Vì sao nhiều giáo viên ngao ngán các phong trào thi đua? - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

 Đôi lời: Thi đua trong giáo dục, một thứ gì đó vớ vẩn mà chắc chắn hầu như những giáo viên chân chính họ chẳng thèm đoái hoài. 

Thực tế, có những người, chức danh hiệu trưởng, giám đốc, gần như cả đời mặc định lên nhận khen hàng năm cho dù học chẳng đứng lớp, họ bị học sinh, giáo viên, nhân dân chửi rủa. Nhục và Bi hài!  

Thực tế nữa, có những đơn vị, mặc định là có 1 đội chuyên lên sân khấu nhận phần thưởng cuối năm trong nhiệm ký của 1 hiệu trưởng, giám đốc nào đó, để rồi sau khi hiệu trưởng đi (nghỉ hưu, bị kỳ luật hoặc chuyển trường), họ chẳng bao giờ họ lên lớp được 1 tiết đàng hoàng mà chỉ phá phách vì "đã có Một thời huy hoàng"! Thi đua giáo dục là vậy đó!

Bài viết dưới đây của tác giả này chỉ gọi là có bài cho vui lấy nhuận bút hoặc có có có, không phản ánh được về thi đua!

Để phong trào thi đua hướng tới chất lượng thật, tạo được sự đồng thuận, công bằng, minh bạch trong thi đua thì điều cốt lõi ngành giáo dục phải làm tốt những vấn đề sau.

Thứ nhất: trong Ban giám hiệu và Hội đồng thi đua khen thưởng của các đơn vị phải công tâm, khách quan, khi xét thi đua không chỉ căn cứ cứng nhắc vào hướng dẫn của ngành mà phải căn cứ vào thực tiễn giảng dạy và cống hiến của cá nhân, tập thể đó cho đơn vị mình.

Tất cả cá nhân, đơn vị phải được bình đẳng khi đưa ra bình bầu, tránh thiên vị, tránh người có chức, có quyền thì nghiễm nhiên được xét, được đề nghị công nhận danh hiệu thi đua, giáo viên dạy lớp bình thường thì chờ may rủi.


Bởi, ngành giáo dục đã hướng dẫn và quy định số tiết/ tuần cho mỗi đối tượng giáo viên. Đối với cán bộ quản lý, các giáo viên kiêm nhiệm công việc khác đều được quy sang số tiết dạy lớp, có tiền phụ cấp, giáo viên không kiêm nhiệm thì phải dạy bình thường.


Vì vậy, Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị không thể nêu lập luận: tôi làm nhiều, đi nhiều, trong khi giáo viên kia làm ít nên phải xét sau hoặc không được xét thi đua…


Thứ hai: khi thành lập các Hội đồng giám khảo chấm chọn giáo viên dạy giỏi, chấm sáng kiến kinh nghiệm nhất thiết phải là người có chuyên môn vững vàng.


Những giám khảo phải là những nhà giáo đã từng thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đã từng thực hiện đề tài khoa học đạt các giải cao (không nhất thiết cứ phải lãnh đạo quản lý ngồi ghế giám khảo), và dĩ nhiên người giám khảo phải là người cùng chuyên môn với người thi để chấm chọn, đánh giá một cách công tâm, minh bạch, nhìn vào chuyên môn để chấm chứ không nhìn vào tên tuổi, vị trí của người thi.

Thứ ba: thi khoa học kỹ thuật các cấp những năm qua có nhiều đề tài quá tầm của học sinh, nó ngang với những đề tài nghiên cứu của người lớn, của những người có học hàm, học vị cao và có ý kiến cho rằng đa phần các đề tài này là đều do giáo viên làm, còn học sinh chỉ đứng tên nhằm đem lại thành tích cho nhà trường.


Vì thế, sau khi được công nhận giải thì gần như nó không được ứng dụng, hoặc đưa vào ứng dụng thực tế rất ít.


Chính vì vậy, trong các cuộc thi của giáo viên và học sinh phải cương quyết loại trừ những cuộc thi chồng chéo không hữu ích. Cuộc thi phải hướng tới tính tích cực và thiết thực của ngành. Không nên môn nào cũng thi, cũng phát động dẫn đến sự quá tải cho học sinh và giáo viên.


Thứ tư: đối với giáo viên cần xác định rõ mục tiêu thi đua là để tiến bộ, cần phải nỗ lực phấn đấu bằng chính năng lực của mình, tránh nâng thành tích ảo, tránh làm mọi cách hoặc nhờ vả người khác làm đề tài khoa học thay mình để có thành tích mà chà đạp lên lương tâm và phẩm chất của người thầy.


Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Lời dạy của Bác mấy chục năm qua vẫn luôn là động lực cho bao người chân chính phấn đấu và thi đua.


Nếu chỉ vì một vài đơn vị, vài cá nhân của ngành giáo dục không lấy tiêu chí thi đua làm mục đích phấn đấu trong sáng để nói thi đua của ngành giáo dục là “thi đua đóng kịch” thì e rằng quá khiên cưỡng và làm thui chột động lực của bao nhà giáo chân chính đang phấn đấu.


Suy cho cùng, nếu như tất cả lãnh đạo ngành, giáo viên- những người được phân công ngồi vào ghế giám khảo công tâm, sáng suốt, không vụ lợi, giáo viên trung thực, sáng tạo thì lẽ nào những cuộc thi lại không hữu ích cho ngành?


Vì thế, điều còn lại là lương tâm và trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên cống hiến như thế nào đối với ngành nghề mà mình đang theo đuổi để các hội thi, các cuộc thi không bị vẩn đục và tạo ra những động lực cho các nhà giáo, các đơn vị thi đua lành mạnh mà thôi.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Quy định về các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, GV có thể được nhận

theo quy định của Nghị định 91/2017/NĐ-CP và các hướng dẫn của ngành giáo dục.

Chắc rằng, những con ong thợ chân chính sẽ không bao giờ nhận được và họ cũng chẳng thèm!

Các danh hiệu thi đua của giáo viên

Thứ nhất, danh hiệu Lao động tiên tiến

Thứ hai, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở

Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

Thứ ba, danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ, ngành, tỉnh

Thứ tư, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc

Các hình thức khen thưởng mà giáo viên có thể được nhận

Thứ nhất, giấy khen

Thứ hai, bằng khen Bộ, ngành, tỉnh

Thứ ba, bằng khen Thủ tướng Chính phủ

Thứ tư, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”

Thứ năm, Huân chương Lao động hạng ba

Thứ sáu, Huân chương Lao động hạng nhì

Thứ bảy, Huân chương Lao động hạng nhất

Trên đây là các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng mà giáo viên có thể nhận ở thời điểm hiện nay. Từ 01/01/2024, quy định về thi đua, khen thưởng được thực hiện theo Luật Thi đua, Khen thưởng 2022.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top