Bể xương người trong hang núi giữa lòng Hà Nội: Phần I - Giới thiệu - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây



Ai đã từng đến hang Cắc Cớ  nằm trong núi Sài Sơn thuộc khu danh thắng Chùa Thầy  đều thấy ở tầng 3 (Thuộc 9 tầng địa ngục trong hang động) có một bể xương người trong đó.

Đó là một bể đầy xương cốt, không có mộ riêng, cũng chẳng thành những bộ xương đầy đủ.

Nguồn gốc bể xương người đến nay vẫn còn nhiều điểu bí ẩn mà hậu thế chưa thể trả lời. Tại sao lại có nhiêu người chết trong hang động vậy? Những bộ xương người có từ bao giờ? ....



Trả lời được câu hỏi, những bộ xương ở đây có từ bao giờ có lẽ sẽ làm sáng tỏ được vấn đề này. Việc này khoa học hiện đại ngày nay làm không khó. Chỉ bằng một số phân tích kỹ thuật C14 là có thể xác định được chính xác. Nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tiến hành. Phải chăng, lịch sử chưa được giới khoa học quan tâm đúng mức? Thật là thiếu sót lớn của hậu thế nếu không trả lời được câu hỏi này.


Bài liên quan:

Bể xương người trong hang núi giữa lòng Hà Nội: Phần II. Từ áng thư tịch cổ (Kỳ 1)




Chùa Thầy - Một trong tứ đại danh thắng của xứ Đoài


Người viết bài này là người xứ Đoài, hằng năm vẫn đến chùa Thầy và vào hang Cắc cớ, cũng từng có những chuyến thám hiểm và nhặt được những mẩu xương nhỏ ở hang này. Nhưng cũng chưa đủ sức để khám hết hang động huyền bí này. 

Một điều chắc chắn rằng, phía dưới sâu các tầng này còn rất nhiều xương cốt. Phía sau bể xương, còn nhiều tầng nữa mà có lẽ chỉ những nhà thám hiểm chuyên nghiệp mới có thể khám phá đầy đủ. 

Chùa Thầy nằm trên núi Sài Sơn, một trong 16 ngọn núi của khu vực Quốc Oai, sừng sững như một con rồng hướng về kinh thành Thăng Long mà người ta gọi là thập lục sơn chầu. Mỗi ngọn núi đá vôi này đều có những hang động tuyệt đẹp, phía trong động có những nhũ đá tạo nên những hình thù kì lạ. Một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây.

Trong Thập lục sơn này  thì núi Sài Sơn được biết đến nhiều bởi có Chùa Thầy tọa lạc. Cũng là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu hành đắc đạo và "hóa" kiếp để trở thành vua Lý Thần Tông. Núi Sài Sơn có nhiều hang, động nhưng người dân thường chỉ nhắc tới 2 hang động chính là hang Cắc cớ và hang Hút gió. Trong hai hang động này thì du khách và các nhà thám hiểm chỉ mới đến được một hang là hang Cắc cớ. Tuy nhiên, việc khám phá vẫn chưa đầy đủ. Chi tiết về bể xương cho ta thấy điều này. Những câu chuyện huyền bí về hang động nơi đây vẫn còn là dấu hỏi.
Bể xương người

Nếu bạn đã vào hang Cắc cớ, một chi tiết rất nhỏ khi bạn ra khỏi hang là 2 lỗ mũi của bạn đen sì? Mặt mày nhem nhuốc. Bạn nghĩ gì về điều này?

Khói hương ư? Không phải. Nếu khói hương thì động hương tích, các hang động khác cũng khói hương sao không có hiện tượng này?

Cổng trời - Nơi giao hòa trời đất của hang Cắc cớ

Trở lại chuyện bể xương. Từ nhỏ (Khoảng trên 40 năm trước đây), người viết bài này đã được nghe các cụ cao niên kể lại, bể xương có từ thời Lê. Một nghĩa quân nổi dậy chống giặc Minh và đã bị giặc Minh bao vây ở chân núi. Chúng nhiều lần lên núi để tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều bị đánh trả quyết liệt hao nhiêu binh tướng. Nhận thấy núi Sài Sơn riêng rẽ và nhỏ, chúng không kéo quân lên đánh nữa mà tìm cách bao vây, chặn đường tiếp tế của dân xung quanh. Hết lương thực, quân không đủ sức, chúng mới lên núi và dùng rơm, củi đốt hun ở cửa hang. Toàn bộ nghĩa quân chết ngạt trong tình trạng đói lả trong hang.

Xương người rải rác, la liệt trong hang tồn tại từ đó. Chỉ cách đây 70 năm việc trùng tu chùa diễn ra và người ta xây một chiếc bể, gom xương lại để dồn hết trong bể. Tạo thành bể xương. Việc gom xương chỉ dừng lại ở tầng 3 của hang cắc cớ, 6 tầng còn lại người ta chưa kịp gom xương.

Sau này, người ta gắn dòng chữ nguệch ngoạc "Bàn thờ tướng quân Nữ Gia" (Sau này xóa thành Lữ Gia", "Bể hài cốt" lên trước bể xương. Chính điều này ngây thắc mắc lớn trong đại đa số những người vào hang muốn tìm hiểu về nguồn gốc bể xương. Tại sao  một bể xương người ngay cử phật thâm nghiêm lại có những dòng chữ nguệch ngoạc như vậy?

Phía trước có chữ Bàn thờ tướng quân Nữ Gia

Phía trước bể có chữ Bể hài cốt


Bể xương có từ bao giờ? Câu truyện truyền khẩu về nghĩa quân chống giặc Minh bị bao vây đến chết đói có đúng không? Mời các bạn theo dõi tiếp chuyên đề này ở các bài tiếp theo: Từ áng thư tịch cổ. Bài viết này chỉ mang tính tham khảo.
Bài liên quan:


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top