Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Chiếc xe đạp học bổng trị giá khoảng 1 triệu đồng đã được cô bé học trò nghèo từ chối để tạo cơ hội cho một học sinh nghèo khác. Nó khác xa với việc lãnh đạo một số tỉnh "giàu" vẫn cứ xòe tay xin Chính phủ ứng cứu.
Tin tức về việc 12 tỉnh thành đồng loạt xin Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói đã dấy lên sự tranh cãi…lặp đi lặp lại mà năm nay là một câu hỏi về lòng tự trọng:Vì sao có tỉnh thật khó khăn (như Hà Giang) không xin gạo cứu đói mà nhiều tỉnh thành có điều kiện hơn lại vẫn cứ xin.
Xem qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội trên cổng thông tin điện tử của các tỉnh xin cứu đói thì quả thật không có dấu hiệu nào của sự ngặt nghèo cả.
Đành rằng không thể để một người dân nào thiếu gạo trong dịp Tết nhưng xin đồng loạt như là cả nước bị đói thì đúng là đáng suy nghĩ.
Theo thống kê của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH), đến ngày 3.1 có 12 tỉnh gửi công văn xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp giáp Tết Đinh Dậu. Gồm các địa phương: Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Đăk Nông... Tổng số gạo cần hỗ trợ là hơn 14.700 tấn.
Thôi thì trước tiên chúng ta tìm hiểu thử thái độ của những người nghèo khi lâm vào cảnh túng quẫn xem có khác gì chính quyền khi gặp “khó khăn” hay không?
Cụ Lang Văn Tần (83 tuổi), sống đơn thân ở xã miền núi Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Căn nhà, mà phải gọi là căn lều của cụ mới đúng vì nó được làm bằng tre nứa với bức vách thủng lỗ chỗ, không có gì đáng giá ngoài cái giường và chăn gối cũ kỹ. Do hoàn cảnh đặc biệt của cụ nên năm nào xóm cũng đưa tên cụ vào danh sách xét duyệt hộ nghèo. Năm nay cũng không ngoại lệ.
Thế nhưng khi tiểu ban xét duyệt hộ nghèo của xóm chưa kịp bình xét để gửi danh sách lên xã thì đã nhận được đơn xin ra khỏi hộ nghèo của cụ Tần. Cái lý do mà cụ đưa ra là không muốn kìm hãm sự phát triển của xã hội và để làm gương cho thế hệ con cháu sau này. “Bản thân tôi xét thấy cứ trông chờ ỷ lại vào chính sách là không thể được” - cụ nói.
Báo Dân Việt có bài về chuyện cô học sinh nghèo nhường món quà của Phó Thủ tướng cho những người bạn khó khăn hơn, một bài học dung dị mà đắt giá về lòng tự trọng xứng đáng cho lãnh đạo các tỉnh, thành quen thói ỷ lại sự chi viện của Chính phủ học tập.
Cụ thể, trong buổi lễ khai giảng vào tháng 9.2016 năm học 2016-2017, cô học trò Trần Thị Thanh Tuyền ở lớp 10A1, trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Thị Một, Cần Giuộc (Long An) đã từ chối món quà là chiếc xe đạp của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao tặng. Chiếc xe đạp ấy là 1/60 chiếc xe đạp học bổng dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Lý do từ chối rất đơn giản: "Con đã có xe đạp. Năm lớp 8, con cố gắng vượt khó học tốt nên ông Sáu (tức Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình) lúc ấy đã cho con rồi. Nên con muốn nhường cho bạn khác" - Tuyền nói.
Chiếc xe đạp học bổng trị giá khoảng 1 triệu đồng đã được cô bé học trò nghèo từ chối để tạo cơ hội cho một học sinh nghèo khác. Nó khác xa với việc lãnh đạo tỉnh từ chối quyền bảo trợ cho người dân trong tỉnh mà cứ xòe tay xin Chính phủ ứng cứu.
Tôi nhớ khi Bình Dương vừa tách ra khỏi tỉnh Sông Bé (Bình Dương và Bình Phước) rất khó khăn, nhưng tinh thần khởi nghiệp cho một tỉnh Bình Dương non trẻ thì thật đáng nể.
Ông Hồ Minh Phương, lúc đó là Chủ tịch tỉnh Bình Dương (ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước lúc đó là Bí thư tỉnh ủy) nói với tôi và các nhà báo rằng: Bằng mọi cách phải đưa Bình Dương thoát nghèo, không thể năm nào cũng xòe tay xin trung ương hỗ trợ được, mình làm lãnh đạo phải biết xấu hổ, cũng như làm chủ gia đình mà nuôi không nổi con cái phải vác thau đi xin gạo thì nhục lắm. Đã có những đơn vị, những người làm ăn được như Becamex, Minh Long, Thanh Lễ…nhưng không thể co cụm vài doanh nghiệp mà phải là vài trăm vài ngàn và hơn thế nữa.
Và quả thực, Bình Dương không có tài nguyên, không có nguồn nhân lực tốt…nhưng nhờ sự cầu thị, Bình Dương đã tiến lên.
Mà đúng vậy với chủ trương “trải thảm đỏ mời nhà đầu tư” và tinh thần tự lập quyết liệt, chỉ mấy năm sau Bình Dương đã thoát nghèo và tham gia Câu lạc bộ những tỉnh thành thu ngàn tỉ, hiện nay Bình Dương là một địa phương ổn định về kinh tế xã hội với sự lãnh đạo của những người trẻ kế nhiệm và tiếp tục tinh thần tự lực vươn lên của những người tiền nhiệm.
Tôi biết rất nhiều tỉnh, thành cũng đã vượt lên nhiều khó khăn góp phần cũng cả nước phát triển như Bình Dương.
Nhưng nhìn vào danh sách 12 tỉnh xin gạo cứu đói thì quả là đáng lo ngại, thậm chí đáng buồn.
Đáng lo ngại là khi 12 tỉnh này, “đứt bữa” thật sự nên phải xin Chính phủ chi viện gạo, nhưng như đã nói trên khả năng này thấp vì trong các bản báo cáo chỉ tiêu kinh tế có liên quan đều thể hiện rất “đẹp”.
Đáng lo ngại hơn là có tỉnh có thể tự trang trải được nhưng vì hằn sâu tâm lý và cơ chế xin cho nên “đến hẹn cứ xin”.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment