Ôi tổ quốc nếu cần ta chết ... - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Ai đời biển của ta, trời của ta, vùng đặc quyền kinh tế của ta, thế mà tàu hải cảnh và tàu chiến họ cứ chèn ép, ngăn cản, đâm lao tàu ta không thương tiếc, máy bay của họ thì lượn lờ, gầm rú trên đầu ta, giống hệt như những con quạ đang điên cuồng gầm rú trong cơn đói khát.


Suốt một tuần "nằm vùng" trên CSB 4033 và CSB 4032 - hai con tàu chủ công của ta trong đợt cản phá, đấu tranh với tàu địch, tận mắt chứng kiến cái hiện thực phi lý, phi nhân này, một câu hỏi lớn cứ vang lên rồi trở đi trở lại trong đầu óc tôi: Tại sao cái nơi được cho là khởi phát của những đạo lý và những hình tượng về người quân tử lại có những hành động rất không quân tử như thế này?


Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

Hãy cứ đo bể ta bằng luật điều quốc tế
Trời xanh ta xanh bao nhiêu hải lý
Nhưng chớ đo lòng căm giận chúng ta

Máu hơn ba chục năm trời ta đã đổ ra

Sao chiến thắng -Chế Lan Viên (11-8-1964)


.....
Hỡi những tấm lòng lạnh tanh máu cá
Những nhiệt tình xuống quá độ âm!
Có nghe tiếng ngư lôi và cao xạ?
Giặc đánh ta thì ta đánh trả
Giữ hoà bình phải đâu bằng mọi giá
Giá hoà bình là quật ngã bọn xâm lăng.

.....
Giết quân thù không cần phải phân vân
Hỡi những con thỏ hoà bình đang tìm nơi gặm cỏ
Súng ta nổ cũng là vì ngươi nữa
Nhờ súng này mà ngươi được yên thân.

Đêm nay sao chín vàng như thóc giống
Phải đêm nay trời cũng được mùa?
Trời sao cao như là chiến trận
Sao sáng ngời vũ khí lòng ta

......

Ôi tổ quốc nếu cần ta chết ...

Hữu Bằng - Cảnh sát toàn cầu

Suốt một tuần "nằm vùng" trên CSB 4033 và CSB 4032 - hai con tàu chủ công của ta trong đợt cản phá, đấu tranh với tàu địch, tận mắt chứng kiến cái hiện thực phi lý, phi nhân này, một câu hỏi lớn cứ vang lên rồi trở đi trở lại trong đầu óc tôi: Tại sao cái nơi được cho là khởi phát của những đạo lý và những hình tượng về người quân tử lại có những hành động rất không quân tử như thế này?



"Báo động", "chuẩn bị đối phó", "sẵn sàng đối phó" - những mệnh lệnh đi cùng những hồi chuông réo vang không ngừng ấy là những tín hiệu âm thanh mà tôi có thể nghe ít nhất 2 lần/ngày trong suốt quá trình sát cánh cùng các con tàu Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chấp pháp chính nghĩa tại Hoàng Sa những ngày này. Những tín hiệu âm thanh ấy dĩ nhiên rất xa lạ với một kẻ vốn chỉ sống trong phố thị bình yên như tôi. Vậy nên nói thế nào nhỉ, lần đầu tiên chạm vào những âm thanh - những mệnh lệnh ấy, tôi thấy người mình nóng lên rần rật.

1."Lên phòng hội ý nhanh các anh ơi, phát hiện một tàu Trung Quốc bám sát ta rồi" - cùng với tiếng còi báo động, một chiến sĩ của tàu CSB 4033 lao nhanh vào phòng chúng tôi rồi nói nhanh như vậy. Nói rất nhanh, rất gọn gàng rồi lại chạy đi thực hiện công việc của mình. Thực tình đấy là lúc mà tôi rất mệt và đang rất... buồn nôn.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động rất ngang ngược trên vùng biển Việt Nam.

Bạn cứ tưởng tượng nhé: 8h30 sáng 12/5, từ Hà Nội tôi nhận được quyết định lên đường thì 17h hôm ấy đã phải có mặt tại Đà Nẵng và khoảng 0h đã phải nhanh chóng lên tàu ra biển. Đã đi biển nhiều lần nhưng chưa lần nào tôi lại đi trên một con tàu nhỏ, mà lại chạy nhanh, chạy với tốc độ khẩn trương như lần này. Đã thế, đấy lại là những ngày sóng biển rất to, khiến con tàu cứ nhào lên nhào xuống, chòng chành bên trái, chòng chaành bên phải. Ai cũng biết, tháng 5 không phải mùa biển động, nhưng biển vẫn động và sóng gió vẫn to. Có phải biển đang phẫn nộ với những kẻ nào đó đã bất chấp tình người, bất chấp luân lý để hành động một cách ngông cuồng?

Vì nhanh, vì gấp, vì sóng, vì gió, tóm lại là vì tất cả những thứ mà trước đó tôi chưa hình dung hết nên khi chiến sĩ trên tàu 4033 thông báo "lên phòng hội ý nhanh" thì tôi vẫn đang trong trạng thái nửa mơ nửa tỉnh, nửa nôn nao, cồn cào vì...say sóng. Nhưng nôn nao thì mặc nôn nao, say sóng thì mặc say sóng, cái lệnh báo động khẩn cấp lần đầu tiên nghe được trong đời vẫn khiến người tôi nóng lên rần rật. Và như một chiếc lò xo, tôi bật dậy, vớ nhanh cây bút và cuốn sổ tác nghiệp để cố chạy vào vị trí cho phép của mình...


Ngày thứ nhất, ngày thứ hai, rồi ngày thứ ba, ngày thứ tư..., khi lệnh báo động và những cuộc di chuyển khẩn cấp trở nên quen thuộc hơn thì độ nóng trong tôi cũng giảm dần hơn. Tuy nhiên, giảm cái nóng này thì lại bừng sôi những cái nóng khác: nóng vì tàu và máy bay Trung Quốc hành động ngang ngược quá.

2. Ai đời biển của ta, trời của ta, vùng đặc quyền kinh tế của ta, thế mà tàu hải cảnh và tàu chiến họ cứ chèn ép, ngăn cản, đâm lao tàu ta không thương tiếc, máy bay của họ thì lượn lờ, gầm rú trên đầu ta, giống hệt như những con quạ đang điên cuồng gầm rú trong cơn đói khát.
Suốt một tuần "nằm vùng" trên CSB 4033 và CSB 4032 - hai con tàu chủ công của ta trong đợt cản phá, đấu tranh với tàu địch, tận mắt chứng kiến cái hiện thực phi lý, phi nhân này, một câu hỏi lớn cứ vang lên rồi trở đi trở lại trong đầu óc tôi: Tại sao cái nơi được cho là khởi phát của những đạo lý và những hình tượng về người quân tử lại có những hành động rất không quân tử như thế này?

Mà cũng chẳng riêng gì tôi. Nhiều đồng bào ta trong đất liền, nhiều cán bộ chiến sĩ ta trên biển  hẳn nhiên cũng nghĩ, cũng bực, cũng sôi lên với câu hỏi ấy. Nhưng có điều rất đáng phục là các cán bộ, chiến sĩ trên các con tàu CSB mà tôi góp mặt luôn giữ được một trái tim nóng và một cái đầu lạnh, để từ đó luôn có thể giải quyết tình huống một cách hợp lý, thông minh nhất. Như buổi chiều ngày 14 tháng 5 chẳng hạn, khi các con tàu CSB của ta do tàu 4032 dẫn đầu kiên quyết tiến vào vùng đặt giàn khoan Hải Dương 981 phi pháp của Trung Quốc thì hàng loạt con tàu Trung Quốc đã hung hăng chèn ép từ nhiều phía.

Đối phương càng hung hăng thì ta càng kiên quyết, thế nên khi cách cái giàn khoan phi pháp này chừng 5,5 hải lý thì chiếc loa trên tàu 4033 đã đanh thép cất lên tiếng nói chủ quyền của ta, đề nghị phía Trung Quốc phải chấm dứt ngay những hoạt động ngang ngược của mình. Khi đó, một con tàu Trung Quốc vụt hẳn lên, điên cuồng lao vào ta, và khi thấy mọi thứ có nguy cơ vượt tầm kiểm soát thì các chiến sĩ trên tàu 4032 đã khôn khéo tránh va chạm bằng cách rẽ lái, mở hết tốc lực thoát khỏi sự đeo bám đầy manh động của đối phương. Từ 4032, những đợt khói đen kịt, đen đến mịt mùng, đen đến nhức nhối, đen đến tột bậc sục sôi, tột bậc phẫn nộ cứ thế cuồn cuộn nhả lại phía sau...

Trong những giờ phút đối đầu cân não với tàu Trung Quốc, thuyền trưởng và các chiến sĩ trên các con tàu Cảnh sát biển của ta luôn phải căng lên với từng quan sát, từng suy nghĩ, từng chỉ lệnh - tất nhiên rồi. Nhưng sau những giờ phút ấy thì họ lại trở về với hình ảnh của những anh chàng vui vẻ, cởi mở đến bất ngờ. Họ kể tôi nghe về cuộc sống và những hoàn cảnh sống rất đặc biệt của những người đi biển quanh năm, chẳng hạn như câu chuyện của anh chàng tên Dũng của tàu 4033 - người cho đến lúc này đã 3 lần... cưới hụt, vì sau nhiều suy tính thì rốt cuộc những "cô dâu hụt" đều không chấp nhận làm vợ của những người suốt ngày lênh đênh.

Dũng bảo: "Mình lại sắp cưới đây. Chẳng biết cô dâu lần thứ 4 có khác với 3 lần trước hay không?". Nhưng Dũng chia sẻ, chứ không than vãn, tâm sự chứ không kêu ca, vì Dũng bảo: "Nghề nào cũng có cái giá của nó. Và nếu đã yêu nghề thì người ta phải vượt qua tất cả". Nói rồi Dũng lại mỉm cười trước khi hẹn tôi: "Tối nay cùng ra boong tàu, soi đèn nhìn mực, nhìn cá san sát dưới thân tàu nhé. Cảnh ấy trên đất liền các anh đố bao giờ có được?".

Kém Dũng vài tuổi là anh chàng Nguyễn Xuân Hưng mà anh em trên tàu hay chọc là Hưng "hói" cũng có một cuộc sống riêng không mấy thuận lợi. Vợ Hưng vốn khó sinh, lại từng bị sảy thai nên đợt này, khi vợ đang mang thai tháng thứ 8, Hưng quyết định viết đơn xin nghỉ phép chăm sóc vợ. Thế nhưng cái thời điểm Hưng chuẩn bị viết đơn lại là thời điểm 4033 nhận lệnh lên đường gấp, và thế là Hưng lại lên tàu, lại có mặt trên sóng nước. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn trong khoang máy, Hưng còn là một đầu bếp rất có nghề.

Nhìn những đĩa thức ăn Hưng bày biện tôi đều thấy rất tuyệt, nhưng tuyệt nhất có lẽ phải là cảnh Hưng... làm thịt con gà. Trời đất ạ, ở một nơi chốn mà đến con người cũng lao đao vì say sóng thì con gà dưới tay Hưng cũng đang.... lảo đà lảo đảo vì... say sóng. Biết tôi là "cái anh bình luận viên bóng đá trên truyền hình", Hưng hay ghẹo: "Ăn món em nấu, trở lại đất liền bác sĩ bình "loạn" hay hơn!".

3.Gần 5 ngày, gần 100 giờ trên biển tôi đã được sống, được đối diện với những con người như thế đấy! Những con người rất kiên cường, mưu trí khi phải đối đầu với những đối phương hung hăng ngạo ngược, nhưng cũng là những con người rất bình dị, đáng yêu trong những sinh hoạt thường ngày.

Bây giờ, khi đang ngồi ở một quán cafe trong lòng Hà Nội để viết những dòng này, tôi bỗng thấy nhớ Hưng, nhớ con tàu của Hưng - con tàu của tổ quốc tôi nhiều quá! Con tàu ấy, và những người hùng bình dị trên con tàu ấy (phải rồi, cái cảm giác về những người hùng bình dị, chứ không phải những người hùng tráng lệ như trên phim ảnh là rõ lắm)  - tất cả chính là một minh chứng rõ nét cho cái tuyên ngôn mà một nhà thơ của đất nước tôi đã đại diện cho đồng bào tôi, viết nên bằng máu của mình:

Ôi tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông...


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top