Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Câu chuyện một cô gái làm nghề gội đầu ở tỉnh Đắk Lắk làm tới chức trưởng phòng ở Tỉnh ủy tỉnh này tuần qua làm nhiều người nhớ lại vụ một "chân dài" khác ở Thanh Hóa trước đây cũng được "nâng đỡ không trong sáng" lên chức trưởng phòng dù học vấn khá thấp. Ai đó đã lấy chức vụ trong bộ máy để "chiêu đãi" các cô gái này?
Câu chuyện nghe rất hoang đường này, hóa ra lại là một câu chuyện có thật 100%, bởi chính lãnh đạo văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác nhận với Dân trí cuối tuần qua. Một cô gái làm nghề gội đầu ở tỉnh này (tên Trần Thị Ngọc Thảo) đã mượn bằng cấp của chị gái mình là Trần Thị Ngọc Ái Sa để làm hồ sơ và được tuyển dụng vào làm việc tại một xí nghiệp, sau đó về văn phòng Tỉnh ủy, đi học rồi được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Hành chính quản trị.
Thực sự thì nghề nào cũng có ý nghĩa của nó. Nghề gội đầu cũng là nghề có ích cho xã hội, làm nghề đó cũng chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Cô trưởng phòng của Tỉnh ủy Đắk Lắk không có tội vì đã từng làm việc đó mà cô chỉ có tội là đã giả mạo giấy tờ, tài liệu để "chui" vào cơ quan công quyền. Tuy nhiên, đây cũng là một hành vi phạm tội mà nếu cơ quan chức năng làm rõ, thì cô này có thể phải bị truy tố vì Bộ luật Hình sự đã có quy định cụ thể tại Điều 341.
Tuy nhiên, giả dụ, nếu coi mức độ phạm tội của cô gái được cho là khá xinh đẹp này là một thì có lẽ, người nào đó đã đề bạt, cất nhắc cô ta phải có tội gấp nhiều lần. Và việc này, chắc chắn phải có người nào đó chịu trách nhiệm.
Trao đổi với Dân trí, một vị lãnh đạo của Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết đã thành lập đoàn kiểm tra để làm rõ quá trình bổ nhiệm, kết nạp Đảng với cô này, làm rõ ai là người giới thiệu, thẩm tra lý lịch, bổ nhiệm... để xử lý những người liên quan.
Ông Y Luyện Niê Kđăm - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng cho rằng, để xảy ra việc này là trách nhiệm chính thuộc về người giới thiệu, thẩm tra lý lịch. Nếu người này bị khai trừ Đảng buộc thôi việc thì những người giới thiệu, thẩm tra cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Như vậy, sự việc cũng đã tương đối rõ ràng, chỉ còn chờ đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy Đắk Lắk làm rõ, xem ai đã to gan đưa cả một người khai man bằng cấp vào một vị trí tương đối quan trọng trong văn phòng Tỉnh ủy. Nếu quan hệ giữa người giới thiệu, bổ nhiệm với cô gái này là "không trong sáng" thì tính chất của vụ việc càng thêm nghiêm trọng.
Còn nhớ hồi năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng đã có kết luận việc ông Ngô Văn Tuấn (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh), khi còn là giám đốc Sở Xây dựng đã bỏ qua hàng loạt quy định về tiêu chuẩn, trình độ để bổ nhiệm một cô gái có tên Trần Vũ Quỳnh Anh- được cho là một "chân dài" xinh đẹp nổi tiếng ở tỉnh này làm Phó rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản.
Như đã nói, những cô gái trên không phải không có tội. Nhưng công bằng mà nói, những người như thế trong xã hội lúc nào cũng có và họ luôn tranh thủ, tận dụng cơ hội để có một công việc tốt, có địa vị. Nhưng tội chính phải là ở những cán bộ, quan chức nào có quan hệ (có thể không trong sáng?) với những người này, bất chấp quy định, sự tôn nghiêm pháp luật, đem chức tước, vị trí trong bộ máy để “cho, biếu, tặng” một cách bừa bãi.
Với những người được tạo điều kiện thăng tiến như các cô gái nói trên, khi không có trình độ, năng lực, chắc chắn họ sẽ làm rối loạn, phá hỏng và gây mất niềm tin rất lớn của cán bộ, công chức trong chính cơ quan đó cũng như người dân. Do đó, thiết nghĩ, với các vụ việc này, xử lý những quan chức, cán bộ đưa những người như thế vào bộ máy, nếu chỉ dừng ở mức kỷ luật hành chính kiểu như cảnh cáo, thậm chí là cách chức vẫn còn là nhẹ. Cần phải buộc họ phải chịu một hình phạt nghiêm minh trước pháp luật.
Mạnh Quân
Câu chuyện nghe rất hoang đường này, hóa ra lại là một câu chuyện có thật 100%, bởi chính lãnh đạo văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác nhận với Dân trí cuối tuần qua. Một cô gái làm nghề gội đầu ở tỉnh này (tên Trần Thị Ngọc Thảo) đã mượn bằng cấp của chị gái mình là Trần Thị Ngọc Ái Sa để làm hồ sơ và được tuyển dụng vào làm việc tại một xí nghiệp, sau đó về văn phòng Tỉnh ủy, đi học rồi được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Hành chính quản trị.
Thực sự thì nghề nào cũng có ý nghĩa của nó. Nghề gội đầu cũng là nghề có ích cho xã hội, làm nghề đó cũng chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Cô trưởng phòng của Tỉnh ủy Đắk Lắk không có tội vì đã từng làm việc đó mà cô chỉ có tội là đã giả mạo giấy tờ, tài liệu để "chui" vào cơ quan công quyền. Tuy nhiên, đây cũng là một hành vi phạm tội mà nếu cơ quan chức năng làm rõ, thì cô này có thể phải bị truy tố vì Bộ luật Hình sự đã có quy định cụ thể tại Điều 341.
Tuy nhiên, giả dụ, nếu coi mức độ phạm tội của cô gái được cho là khá xinh đẹp này là một thì có lẽ, người nào đó đã đề bạt, cất nhắc cô ta phải có tội gấp nhiều lần. Và việc này, chắc chắn phải có người nào đó chịu trách nhiệm.
Trao đổi với Dân trí, một vị lãnh đạo của Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết đã thành lập đoàn kiểm tra để làm rõ quá trình bổ nhiệm, kết nạp Đảng với cô này, làm rõ ai là người giới thiệu, thẩm tra lý lịch, bổ nhiệm... để xử lý những người liên quan.
Ông Y Luyện Niê Kđăm - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng cho rằng, để xảy ra việc này là trách nhiệm chính thuộc về người giới thiệu, thẩm tra lý lịch. Nếu người này bị khai trừ Đảng buộc thôi việc thì những người giới thiệu, thẩm tra cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Như vậy, sự việc cũng đã tương đối rõ ràng, chỉ còn chờ đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy Đắk Lắk làm rõ, xem ai đã to gan đưa cả một người khai man bằng cấp vào một vị trí tương đối quan trọng trong văn phòng Tỉnh ủy. Nếu quan hệ giữa người giới thiệu, bổ nhiệm với cô gái này là "không trong sáng" thì tính chất của vụ việc càng thêm nghiêm trọng.
Còn nhớ hồi năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng đã có kết luận việc ông Ngô Văn Tuấn (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh), khi còn là giám đốc Sở Xây dựng đã bỏ qua hàng loạt quy định về tiêu chuẩn, trình độ để bổ nhiệm một cô gái có tên Trần Vũ Quỳnh Anh- được cho là một "chân dài" xinh đẹp nổi tiếng ở tỉnh này làm Phó rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản.
Như đã nói, những cô gái trên không phải không có tội. Nhưng công bằng mà nói, những người như thế trong xã hội lúc nào cũng có và họ luôn tranh thủ, tận dụng cơ hội để có một công việc tốt, có địa vị. Nhưng tội chính phải là ở những cán bộ, quan chức nào có quan hệ (có thể không trong sáng?) với những người này, bất chấp quy định, sự tôn nghiêm pháp luật, đem chức tước, vị trí trong bộ máy để “cho, biếu, tặng” một cách bừa bãi.
Với những người được tạo điều kiện thăng tiến như các cô gái nói trên, khi không có trình độ, năng lực, chắc chắn họ sẽ làm rối loạn, phá hỏng và gây mất niềm tin rất lớn của cán bộ, công chức trong chính cơ quan đó cũng như người dân. Do đó, thiết nghĩ, với các vụ việc này, xử lý những quan chức, cán bộ đưa những người như thế vào bộ máy, nếu chỉ dừng ở mức kỷ luật hành chính kiểu như cảnh cáo, thậm chí là cách chức vẫn còn là nhẹ. Cần phải buộc họ phải chịu một hình phạt nghiêm minh trước pháp luật.
Mạnh Quân
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment