"Nâng đỡ không trong sáng" đều có bàn tay đạo diễn của người đứng đầu đơn vị - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

"Tôi đi thực tế thấy thực trạng này. Quá đau đớn. Vấn đề phải xử nghiêm kẻ chủ mưu, đồng phạm trong các vụ nâng đỡ không trong sáng. Hiện nay đổ lỗi cho tập thể nhưng thực ra là bàn tay đạo diễn của người đứng đầu”, ĐBQH Lê Thanh Vân nói.



Quy định còn kẽ hở

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội sáng nay về công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ hiện nay, Đại biểu Lê Thanh Vân cho biết, công tác cán bộ nói chung và việc thi tuyển, sử dụng, đào tạo, bổ nhiệm công chức, viên chức nói riêng đã có văn bản của Đảng, của Nhà nước được cụ thể hóa tại Luật cán bộ công chức.

Nhưng việc quy định chặt chẽ trình tự thủ tục để tiến hành tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ có khâu còn nhiều kẽ hở. Kẽ hở đó tạo cơ hội cho những kẻ không đủ tiêu chuẩn lọt lưới vào bộ máy, rồi người có thẩm quyền lợi dụng kẽ hở đó để hợp thức hóa việc đưa người thân, người nhà, thân hữu của mình, chính là "tứ ệ" (hậu duệ, quan hệ, đồ đệ, ngoại tệ) vào bộ máy.

“Vấn đề là giờ phải phát hiện ra kẽ hở đó để rào chắn lại, cho hết đường lợi dụng.

Bên cạnh đó phải có chế tài xứng đáng, thật nghiêm khắc để trừng trị, làm gương cho những người có ý định lạm dụng kẽ hở của pháp luật để đưa tứ ệ vào bộ máy lãnh đạo.

Theo đó, phải quy định thật minh bạch, cụ thể việc thi tuyển. Ở đó các chức vụ như trưởng cơ quan của hệ thống điều hành phải tinh thông về luật pháp mới vận hành bộ máy được, nghĩa là phải thi tuyển”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Ngoài ra, đại biểu Lê Thanh Vân cũng đề nghị người thẩm định, xác minh hồ sơ, đề xuất, tiến cử  cán bộ cũng phải chịu trách nhiệm một phần. Người bổ nhiệm chịu trách nhiệm toàn bộ nhân sự do mình bổ nhiệm.

“Những người tham gia vào quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ lạm dụng ở khâu nào thì tùy theo mức độ lỗi mà có chế tài xử lý thích hợp. Nếu lỗi đó chỉ là lỗi do vi phạm hành chính thì xử lý hành chính bằng các hình thức kỷ luật như giáng cấp, buộc thôi việc, cách chức.

Nặng hơn đủ cấu thành hình sự thì xử bằng luật hình sự. Phải xử nghiêm mới đủ sức răn đe”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Khẳng định quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức “cơ bản tốt”, tuy nhiên đại biểu Lưu Thanh Vân cho rằng “quan trọng là kẻ lạm dụng quyền lực thì có muôn phương vạn kế để dối trá, luồn lách các quy định để hợp thức hóa theo ý muốn của mình”.

Ông lấy dẫn chứng, pháp luật trao cho cấp tỉnh được ban hành tiêu chí tuyển chọn cán bộ. Vị bí thư tỉnh ủy có con cháu có bằng tại chức, nhưng quy định phải có bằng chính quy mới tuyển, thì ông ấy điều khiển cơ quan tổ chức thi tuyển trình Thường vụ tỉnh ủy sửa đổi là do nguồn cán bộ không đủ nên chọn cán bộ ở tiêu chuẩn vừa phải thôi, chấp nhận bằng tại chức. Tuyển được con cháu ông ấy rồi thì lại sửa quy định về như cũ.

“Như thế là lạm dụng nhưng lại có vẻ rất đúng quy định, nghĩa là hợp thức hóa quy trình. Đây là thực tiễn mà văn bản của cơ quan Trung ương khi ban hành phải lường đến, chính sách phải nhất quán chứ không thể để cho anh tùy nghi sửa đổi theo ý muốn của mình”, ĐB Vân bày tỏ.

Hoặc cũng xảy ra tình huống Bí thư cho phe cánh của mình ngồi kèm chặt trong hội nghị, buộc người khác bỏ phiếu theo ý muốn của mình, cái này chỉ là chỉ đạo miệng nên không có bằng chứng, rất khó xác định.

“Tôi đi thực tế thấy thực trạng này. Quá đau đớn. Vấn đề phải xử nghiêm kẻ chủ mưu, đồng phạm trong các vụ nâng đỡ không trong sáng. Hiện nay đổ lỗi cho tập thể nhưng thực ra là bàn tay đạo diễn của người đứng đầu”, ông Vân nhấn mạnh.

Nữ trưởng phòng dùng bằng giả ở Đăk Lăk: Quy trình sai hay do cán bộ bao che?

Soi chiếu vào trường hợp cụ thể ở Đăk Lăk, chỉ một nhân viên chưa tốt nghiệp cấp 3, dùng bằng của người khác thăng tiến qua nhiều vị trí, qua rất nhiều khâu, đại biểu Lê Thanh Vân đặt câu hỏi: Vấn đề nằm ở quy trình hay do cán bộ bao che, tạo điều kiện nâng đỡ?

“Chưa hẳn quy trình sai mà là sự lạm dụng của những người có thẩm quyền, khác gì đưa hàng giả vào chuỗi lưu thông, hàng giả ở đây là nhân sự giả, không đáp ứng yêu cầu của cán bộ”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Chỉ ra nguyên nhân, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, do chúng ta quy định cán bộ định tính bằng bằng cấp, nên để hợp thức hóa tiêu chuẩn định tính đó thì người ta sẽ đi mua bằng.

“Trường hợp ở Đăk Lăk lấy bằng của chị là do quy định dựa vào định tính chứ không dựa vào định lượng. Nếu tổ chức thi tuyển minh bạch thì bằng đó có thể bằng thật, nhưng học chưa chắc là thật. Quá trình học có thể mua điểm. Ở đây, có sự lạm dụng hợp thức hóa tiêu chuẩn bằng cấp nên lọt lưới từ khi có bằng đi mượn, cơ quan xác minh, thẩm tra của cơ quan tổ chức không làm đến nơi đến chốn. Nhưng đến người quyết định lại cũng tin vào cơ quan tham mưu của cán bộ. Đó là giả định thứ nhất”, ông Vân bày tỏ.

Giả định thứ hai, theo đại biểu Cà Mau là người có chức quyền chỉ đạo các cơ quan dưới quyền bỏ qua chuyện man trá về bằng cấp, và lợi dụng quy định về tiêu chuẩn bằng cấp, thừa nhận cái đó và bổ nhiệm cán bộ đối với nữ trưởng phòng .

Do đó, ông Vân kiến nghị, sau vụ việc này các cơ quan chức năng nên xem xét hành vi của từng người liên quan, xác định rõ xem bắt đầu từ đâu. Cá nhân đó cố ý làm trái rồi nhưng ai tiếp tay cho họ, ai hợp thức hóa cho họ thì phải xem xét trách nhiệm của từng người.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top