Hiệu trưởng không còn là công chức, càng dễ thanh lọc, sa thải - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

- Hiệu trưởng là viên chức quản lý nếu không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín, không gương mẫu có thể bị sa thải, đó là thay đổi tích cực.
(Cái này chỉ là chém gió lúc trà dư tử hâu, thực tế thì hiệu trưởng là một nghề chuyên thớ lợ nịnh nọt bơm tiền cho cấp trên nên ai sa thải họ!!!)




Trong dự thảo Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến thì hiệu trưởng ở các trường phổ thông công lập không còn là công chức mà chuyển về ngạch viên chức quản lý.

Dự kiến, từ 1/1/2020 hiệu trưởng các trường đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức mà là viên chức quản lý, sẽ được hưởng các chế độ của viên chức.

Trước thay đổi này, vấn đề được dư luận đặt ra hiệu trưởng là viên chức quản lý có giúp môi trường giáo dục phát triển tích cực, tiếng nói của giáo viên được coi trọng hơn hay không, bởi thực tế thời gian qua không ít hiệu trưởng là công chức đã lộng quyền, “làm vua một cõi”?  

Một vấn đề nữa, với quy định mới này hiệu trưởng không là công chức, là viên chức quản lý có tạo động lực, khích lệ, động viên người đứng đầu nhà trường trước yêu cầu phải làm việc tốt hơn bây giờ để không bị sa thải?
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Hữu Trác, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) cho rằng: “Hiệu trưởng là công chức hay viên chức có chăng  chỉ thay đổi một chút về chính sách hưởng lương, quyền lợi.
Công chức hay viên chức, hiệu trưởng vẫn là người đứng đầu nhà trường, do đó anh phải chịu trách nhiệm về vai trò, công việc của mình cho thật tốt.

Anh là công chức mà làm không được việc, mất uy tín với giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh thì cũng không nên làm hiệu trưởng”.

Thầy Nguyễn Hữu Trác đồng tình việc đưa hiệu trưởng về ngạch viên chức quản lý như các thầy cô khác trong trường là hợp lý và đảm bảo đảm bảo tính công bằng. 

Việc trả lương theo vị trí việc làm là điều tích cực.

Hiện, duy chỉ có hiệu trưởng làm công chức, còn hiệu phó và các giáo viên, cán bộ nhân viên khác là viên chức, ít nhiều cho thấy sự thiếu đồng nhất. Đưa về cùng ngạch viên chức sẽ đảm bảo công bằng, bình đẳng hơn từ chế độ, lương thưởng đến vị trí công việc.

“Hôm nay anh có thể là viên chức quản lý, là hiệu trưởng nhưng hôm sau anh có thể là viên chức bình thường. Đó là chuyện hết sức bình thường nếu ở vị trí viên chức quản lý anh không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín thì để người khác có năng lực đảm nhiệm thay.

Hiệu trưởng là viên chức quản lý, anh sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để chứng minh anh xứng đáng làm hiệu trưởng. Nói như vậy không có nghĩa hiệu trưởng là công chức sẽ ít cố gắng so với hiệu trưởng là viên chức quản lý.

Nhưng ít nhiều thúc đẩy anh phải làm tốt hơn, bởi anh cũng như các viên chức khác làm tốt thì được mọi người ủng hộ, đề bạt, còn ngược lại anh làm không tốt thì tự thấy xấu hổ, mọi người cũng không tín nhiệm nữa.

Trường có phát triển mạnh về mọi mặt hay không ở tâm và tầm của người đứng đầu nhà trường ”, thầy Nguyễn Hữu Trác nói.

Theo thầy Nguyễn Hữu Trác, thực tế, cũng có trường hợp hiệu trưởng mất uy tín, không làm gương, giáo viên, cán bộ nhân viên không phục cả về tâm và tài.

Có hiệu trưởng nhầm tưởng rằng là công chức sẽ giúp anh làm hiệu trưởng mãi nên họ làm bậy, làm bạ làm ảnh hưởng đến úy tín của người thầy, của nghề giáo.  

Việc đưa hiệu trưởng về ngạch viên chức quản lý sẽ thay đổi nhận thức cũ lâu nay đã là công chức dù làm được việc hay không như nhau.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Lan, vừa nghỉ hưu được 3 tháng, nguyên Hiệu trưởng Trường mầm non Chiềng Lương 2 (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho rằng: “Hiệu trưởng không còn là công chức mà là viên chức quản lý điều đầu tiên có sự thay đổi là về chế độ lương, chính sách đi cùng.

Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý một số người khi đang là công chức chuyển sang viên chức.

Vì sao ảnh hưởng, vì từ trước đến nay người ta vẫn nghĩ là công chức sẽ ổn định và không sợ bị đuổi việc. Còn chuyển sang viên chức tức là anh làm được việc thì được giữ, còn không làm được việc, liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Đã ở cương vị hiệu trưởng dù là công chức hay viên chức anh phải làm việc hết mình, tận tụy với công việc và quan trọng được đồng nghiệp, giáo viên trong trường phục”.
Trước câu hỏi của phóng viên có ý kiến cho rằng, hiệu trưởng còn là công chức sẽ không khác gì “ông vua con”, giáo viên, cán bộ nhân viên có bức xúc cũng không dám lên tiếng, bởi vậy việc chuyển hiệu trưởng về ngạch viên chức sẽ giúp môi trường giáo dục dân chủ và bình đẳng hơn, tránh lộng quyền?
Với thâm nhiên nhiều năm làm hiệu trưởng ở nhiều trường khác nhau trên địa bạn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Cô Nguyễn Thị Lan cho rằng: “Đó chỉ là một số trường hợp con sâu làm rầu nồi canh. Hiệu trưởng là công chức hay viên chức anh phải có năng lực lãnh đạo, quản lý.

Năng lực này thể hiện qua cách làm việc hiệu quả, khoa học, làm việc có kế hoạch, phân công công việc một cách công tâm đúng người đúng việc…

Quan trọng nữa là hiệu trưởng phải gương mẫu, sống và làm việc làm sao để đồng nghiệp, giáo viên, nhân viên kính nể, coi trọng


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top