ (hay là Thúy Kiều đã quyết không một chút vương vấn, níu kéo): 

Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!
Sau khi nghe lời gã bán tơ tố cáo, một trong bọn tham quan tên là Chung, giả nhân giả nghĩa làm môi giới, đòi phải có 300 lượng bạc thì cha và em trai của Kiều mới không bị đưa ra tòa và có thể bị xử tử. Nhà đã nghèo, người tình Kim Trọng phải về quê lo tang chú, nay bất ngờ bị bọn tham quan hà hiếp làm sao gia đình Kiều kiếm ra 300 lượng bạc để đút lót cho bọn chúng. Vì trọng hiếu nghĩa hơn tình riêng, Kiều đành phải bán mình để có tiền chuộc cha và em trai.

Qua môi giới, Mã Giám Sinh quê ở Lâm Thanh, đã ngoài 40 tuổi, chịu bỏ tiền ra cưới Kiều về làm vợ. Kiều một giai nhân tài sắc vẹn toàn, giá ngàn vàng, thế mà bọn lưu manh kỳ kèo cuối cùng trả có hơn 400 lượng vàng. Sau khi giao kèo được ký kết, Kiều chờ ngày về nhà chồng, cha và em được thả ra. Thoát cảnh tù tội là điều vui mừng lớn lao, nhưng Vương ông thấy con gái phải bán thân mình thì đau buồn như cắt ruột. Cha mẹ nào chẳng mơ ước nuôi con đến khi khôn lớn chỉ mong sao con được hạnh phúc lứa đôi. Nay thì Vương ông vỡ mộng than thở 

"Trời làm chi cực bấy trời. 
Này ai vu thác cho người hợp tan!".
Thúy Kiều tuy cứu được cha và em khỏi cảnh tù đày, nhưng lòng buồn não nề. Cuộc tình vừa chớm nở đã phải ly tan...
Luật nay: Phạm tội mua bán người
Đúng là hồng nhan bạc phận. Đọc truyện Kiều đến đoạn tả cảnh gia đình Kiều lâm nạn và thân phận Kiều, người ta mới thấy cảm thương cho số phận những cô gái, vì chữ hiếu hay vì hoàn cảnh gia đình nghèo đói phải bán mình chuộc cha, cứu gia đình. 
Tuy nhiên, xét toàn bộ nội dung vụ việc trên thấy rằng việc bán mình chuộc cha của Thúy Kiều là một hành động không còn lối thoát, những người tham gia vào "vụ" mua bán đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Chiếu theo những quy định của pháp luật thời nay thì hành vi mua bán người phải bị xử phạt nghiêm. Đối tượng có liên quan trong vụ việc trên là người môi giới tên Chung và người mua là Mã Giám Sinh. Ngay cả Kiều cũng sẽ bị liên đới trong việc bán mình.

Kiều quyết định bán mình chuộc cha, đấy có phải là phương án tối ưu?

Gia đình Thúy Kiều bị oan nạn kinh hoàng như vậy, bằng cách nào để giải quyết? Dùng tiềm lực tài chính của gia đình? Bọn sai nha đã sạch sành sanh vét! Ba người đàn bà còn lại: mẹ, em gái, bản thân Kiều, ai sẽ đứng ra gánh vác?
Mẹ lớn tuổi, em thơ dại, chỉ có Kiều phải đứng ra đảm đương lo liệu. Nhưng bằng cách nào? Có người trách Kiều sao không chạy theo cầu cứu Kim Trọng? Kiều không thể làm việc ấy bởi hai lẽ. 

Một là chuyện tình duyên của hai người vẫn còn trong tình trạng phải giấu giếm, danh nghĩa gì mà công khai trước cha mẹ, họ hàng của chàng trai cầu cứu, giúp đỡ. 

Hai là, nếu Kim Trọng muốn giúp Thúy Kiều tất phải quay trở lại (bởi số tiền ấy quá lớn. Thúy Kiều bán thân, bán cả cuộc đời mới có được). Mà Kim quay lại thì bỏ dở việc hộ tang chú, đánh mất chữ hiếu của con nhà gia giáo! Chỉ còn có cách Thúy Kiều phải bán thân. 

Nhưng nếu làm vậy, lời thề với chàng Kim sẽ ra sao? 

Nguyễn Du đã đưa Kiều vào một mâu thuẫn, một sự gay cấn đến lao lung trong suy nghĩ. Sao cho cốt nhục vẹn tuyền (cốt nhục là xương thịt, tình cha con). Điều ấy Kiều xác nhận là trước tiên. Và, Kiều cho rằng làm người phải tùy theo hoàn cảnh mà xử sự (ngộ biến tòng quyền). Nhưng Kiều đã đặt lên cán cân lương tâm: 


Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn

Đặt lên bàn cân để suy nghĩ, để đắn đo, rồi Kiều tự quyết định: Với tình yêu, tuy lời thề chỉ mất đi kho biển cạn, núi mòn (thệ hải minh sơn), nhưng chuyện làm con mới là lớn: Làm con trước phải đền ơn sinh thành! Nguyễn Du đã hạ một câu thơ (hay là Thúy Kiều đã quyết không một chút vương vấn, níu kéo): 


Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!
Nhà thơ Tản Đà bàn luận: câu này, nghe quả như thấy cái lời nói trước lúc mạo hiểm, mà thần tình ở một chữ “dẽ” (Rẽ). T

húy Kiều cảm thấy cả nhà đang đoàn tụ, chung đi về một hướng, nay Kiều tự mình tách ra, một thân một mình hứng chịu bao nỗi gian truân! Tản Đà thích từ rẽ (dẽ) là tinh tế nhưng tiếp đó cụ Tản lại bàn: “Lại riêng nghĩ như lúc đó, Kim Trọng mới đi khỏi, liệu chưa xa cách là mấy, mà Kim là con nhà giàu, sao trước khi quyết sự bán mình này, Kiều không tính qua hãy mưu việc với Kim Trọng? Chỗ đó hoặc có khe hở chăng?”. Tản Đà không khẳng định, chỉ đặt một nghi vấn. 

Nhưng như chúng tôi đã trình bày ở trên, tất cả tình tự lớp lang đều thống nhất trong một con người, con người nghĩa nặng, tình thâm, một Thúy Kiều đáng thương, đáng trọng!
Suy nghĩ và xử lí của Thúy Kiều 200 năm nay khiến cho bao người xúc động, mến yêu. Đấy cũng là cách chuẩn bị để cuối truyện, Kim-Kiều tái hợp, Kim không hề trách cứ một điều gì mà ngược lại còn đồng tình, còn thương yêu kính trọng hơn.
Đấy là chuyện 15 năm sau! 

Còn ngay lúc ấy? Việc làm của Kiều như đánh thức một tý lòng tốt còn lại trong một viên quan nhỏ, một thầy lại đã về hưu. 

Nguyễn Du nói về lòng tốt của một ông lại già họ Chung nhưng hình như cứ đụng đến bọn quan quyền là cụ Nguyễn lại khinh miệt: 
Họ Chung có kẻ lại già
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm… 

Như vậy, đã nha lại tất không có người tốt, ông già họ Chung này là trường hợp đặc biệt. Chính ông, lúc gia đình Thúy Kiều lâm nạn đã đứng ra lo lắng, giúp đỡ (sau này Vương Quan thi đỗ làm quan đã đến tạ ơn ông và được làm con rể của ông). 

Vì quen việc quan (hay hiểu thấu sự ăn đút lót của quan?) ông lo hộ: 
Tính bài lót đó, luồn đây. 

Vậy, lót ai? luồn ai? 

Phải đưa tiền cho quan, phải cho quan ăn đút lót. Nhưng quan có muốn bỏ qua cũng khó. Bọn hưởng mã không bãi nại, quan cũng chịu thua. Vậy nên phải luồn. Luồn bọn chúng và cả bọn sai nha. Cả ba chỗ ấy 

có ba trăm lạng việc này mới xuôi 

(mới xuôi chứ không phải là mơi xongXuôi là xong nhưng có êm thắm không trắc trở, rắc rối)!
Sự việc này, đời sau nhà thơ Nguyễn Khuyến mỉa mai: 

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a?


Thúy Kiều có nhất thiết phải bán mình mới cứu được cha?


Việc bán thân mình để lấy tiền quả thực là một sự đánh đổi quá lớn. Thúy Kiều đã đặt chữ hiếu lên trên hết, trên cả bản thân mình nên đã đưa ra...


“Truyện Kiều” là một tác phẩm bất hủ gắn liền với tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du.

Truyện tập trung xoay quanh cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị sóng gió cuộc đời xô đẩy, dập vùi trong những đau thương vô cùng tận.

Kiều là người con gái thông minh, sắc sảo, luôn hi sinh mình vì gia đình. Ở nàng hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Nàng chính là đại diện tiêu biểu cho nhan sắc và tài hoa của người phụ nữ.

Tài năng của Kiều đạt tới mức lý tưởng, nàng giỏi “cầm, kỳ, thi, họa” (đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh). Đó thực sự là một tài năng hiếm có, một năng khiếu trời cho.

Tưởng rằng một người con gái tài sắc vẹn toàn như thế sẽ sống êm đềm trong cảnh nhung lụa. Nhưng ngược lại, gia đình nàng gặp tai họa bất ngờ: cha bị vu oan, tra tấn dã man; nhà cửa bị cướp phá tan hoang.

Để cứu cha, bắt buộc phải có 300 lạng vàng. Một con số khủng khiếp lớn như vậy đã khiến Kiều đi đến quyết định: bán mình chuộc cha.

Cơ sở của hành động cao đẹp ấy chính là lòng hiếu thảo. Kiều đã gạt chữ tình sang một bên để đáp đền chữ hiếu, mặc dù mối tình đầu đời trong trắng, thiêng liêng với Kim Trọng có thể coi là lẽ sống của đời nàng.

Và rồi chính cái quyết định hết sức đau lòng ấy đã khiến cuộc đời nàng Kiều rẽ sang một hướng khác, một hướng đầy gian truân và bất hạnh: 2 lần bị bán vào lầu xanh, 2 lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi 2 lần nương nhờ cửa Phật.

Nhưng thử hỏi, “bán mình chuộc cha” liệu đó có phải là giải pháp duy nhất không?
Kiều vốn là người con gái thông minh, suy nghĩ trước sau chín chắn, nhưng có lẽ lần này, vì quá thương cha, không muốn để cha một phút giây nào bị hành hạ thêm nữa, nên nàng đã khá vội vàng đưa ra quyết định.
Cũng bởi, trong tình cảnh ấy, nàng khó mà có thể giữ được bình tĩnh và suy nghĩ sâu xa hơn. Nàng cho rằng chỉ có bán thân mình mới có đủ tiền cứu cha.
Nhưng thực tế, nếu bình tĩnh suy nghĩ thấu đáo hơn, chúng ta vẫn còn một số cách để có thể kiếm đủ tiền mà không phải đánh đổi bản thân như vậy.
Thứ nhất, Kiều có thể lấy Kim Trọng và dựa vào nhà chồng
Chúng ta ai cũng đều biết Kim Trọng là một người rất si tình. Ngay cả khi bất đắc dĩ lấy Thúy Vân thì chàng vẫn tìm kiếm Thúy Kiều hơn chục năm trời. Như vậy, không có lý do gì mà chàng lại không đồng ý cứu giúp bố vợ cả.

Khi gia đình Kiều xảy ra chuyện thì Kim Trọng đang phải ở quê chịu tang chú. Nếu như Kiều liên lạc và báo cho Kim Trọng biết tin gia đình nàng gặp nạn thì chắc chắn chàng Kim sẽ không khoanh tay đứng nhìn.

Hơn nữa, Kim Trọng thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, tức tầng lớp quý tộc, quan lại có thế lực lớn trong Xã hội cũ. Là người giàu có đến vậy, việc giúp Kiều có 300 lạng thực sự càng trở nên đơn giản hơn.

Và nếu như Kiều làm theo cách này, nàng sẽ không để lỡ mối tình đầu dang dở. Dĩ nhiên cha nàng vẫn được cứu và nàng sẽ được vẹn toàn cả tình cả hiếu.

Thứ hai, Kiều có thể sử dụng tài năng để “hái” ra tiền

Kiều vốn là người con gái có tài năng hơn người. Nói là “hơn người” quả không ngoa, bởi nàng “cầm, kỳ, thi, họa” đều vẹn toàn. Lại đặc biệt giỏi đánh đàn, soạn nhạc.

Tiếng đàn của Kiều hay đến nỗi mà Kim Trọng phải ngẩn ngơ, Thúc Sinh cũng phải say đắm và “mặt sắt” như Hồ Tôn Hiến cũng phải ngây vì tình…
Tài đàn của nàng đạt đến mức tuyệt đỉnh khiến ai nghe cũng phải nao lòng si mê như vậy thì chắc chắn rằng nàng sẽ kiếm được một khoản tiền không nhỏ.
Tuy không nhanh chóng kiếm được đủ 300 lạng, nhưng đây là một cách khá “an toàn” và hợp lý.

Cuối cùng, đó là việc bán nhà lấy tiền chuộc cha
Đây là cách nguy hiểm nhất nhưng có hiệu quả nhanh nhất giúp Kiều có tiền chuộc cha.
Nếu bán nhà, sẽ có đủ hoặc thậm chí là dư tiền để chuộc cha. Tuy rằng khi cứu được cha ra ngoài thì cuộc sống sẽ rất khó khăn không còn nhà cao cửa rộng để về. Nhưng trên hết là gia đình đoàn tụ.
Sau đó cả nhà Kiều có thể đi thuê một căn nhà khác và chăm chỉ lao động kiếm sống. Và dĩ nhiên, Kiều sẽ được hạnh phúc bên Kim Trọng.

Tần ngần dạo gót lầu trang,
Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về,

575.. Hàn huyên chưa kịp giãi dề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa
 ào ào như sôi.
Già giang một lão một trai,

580.. Một dây vô lại buộc hai thâm tình.
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung dệt, tan tành gói may.
Đồ tế nhuyễn, của riêng tây,
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.

585.Điều đâu bay buộc ai làm ?
Này ai dan dậm, giật giàm bỗng dưng ?
Hỏi ra sau mới biết rằng:
Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ.
Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,

590.. Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.
Hạ từ van lạy suốt ngày,
Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.
Rường cao rút ngược dây oan,
Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người.

595.. Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan n
ày còn một kêu trời, nhưng xa.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,

600.. Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao ?
Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn ?
Để lời thệ hải minh sơn,
L
àm con trước phải đền ơn sinh thành.

605.. Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha !
Họ Chung có kẻ lại già,
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm.
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm,

610.. Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay.
Tính bài lót đó luồn đây,
Có ba trăm lạng việc n
ày mới xuôi.

Hãy về tạm phó giam ngoài,
Dặn nàng qui liệu trong đôi ba ngày.


615.. Thương tình con trẻ thơ ngây,
Gặp cơn vạ gió tai bay bất kỳ!
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên !
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,

620.. Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
Sự l
òng ngỏ với băng nhân,
Tin sương đồn đại xa gần xôn xao.
Gần miền có một mụ n
ào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.

625.. Hỏi tên rằng: Mã Giám sinh.
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao

630.. Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng !

635.. Ngại ngùng giợn gió e sương,
Nhìn hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
Đắn đo cân sắc cân t
ài,

640.. ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhi
êu cho tường ?

645.. Mối rằng: đáng giá nghìn vàng,
Gấp nhà nhờ lượng người thương dám nài.
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Một lời thuyền đ
ã êm dằm

650.. Hãy đưa canh thiếp trước cầm làm ghi.
Định ngày nạp thái vu qui,
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong !
Một lời cậy với Chung công,
Khất từ tạm lĩnh Vương ông về nhà.

655.. Thương tình con trẻ cha già,
Nhìn nàng ông những máu sa ruột dàu:
Nuôi con những ước về sau,
Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi.
Trời l
àm chi cực bấy trời,

660.. Này ai vu thác cho người hợp tan !
Búa rìu bao quản thân tàn,
Nỡ đầy đọa trẻ, càng oan khốc già.
Một lần sau trước cũng là,
Thôi thì mặt khuất chẳng thà lòng đau !

665.. Theo lời càng chảy dòng châu,
Liều mình ông rắp gieo đầu tường vôi.
Vội v
àng kẻ giữ người coi,
Nhỏ to nàng lại tìm lời khuyên can:
Vẻ chi một mảnh hồng nhan,

670.. Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.
Dâng thư đã thẹn nàng Oanh,
Lại thua ả Lý bán mình hay sao ?
Cỗi xuân tuổi hạc càng cao,
Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành.

675.. Lòng tơ dù chẳng dứt tình,
Gió mưa âu hẳn tan tành nưóc non.
Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.
Phận sao đành vậy cũng vầy,

680.. Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh.
Cũng đừng tính quẩn lo quanh,
Tan nh
à là một thiệt mình là hai.
Phải lời ông cũng êm tai,
Nhìn nhau giọt vắn giọt dài ngổn ngang.

685.. Mái ngoài họ Mã vừa sang,
Tờ hoa đã ký, cân vàng mới trao.
Trăng già độc địa làm sao ?
Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên.
Trong tay đã sẵn đồng tiền,

690.. Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì !
Họ Chung ra sức giúp vì,
Lễ tâm đã đặt, tụng kỳ cũng xong.
Việc nh
à đã tạm thong dong,
Tinh kỳ giục giã đã mong độ về.

695. Một mình nàng ngọn đèn khuya,
áo dầm giọt lệ, tóc xe mối sầu.
Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công tr
ình kể biết mấy mươi.

700. Vì ta khăng khít, cho người dở dang.
Thề hoa chưa ráo chén v
àng,
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa.
Trời Liêu non nước bao xa.
Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi.

705. Biết bao duyên nợ thề bồi.
Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì.
Tái sinh chưa dứt hương thề.
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Nợ tình chưa trả cho ai,

710. Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
Nỗi riêng riêng những bàng hoàng,
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.
Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đ
èn ghé đến ân cần hỏi han:

715. Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nh
à để chị riêng oan một mình,
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh ?
Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây\?
Rằng: L
òng đương thổn thức đầy,

720. Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong.
Hở môi ra cũng thẹn thùng,
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

725. Giữa đường đứt gánh tương tư,
Loan giao chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp ch
àng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,

730. Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai !
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

735. Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,

740. Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sao dầu có bao giờ.
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

745. Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai;
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rẩy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gẫy bình tan,

750. Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Trăm nghìn gửi lại tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chẩy hoa trôi lỡ làng.

755. ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Cạn lời hồn ngất máu say,
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng.
Xuân Huy
ên chợt tỉnh giất nồng,

760. Một nhà tấp nập, kẻ trong người ngoài.
Kẻ thang người thuốc bời bời,
Mới dằn cơn vựng, chưa phai giọt hồng.
Hỏi: Sao ra sự lạ lùng?
Kiều càng nức nở mở không ra lời.
7

65. Nỗi nàng Vân mới rỉ tai,
Chiếc thoa này với tờ bồi ở đây...
N
ày cha làm lỗi duyên mày,
Thôi thì nỗi ấy sau này đã em.
Vì ai rụng cải rơi kim,

770. Để con bèo nổi mây chìm vì ai.
Lời con dặn lại một hai,
Dẫu mòn bia đá, dám sai tấc vàng.
Lậy thôi, nàng lại thưa chiềng,
Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi.

775. Sá chi thân phận tôi đòi,
Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu.
Xiết bao kể nỗi thảm sầu !
Khắc canh đ
ã giục nam lâu mấy hồi .
Kiệu hoa đâu đã đến ngoài,

780.Quản huyền đâu đã giục người sinh ly .
Đau lòng kẻ ở người đi,
Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.
Trời hôm mây kéo tối rầm,
Rầu rầu ngọn cỏ đầm đầm c
ành sương.

785. Rước nàng về đến trú phường,
Bốn bề xuân khóa một n
àng ở trong.
Ngập ngừng thẹn lục e hồng,
Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen.
Phẩm tiên rơi đến tay hèn,

790.Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai:
Biết thân đến bước lạc loài,
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.

Vì ai ngăn đón gió đông,
Thiệt l
òng khi ở đau lòng khi đi .


795.Trùng phùng dầu họa có khi,
Thân này thôi có còn gì mà mong.
Đã sinh ra số long đong,
C
òn mang lấy kiếp má hồng được sao
Tr
ên yên sẵn có con dao,

800.Giấu cầm nàng đã gói vào chéo khăn:
Ph
òng khi nước đã đến chân,
Dao n
ày thì liệu với thân sau này .
Đêm thu một khắc một chầy,
Bâng khuâng như tỉnh như say một mình.




574. Ngoại hương: Làng ngoại, quê ngoại.
Giãi dề: Giải bày, chuyện trò.
576. Sai nha: Nha lại do quan trên sai phái đi.
577. Thước: Tay thước, một thứ võ khí cổ, bằng gỗ, dài độ một thước tây, cạnh vuông bốn góc, dùng để đánh người.
Nách thước: Nách cắp tay thước.
Đao: Dao to, mã tấu, thứ võ khí bằng sắt, lưỡi to.
579. Già: Cái gông. Giang: Khiêng đi, giải đi. ở đây nói cha con viên ngoại và Vương quan bị đóng gông lại.
583. Tế nhuyễn: Nhỏ bé, mềm mại, chỉ chung những đồ vàng ngọc quí gái và trang sức, quần áo dễ mang đi.
585. Bay buộc: ý nói cái tai vạ tự đâu bay đến, buộc vào.
586. Dậm: Một dụng cụ đánh cá.
588. Xưng xuất: Xưng ra, khai ra.
590. Loà mây: Làm mờ cả bầu trời. ý nói: một vụ hết sức oan uổng.
594. Hạ từ: Hạ lời, nói lời thanh minh để kêu cầu van xin.
Lân tuất: Thương xót, thương tình. ý cả câu: tụi sai nha cứ phủ tay đánh đập, mặc những lời kêu van của nhà Kiều, chúng chỉ làm điếc làm ngơ.
593. Rường cao: Thanh rường nhà bắc ở trên cao. Dây oan: Dây trói oan uổng. Tụi sai nha trói và treo ngược hai cha con họ Vương lên rường nhà.
599. Cốt nhục: Ruột thịt, chỉ Vương ông và Vương Quan.
600. Ngộ biến tòng quyền: Gặp cảnh biến phải theo đạo "quyền" (không thể giữ nguyên đạo "kinh" như lúc bình thường được). ý nói: Phải tuỳ theo hoàn cảnh mà xử sự cho thích hợp.
601. Hội ngộ: Gặp gỡ gắn bó nhau. Chỉ mối tình duyên giữa Kiều với Kim Trọng.
Cù lao: Công ơn sinh dưỡng khó nhọc của cha mẹ.
603. Thệ hải minh sơn: Chỉ non thề bể.
604. Sinh thành: Công ơn cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng nên người.
605. Hạ tình: Tỏ bầy ý nghĩ.
606. Rẽ cho: Lời gạt đi ý kiến những người khác để nói lên ý kiến của mình một cách kiên quyết.
607. Lại già: Người gia lại già.
608. Nha dịch: Người làm việc ở nơi gia môn, tức nơi công sở của các phủ huyện.
614. Qui liệu: Thu xếp, lo liệu.
617. Tử biệt sinh ly: Chết vĩnh biệt nhau gọi là "tử biệt", sống mà xa lìa nhau gọi là "sinh ly". Đó là hai cảnh thương tâm lớn của đời người. Tuy là hai cảnh, nhưng người ta thường dùng làm một thành ngữ, để nói chung cho người gặp cảnh "tử biệt" cũng như người gặp cảnh "sinh ly".
619. Hạt mưa: Chỉ thân phận người con gái
Ca dao:
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng lầy.
620. Tấc cỏ, ba xuân: Do chữ tnốn thảo, tâm xuân. Thơ tả tình đi chơi xa nhớ mẹ của Mạnh Giao đời Đường có câu: Dục tương thốn thảo tâm, báo đáp tam xuân huy (Ai bảo cái lòng của ngọn cỏ một tấc (ngọn cỏ ngắn) báo đáp được ánh sáng ấm áp của ba tháng xuân). Tấc cỏ: Ví với người con. Ba xuân Ví với công ơn cha mẹ.
621. Băng nhân: Người làm mối.
622. Tin sương: Do chữ sương tín. Tin sương là ngụ ý chỉ tin tức truyền đi.
624. Viễn khách: Khách phương xa.
625. Giám sinh: Sinh viên học tại Quốc tử giám, một thứ trường đại học của triều đình phong kiến, lập ở kinh đô để đào tạo người ra làm quan.
626. Lâm thanh: Một huyện thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc).
627. Tử tuần: Bốn mươi tuổi (mỗi một tuần là mười tuổi).
630. Nỗi mình: Nỗi riêng của mình, chỉ cuộc tình duyên dở dang với Kim Trọng. Nỗi nhà: Nỗi tai vạ của toàn gia đình họ Vương.
635. Rợn gió: Sợ gió.
638. Điệu: Cách điệu, cốt cách.
644. Sinh nghi: Đồ dẫn cưới, tiền dẫn cưới.
645. Nghìn vàng: Đời hán, một nghìn vàng tức là một cân vàng, sau dùng để chỉ nghìn lạng vàng.
646. Rớp nhà: Nhà gặp lúc hoạn nạn.
649. Êm dằm: ý nói sự việc đã lo lót xong xuôi, êm thấm, giống như chiếc thuyền đã đứng êm dằm, khôn còn tròng trành nữa.
650. Canh thiếp: Lá thiếp biên tên, tuổi (nhân trong thiếp có biên tuổi, tức niên canh, nên gọi là canh thiếp). Theo hôn lễ xưa, khi bắt đầu dạm hỏi, nhà trai, nhà gái trao đổi canh thiếp của trai gái để đính ước với nhau.
651. Nạp thái: Chỉ lễ dẫn đồ cưới.
Vu qui: Về nhà chồng, chỉ lệ đón dâu.
654. Khất tử: Đơn xin (Nhà Kiều làm đơn xin tạm tha cho Vương ông).
658. Gieo cầu: Hán Vũ đế kén phò mã, cho công chúa ngồi lên lầu, ném quả cầu xuống, ai cướp được thì làm phò mã.
660. Vu thác: Vu là đổ tội cho, thác là đặt điều ra.
669. Một mảnh hồng nhan: Như nói một mụn con gái.
671. Nàng Oanh: Nàng Đề Oanh. Theo Liệt nữ truyện: Để Oanh người đời Hán, khi cha nàng là Thuấn Vu ý, phạm tội, bị hạ ngục ở Tràng An, chờ ngày hành hình, Đề Oanh dâng thư lên vua Văn đế, xin nộp mình làm giá hầu cho các nhà quan để chuộc tội cho cha, Văn đế cảm động, xuống chiếu tha cho cha nàng.
672. ả Lý: Nàng Lý Ký. Theo sách Đường dại tùng thư: Lý Ký, đời đường nhà nghèo, tự nguyện bán mình cho người làng đem cúng thần rắn, để lấy tiền nuôi cha mẹ. Về sau nàng chém chết thần rắn, rồi lấy vua Việt vương.
673. Cỗi xuân: Gốc cây xuân, chỉ người cha. Sách xưa nói: Tuổi hạc: Tuổi con chim hạc, như nói tuổi thọ. Sách xưa nói, chim hạc sống lâu một nghìn năm.
675. Lòng tơ: Tấm lòng thương con vương vấn không dứt.
676. Gió mưa: Chỉ những tai biến xảy đến.
Nước non: Chỉ cơ nghiệp nhà (nước non cũng như giang sơn).
678. Hoa dù rã cánh: Tức cây còn xanh lá, nói Vương ông được an toàn.
679. Cũng vầy: cũng vậy, cũng thế thôi.
680. Đậu: Một cái hoa kết được thành quả, hay một cái quả giữ được đến lúc chín, không bị nửa chừng rụng đi, thì người ta gọi là cái hoa đậu, cái quả đậu. Cả câu: ý nói cũng xem như là đã chết ngay từ lúc còn nhỏ tuổi.
691. Giúp vì: Giúp đỡ.
692. Lễ tâm: Lễ vật của dân sự "thành tâm" đem đút lót cho bọn quan lại. Tụng kỳ: Kỳ xử kiện, tức phiên xử án.
694. Tinh kỳ: Người ta thường dùng chữ tinh kỳ để chỉ cái ngày thành hôn, vì theo hôn lễ xưa, người ta đón dâu vào buổi tối.
697. Dầu: Cũng như nghĩa đành (dầu lòng, đành lòng).
698. Một lời: Một lời thề nguyền. ý Kiều nói: Số phận ra sao cũng đành, nhưng chỉ đau lòng là trót đeo đẳng lời thề với Kim Trọng.
703. Trời liêu: Liêu dương.
707. Tái sinh: Một kiếp sống nữa, kiếp sau cũng như nói lai sinh
Hương thề: Mảnh hương thề nguyền. Xem chú thích 517.
708. Trâu ngựa: Theo thuyết luân hồi nhà Phật: Người nào kiếp này mắc nợ ai mà chưa trả được, thì kiếp sau phải hoá làm thân trâu ngựa nhà người ta để đền trả cho xong.
Nghì: Tức là chữ "nghĩa" được đọc chệch ra.
Trúc mai: Tình nghĩa bền chặt thân thiết như vậy cây trúc, cây mai thường được trồng gần nhau.
710. Khối tình: Tình sử: Xưa có một cô gái yêu một người lái buôn. Người lái buôn đi mãi chưa về, cô ta ốm tương tư mà chết. Khi hoả táng, quả tim kết thành một khối rắn, đốt không cháy, đập không vỡ. Sau người lái buôn trở về, thương khóc, nước mắt nhỏ vào khối ấy liền tan ra thành huyết.
Tuyền đài: Nơi ở dưới suối vàng, tức nơi ở của người chết.
711. Bàn hoàn: ở đây có nghĩa là nghĩ quanh, nghĩ quẩn mãi không dứt.
713. Giấc xuân: Giấc ngủ ngon lành.
715. Cơ trời: Tức thiên cơ, máy trời.
Dâu bể: Cũng như "bể dâu".
Đa đoan: Nhiều mối nhiều việc.
717. Nhẫn: Tiếng cổ, ngồi nhẫn là ngồi mãi suốt đêm.
726. Kéo loan: do chữ loan giao, tức thứ keo chế bằng máu chim loan. Tương truyền người xưa thường dùng để nối dây đàn và dây cung.
Mối tơ thừa: Ví dây tơ tình với dây đàn, dây tơ tình bị đứt.
723. Lời non nước: Lời thề nguyền chỉ non thề bể.
734. Chín suối: Do chữ cửu tuyền, chỉ nơi suối vàng.
735. Tờ mây: Tờ giấy vẽ mây, tức tờ giấy ghi lời thề nguyền của Kim, Kiều.
740. Mảnh hương nguyền: Những manhr gỗ thơm đã đốt dở trong cuộc thề nguyền của Kim, Kiều. Thời xưa, khi thề nguyền với nhau, người ta thường đốt hương.
746. Bồ liễu: Một loại cây ưa mọc gần nước. Cây bồ liễu rụng lá sớm hơn hết các loài cây, vì cái thể chất yếu đuối đó nên trong văn cổ thường dùng để ví với người phụ nữ.
747. Dạ dài: Đài đêm tối, nghĩa bóng là cõi chết.
749. Trâm gẫy bình tan: Thơ Bạch Cư Dị, đời Đường: Bình truỵ trâm chiết thị hà như, tự thiếp kim triêu dữ quân biệt. (Cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào? nó giống như cảnh biệt ly của thiếp với chàng buổi sáng nay). Đây dùng chỉ cuộc tình duyên tan vỡ.
751. Tình quân: Người tình, cũng như tình lang.
753. Phận bạc: Chính nghĩa là phận mỏng, tức bạc mệnh.
754. Nước chảy hoa trôi: Hoa rụng xuống, nước trôi đi, nguyên chỉ cảnh xuân tàn, sau thường mượn để nói sự tàn tạ của đời người.
759. Xuân huyên: Xuân đường, huyên đường, tức cha mẹ.
762. Vựng: Cơn ngất, bất tỉnh nhân sự.
Giọt hồng: Giọt nước mắt có máu, giọt lệ thảm.
769. Nói tình duyên nửa chừng bị chia lìa, tan vỡ.
772. Mòn bia đá: Chỉ một khoảng thời gian rất lâu.
Tấc vàng: Tấc lòng bền vững như vàng.
773. Chiềng: Trình, tiếng cổ.
775. Tôi đòi: Kiều bán mình làm vợ lẽ nàng tự xem như kẻ ăn người ở.
Mấy hồi: Mấy hồi trống tan canh.
780. Quân huyền: Chính nghĩa là ống trúc và dây đàn, thường dùng chỉ đàn. Đây nói họ Mã đưa các đồ âm nhạc đến đón Kiều.
782. Đại ý cả câu: Giọt lệ rơi xuống, có thể thấm qua cả đá, tơ ruột rút ra, có thể làm chết rũ cả con tằm.
785. Trú phường: Chỗ phố trọ, nhà trọ.
786. Xuân khoá: Chữ xuân ở đây không phải là mùa xuân. Chú ý: lúc Mã Giám sinh đón Kiều là mùa thu: Đêm thu một khắc một chầy.
787. Lục hồng: Màu lá xanh, màu hoa đỏ thường dùng để chỉ sắc đẹp của phụ nữ.
788. Nghĩ lòng: Nghĩ riêng trong lòng.
Đòi phen: Nhiều phen, nhiều lúc.
789. Phẩm tiên: Của trên cõi tiên. Hèn hạ, tục tằn.
790. Nắng giữ mưa gìn: ý nói giữ gìn trinh tiết một cách thận trọng.
792. Nhị đào: Hoa đào còn phong nhị ví với người con gái còn trinh.
793. Gió đông: Tiếp ý chữ nhị đào ở trên, ý nói: Không để cho người tình chung bẻ nhị đào, giống như ngăn đón gió đông không cho đến với nhị đào vậy.
795. Trùng phùng: Gặp gỡ lần thứ hai, ý nói đến sau này lại gặp Kim Trọng.
799. Yên: Cái án, một loại bàn cổ, chân cao, bề mặt hẹp và dài.


Sàn tặng 15000 RACACoin miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top