tyle="border: 0px; font-size: 16px; line-height: 22px; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">Ông Lý Quang Diệu cũng từng nói, nếu một đất nước như Singapore mà không có thế hệ lãnh đạo có tầm nhìn, có tâm, có tài thì Singapore không có mặt trên bản đồ thế giới. Cho nên thành công là sự kết hợp từ nhiều yếu tố, ai cũng có khát vọng, tôi có, bạn có, cả dân tộc đều có.
Tôi nghĩ rằng học hỏi kinh nghiệm của rất nhiều nước, trong đó có Singapore. Vấn đề là kinh nghiệm này không thể áp dụng máy móc được, có thể thành công ở Singapore nhưng lại thất bại ở Việt Nam vì không phù hợp. Singapore khác ở chỗ, xuất phát điểm là thuộc địa của Anh, khi người Anh ra đi đã để lại một di sản quan trọng, trước hết là nền tảng tiếng Anh vững chắc, thứ nữa là luật pháp vô cùng chặt chẽ, vô cùng minh bạch.
- Có một học giả đã dành tặng câu nói cho người Việt Nam rằng:“Tầm nhìn khu vực, khai mở dân trí và đổi mới các quốc gia”, GS hiểu câu nói này như thế nào, phải chăng dụng ý của học giả này chỉ hy vọng Việt Nam có một tầm nhìn khu vực?
GS. TS. Trần Thị Vinh: Thực ra tầm nhìn của Việt Nam không chỉ là ở khu vực, vì học hỏi được kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Việt Nam có lợi thế là một nước đi sau, có thể đi tắt, đón đầu, có nhiều sự lựa chọn. Nên giáo dục cải cách mới của chúng ta không chỉ ở khu vực.
Theo tôi, tầm nhìn của chúng ta không hạn hẹp trong khu vực mà đã có tầm nhìn toàn cầu, nhất là bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì không nên chỉ coi khu vực là nhất, mà cần phải học hỏi các nước những điểm phù hợp với mình.
Chính ông Lý Quang Diệu từng khuyên Việt Nam rằng, đừng nên lấy một mô hình nào áp dụng cho Việt Nam mà hãy lựa chọn những điểm tốt nhất của các quốc gia để áp dụng vào đất nước. Quan điểm của tôi có thể lựa chọn những điểm sáng, điểm tốt của những mô hình giáo dục trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam, nhưng không bao giờ áp dụng máy móc.
Ông Lý Quang Diệu từng nói: Nếu thắng cuộc đua trong giáo dục thì sẽ thắng trong kinh tế, vì giáo dục tạo ra nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng cao sẽ quyết định sự thành bại của cả quốc gia.
- Chính sách trọng dụng nhân tài, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của chúng ta đang kém dần thưa GS?
GS. TS. Trần Thị Vinh: Chính sách đào tạo, trọng dụng nhân tài thì quốc gia nào cũng có, Việt Nam mình cũng trọng dụng nhưng có lẽ chưa đủ độ cần thiết để có thể thu hút được một cách hiệu quả nhất nhân tài. Bài học nhãn tiền đã có, rất nhiều học sinh giỏi, kỹ sư giỏi, chuyên gia giỏi khi học tập tại nước ngoài thì không quay trở lại Việt Nam nữa. Họ rất yêu nước, rất mong muốn trở về nhưng đất nước chưa đủ điều kiện để họ phát huy được tài năng của họ, tôi nghĩ môi trường làm việc ở ta còn thiếu thốn, đặc biệt là cơ chế.
Nhà nước ta có chính sách nhưng chưa tạo ra đầy đủ những điều kiện cần thiết để thu hút được nhân tài, nên chảy máu chất xám cũng là nguyên nhân khiến chúng ta chưa thực sự phát triển như Singapore. Bài học của Singapore là trung tâm thu hút nhân tài, có chế độ đãi ngộ tốt, tạo điều kiện làm việc, quan trọng là họ có chiến lược lâu dài.
- Có ý kiến cho rằng Việt Nam cần phải giải mã được bài học của những nước được coi là phát triển, lấy đó làm bài học để chúng ta đi lên?
GS. TS. Trần Thị Vinh: Tôi nghĩ là chúng ra cũng giải mã rồi, nhưng giải mã xong thì hành động tiếp theo là gì? Cơ chế chúng ta có cho phép thực hiện hay không mà thôi?
- Theo GS, chúng ta cần yếu tố nào để khát vọng trong mỗi thanh niên được“nảy mầm”?
GS. TS. Trần Thị Vinh: Chính sách trọng dụng nhân tài là một trong những yếu tố để biến khát vọng thành hiện thực, ngoài ra còn có đường lối chiến lược, đó là sự kết hợp của nhiều nhân tố. Điểm quan trọng nữa là biết phát huy lợi thế của từng quốc gia. Singapore phát huy rất tốt lợi thế của một đất nước hải cảng quốc tế.
Chúng ta phải tìm được lợi thế của chúng ta là gì để kết hợp với các nhân tố khác để biến khát vọng thành sức mạnh. Chúng ta cũng đã bấm nút cho lợi thế chuyển động nhưng chưa thành công. Thực ra, thế giới đánh giá cao Việt Nam, gọi Việt Nam là ngôi sao đang lên, là con rồng nhỏ, nhưng hiện đang có biểu hiện chững lại, có thể rơi vào tình trạng dậm chân tại chỗ.
“Tôi thích bản thân sự trưởng thành của Trung Nguyên, đó thể hiện khát vọng và biến khát vọng thành hiện thực. Chính Trung Nguyên là một câu chuyện mang tính điển hình trong các doanh nghiệp Việt Nam (đi từ khát vọng thành hiện thực).
Nguyên nhân thành công của Trung Nguyên đã có nhiều người nói, nhưng với cách nhìn của một người làm trong nghề giáo tôi thấy Trung Nguyên biết trọng dụng nhân tài, bản thân Trung Nguyên không chỉ tập trung vào mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận mà đặt cho mình mục tiêu rất nhân văn: Biến khát vọng của một doanh nghiệp trở thành khát vọng của một thế hệ, nên Trung Nguyên tập trung vào thế hệ trẻ”.
GS. TS. Trần Thị Vinh
Câu chuyện giáo dục: Những câu chuyện có thật về giáo dục đương đại. Bạn có câu chuyện về giáo dục, hãy gửi tới: gockhuatgiaoduc@gmail.com
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment