Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Theo ĐB Tô Văn Tám, có tình trạng khi cán bộ trẻ được quy hoạch hoặc bổ nhiệm thì dư luận rất quan tâm và hay đặt câu hỏi “đồng chí này là con đồng chí nào”.
Thảo luận về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức hôm nay, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, quy định liên quan đến tuyển dụng trong dự thảo gần như không có gì mới, không giải quyết được những vướng mắc hiện nay.
Theo ông, trước hết, phải thay đổi việc sử dụng cán bộ, công chức, người sử dụng cán bộ, công chức mới là người tuyển dụng.
Tham khảo quy định của nước ngoài, ông Cương chia sẻ, việc tuyển dụng rất đơn giản, họ đăng báo để tuyển người vào một vị trí nào đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ thì gọi đến phỏng vấn và tiếp nhận vào làm việc.
Trong quá trình làm việc, người ta đánh giá rất rõ việc anh có thực hiện được nhiệm vụ đó không và cũng có thể ngay ngày mai cán bộ, công chức đó phải nghỉ việc vì không thực hiện được nhiệm vụ như vị trí đã tuyển dụng.
“Còn ở nước ta việc tuyển dụng rất hoành tráng, tổ chức một kỳ thi, camera lắp khắp nơi, an ninh canh gác vòng trong vòng ngoài, ngân hàng đề thi cũng bảo vệ rất nghiêm ngặt. Nghe có vẻ rất nghiêm túc nhưng tiêu cực vẫn hoàn toàn tiêu cực. Tất cả các khâu có thể làm rất nghiêm nhưng chỉ một khâu là chấm thi có thể làm sai lệch tất cả”, ông Cương nói.
Theo ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), công chức có ngạch chức vụ, chức danh; công chức, biên chế vẫn được hưởng lương nhà nước. “Như vậy, họ có quyền tự hào, có động lực và phải nói thật ai cũng muốn trở thành công chức”.
Ông nhận định, công chức phải là những người có trách nhiệm, có đạo đức và tài giỏi. Tuy nhiên, bây giờ khó có thể tuyển dụng được người giỏi, người tài vì họ thường có cá tính, rất nhiều nơi mời chào.
Vì vậy, ĐB cho rằng cần phải cân nhắc, nhiều khi quá chặt chẽ thì sẽ khó.
Ông Trí cũng chỉ ra việc chế độ, quyền lợi cho công chức ở Việt Nam ngày càng ít ưu việt.
“Lương, thu nhập, thưởng… đã chắc gì công chức nhà nước bây giờ cao hơn các tập đoàn ở ngoài…Những vấn đề đó nếu chúng ta không chú ý đến thì sự hấp dẫn để trở thành công chức nhà nước dần dần không còn nữa”, ĐB Hà Nội lưu ý.
Con cán bộ hay con dân có cơ hội thăng tiến như nhau
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu thực tế thường xảy ra tình trạng khi cán bộ trẻ được quy hoạch hoặc bổ nhiệm thì dư luận rất quan tâm và hay đặt câu hỏi “đồng chí này là con đồng chí nào”, nếu đó là con cán bộ, công chức thì lại quan tâm hơn.
Theo ông Tám, nguyên nhân chính do người dân, cử tri thiếu thông tin, vì thiếu thông tin nên họ đặt câu hỏi.
“Về nguyên tắc, tất cả công chức đều có cơ hội và được tạo cơ hội như nhau trong quá trình thăng tiến, kể cả đó là thành phần xuất thân từ đâu, con cán bộ hay con người dân đều có cơ hội như nhau.
Vấn đề ở đây là cần phải công khai, minh bạch trong quá trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ”, ĐB nêu.
Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị nên đưa cơ chế công khai, minh bạch và cạnh tranh, thi tuyển cạnh tranh vào.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) thì đặt vấn đề, các quy định trong dự thảo luật đã đủ để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao cho chưa, đồng thời có đủ sức để răn đe, kỷ luật các cán bộ, công chức, viên chức sai phạm hay không.
“Chúng ta phải tạo ra một vườn ươm trồng cây cho đất nước, chứ không phải chúng ta bằng lòng tạo ra một đội ngũ toàn cỏ rác rồi đưa vào lò”, ông Nhưỡng nói.
Hương Quỳnh - Thu Hằng - Trần Thường
Thảo luận về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức hôm nay, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, quy định liên quan đến tuyển dụng trong dự thảo gần như không có gì mới, không giải quyết được những vướng mắc hiện nay.
Theo ông, trước hết, phải thay đổi việc sử dụng cán bộ, công chức, người sử dụng cán bộ, công chức mới là người tuyển dụng.
Tham khảo quy định của nước ngoài, ông Cương chia sẻ, việc tuyển dụng rất đơn giản, họ đăng báo để tuyển người vào một vị trí nào đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ thì gọi đến phỏng vấn và tiếp nhận vào làm việc.
Trong quá trình làm việc, người ta đánh giá rất rõ việc anh có thực hiện được nhiệm vụ đó không và cũng có thể ngay ngày mai cán bộ, công chức đó phải nghỉ việc vì không thực hiện được nhiệm vụ như vị trí đã tuyển dụng.
“Còn ở nước ta việc tuyển dụng rất hoành tráng, tổ chức một kỳ thi, camera lắp khắp nơi, an ninh canh gác vòng trong vòng ngoài, ngân hàng đề thi cũng bảo vệ rất nghiêm ngặt. Nghe có vẻ rất nghiêm túc nhưng tiêu cực vẫn hoàn toàn tiêu cực. Tất cả các khâu có thể làm rất nghiêm nhưng chỉ một khâu là chấm thi có thể làm sai lệch tất cả”, ông Cương nói.
Theo ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), công chức có ngạch chức vụ, chức danh; công chức, biên chế vẫn được hưởng lương nhà nước. “Như vậy, họ có quyền tự hào, có động lực và phải nói thật ai cũng muốn trở thành công chức”.
Ông nhận định, công chức phải là những người có trách nhiệm, có đạo đức và tài giỏi. Tuy nhiên, bây giờ khó có thể tuyển dụng được người giỏi, người tài vì họ thường có cá tính, rất nhiều nơi mời chào.
Vì vậy, ĐB cho rằng cần phải cân nhắc, nhiều khi quá chặt chẽ thì sẽ khó.
Ông Trí cũng chỉ ra việc chế độ, quyền lợi cho công chức ở Việt Nam ngày càng ít ưu việt.
“Lương, thu nhập, thưởng… đã chắc gì công chức nhà nước bây giờ cao hơn các tập đoàn ở ngoài…Những vấn đề đó nếu chúng ta không chú ý đến thì sự hấp dẫn để trở thành công chức nhà nước dần dần không còn nữa”, ĐB Hà Nội lưu ý.
Con cán bộ hay con dân có cơ hội thăng tiến như nhau
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu thực tế thường xảy ra tình trạng khi cán bộ trẻ được quy hoạch hoặc bổ nhiệm thì dư luận rất quan tâm và hay đặt câu hỏi “đồng chí này là con đồng chí nào”, nếu đó là con cán bộ, công chức thì lại quan tâm hơn.
Theo ông Tám, nguyên nhân chính do người dân, cử tri thiếu thông tin, vì thiếu thông tin nên họ đặt câu hỏi.
“Về nguyên tắc, tất cả công chức đều có cơ hội và được tạo cơ hội như nhau trong quá trình thăng tiến, kể cả đó là thành phần xuất thân từ đâu, con cán bộ hay con người dân đều có cơ hội như nhau.
Vấn đề ở đây là cần phải công khai, minh bạch trong quá trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ”, ĐB nêu.
Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị nên đưa cơ chế công khai, minh bạch và cạnh tranh, thi tuyển cạnh tranh vào.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) thì đặt vấn đề, các quy định trong dự thảo luật đã đủ để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao cho chưa, đồng thời có đủ sức để răn đe, kỷ luật các cán bộ, công chức, viên chức sai phạm hay không.
“Chúng ta phải tạo ra một vườn ươm trồng cây cho đất nước, chứ không phải chúng ta bằng lòng tạo ra một đội ngũ toàn cỏ rác rồi đưa vào lò”, ông Nhưỡng nói.
Hương Quỳnh - Thu Hằng - Trần Thường
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment