Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Như chúng ta đã biết: Giáo dục lá quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng với những nội dung, những hình thức và các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi để hình thành cho họ những phẩm chất của người công dân theo yêu cầu của xã hội và thời đại.
Bấm vào đây để xem thêm
Thật vậy, nếu quá trình giáo dục diễn ra không có mục đích, không có hệ thống thì công tác giáo dục đến các đối tượng giáo dục sẽ hoàn toàn thất bại. Bởi giáo dục không phải một sớm một chiều là có thể có được và nó phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tinh giảng, tinh lọc kiến thức, với cái gì cần, cái gì chưa cần… trong lúc truyền đạt kiến thức cho học sing. Hơn vậy, cần phải tổ chức rất nhiều hoạt động đa dạng và công phu cho công tác giáo dục như mục đích, nội dung, phương pháp, môi trường, nhà giáo dục, đối tượng giáo dục…và phải có kế hoạch phối hợp chúng lại thành một bộ phận gắn kết, thành cấu trúc của quá trình giáo dục mà ta thực hiện nhằm đạt được những kết quả giáo dục như ta mong muốn…Đó là cấu trúc hợp thành của quá trình giáo dục.
Để có thể hiểu hơn về cấu trúc của quá trình giáo dục, ta đi vào tìm hiểu, phân tích từng thành tố. Cấu trúc của quá trình giáo dục bao gồm 7 thành tố cơ bản sau:
1. Mục đích giáo dục: Mục đích là định hướng, là hướng đi cho một công việc mà ta dự địng. từ mục đích ta có thể thiết kế ra, chuẩn bị ra nội dung và phương pháp để sau đó, ta đưa tất cả vào thực tiễn. Mục đích của giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Mục đích giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước đối với thế hệ sau với mong muốn thế hệ trẻ trở thành công dân tốt phù hợp với sự phát triển của thời đại. Thật thề, ai cũng mong muốn cho thế hệ sau của mình trở nên tốt đẹp, vì vậy mà khi sinh ra, trẻ đã được ông bà cha mẹ quan tâm một cách cực kì tốt, rồi còn chuẩn bị cho bé từng li từng tí, khi bé học mẫu giáo, lên cấp một, rồi cấp hai, cấp ba… rồi vào đời với trăm ngàn ngã rẽ nữa… Tất cả với mong muốn sau nay có một tương lai sáng lạn cho con cháu. Chính vì vậy mà mục đích giáo dục nó chi phối toàn bộ hoạt động giáo dục sau này.
2. Nội dung giáo dục: Khi mục đích giáo dục đã được vẽ ra thì tiếp theo, nội dung giáo dục là một trong những thành tố quan trọng vì nó trả lời cho câu hỏi ta giáo dục cái gì cho học sinh. Thật vậy, nội dung giáo dục là hệ thống tri thức về các giá trị văn hóa xã hội mà đối tượng giáo dục cần nắm vững để biến nó thành ý thức thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội. Có câu nói: Tri thức thì vô hạn mà khả năng của con người thì rất hữu hạn. Vì thế, các kiến thức hay nội dung mà ta giáo dục cho học sinh thì rất cần có sự chuẩn bị chu đáo từ nhiều phương diện. Ta phải tinh học, tinh lọc, tinh giảng kiến thức, tìm hiểu xem cái gì cần đưa vào nội dung giáo dục, cái gì cần nhất cho học sinh hiện giờ…văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật… Tất cả nằm trong nội dung của giáo dục đã được chuẩn bị, thiết kế theo mục đích giáo dục đã được đề ra từ ban đầu.
Video: Hướng dẫn tạo bài trắc nghiệm trực tuyến miễn phí bằng google form
Ví như ở cấp một, ta cần truyền đạt những kiến thức cơ bản, ban đầu, dễ hiểu cho học sinh, với một lượng vừa và đủ và sẽ nâng dần mức độ ở các bậc học cao hơn chứ chúng ta không thể giáo dục cho học sinh lớp hai, lớp ba những kiến thức mà phai bậc đại học mới có thể tiếp thu được. Như vậy, nội dung giáo dục đó không phù hợp với đối tượng giáo dục và coi như mục tiêu đặt ra từ ban đầu đã bị “hỏng” mất rồi.
3. Phương pháp giáo dục: Như chúng ta đã biết, phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục đến đồi tượng giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp họ hình thành ý thức, thái độ, hành vi văn hóa, chẩn mực xã hội. Khi mục đích và nội dung đã được đề ra một cách chu đáo thì phương pháp giáo dục chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiện những nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu.
Như đối với một lớp giỏi, có các học sinh ưu tú, ngay từ đầu ta đã định hướng con đường giáo dục hay phương pháp giáo dục như thế nào cho tốt hay như với các lớp yếu, ta sẻ có các phương pháp giáo dục khác nhau, không lớp nào như lớp nào.
Vì thế, ta có thể nói: Mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục luôn thống nhất với nhau. Trong đó, phương pháp giáo dục vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, quyết định sự thành công của quá trình giáo dục.
4. Nhà giáo dục: Nhà giáo dục (hay giáo viên, nhà sư phạm…) là chủ thể của các tác động giáo dục. Nhà giáo dục sẽ liên kết với phụ huynh học sinh và cán bộ các đoàn thể, tức thực hiện xã hội hóa giáo dục trong đó, nhà trường là môi trường giáo dục giữ vai trò chủ chốt. Giao viên có vai trò chủ đạo, tổ chức, điều chỉnh, điều khiển quá trình hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Điều này có nghĩa rằng, giáo viên chính là người cha người mẹ ở trường của các em và chính là người đạo diễn đang hướng các em trên con đường giáo dục, hình thành nhân cách cho các em.
Hơn thế, nhà giáo dục cần phải bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi nhiều lĩnh vực khác nữa hầu mong cho quá trình giáo dục được nên trọn vẹn, các em đi đúng hướng theo một mục tiêu đã đề ra.
5. Đối tượng giào dục: là cá nhân hay tập thể học sinh chịu sự tác động của các nhà giáo dục. Đối tượng giáo dục là một lực lượng đông đảo trong xã hội. Là một trong những đội ngũ tham gia quản lí xã hội sau này vì vậy, giáo dục cần quan tânm đặc biệt để đào tạo họ thành những con người thật tốt, thật hoàn hảo cho xã hội mai này.
Vì thế, đối tượng giáo dục vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình giáo dục (vì mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục lấy học sinh làm chủ thể, làm trung tâm của quá trình giáo duc, nhà giáo dục chỉ đóng vai trò người dẫn đường định hướng cho các em và theo dõi quá trình lĩnh hội tri thức của các em.
6. Môi trường giáo dục: chính là nơi sinh sống và hoạt động của các đối tượng giáo dục. Vì đối tượng giáo dục được sinh ra và lớn lên ở nhiều môi trường khác nhau, không ai giống ai. Vì vậy, người giáo viên cần có sự linh hoạt và khả năng “đạo diễn” sao cho các em có thể hòa nhập cùng nhau trong môi trường mới. Muốn vậy, giáo dục cần có một môi trường lành mạnh, cần khai thác những yếu tố tích cực của môi trường xã hội để tạo ra một môi trường giáo dục thuận lợi cho thế hệ trẻ như lới một nhà giáo dục đã từng nói: Môi trường là yế tố của sự phát triển.
7. Kết quả giáo dục: Đây là sản phẩm của những tác động giáo dục theo từng giai đoạn và của cả quá trình giáo dục. Sản phẩm của giai đoạn này là tiền đề cho giai đoạn sau và chúng nối tiếp nhau để đạt mục đích tổng thể. Với những cố gắng từ ban đầu, khi ta thực hiện tốt các thành tố trên và kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn, khoa học, hợp lí chúng ta sẽ thu được các kết quả như mong muốn và ngược lại.
Vì vậy, khí thực hiện quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần kết hợp các thành tố giáo dục lại với nhau, không nên xem nhẹ một thành tố nào, vì 7 thành tố của quá trình giáo dục là các mắt xích liên hoàn bền chặt gắn nối với nhau, cần phối hợp chủ động và thực hiện một cách khoa học để đạt được những kết quả giáo dục mong muốn như mục tiêu đã đề ra.
Nhà giáo dục cần thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm và trau dồi khả năng trong quá trình giáo dục để có thể đào tạo ra một đội ngũ những người trẻ thật tốt, có kiến thức và nhân cách tốt cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước.
Có mục đích giáo dục ta mới có được nội dung giáo dục, có nội dung ta mới có phương hướng. Từ mục đích, nội dung, phương hướng ta chẩn bị “tinh tuyển” những nhà giáo dục có kinh nghiệm, kiến thức, phẩm chất và tâm huyết và hướng tới đối tượng giáo dục mà ta cần đào tạo. Kết hợp và thực hiện theo hệ thống đã đề ra, ta sẽ thu được một kết quả như lòng ta mong đợi.
↪ Tất tần tật về Đổi mới PP dạy học và lý luận dạy học ở đây
7 thành tố giáo dục là 7 mắt xích gắn kết liên hoàn và thứ tự nhau trong quá trình giáo duc. Qúa trình giáo dục có diễn ra và đạt được kết quả như mục đích đã đề ra hay không còn tùy thuộc vào ta vận dụng, phối hợp và đưa 7 thành tố đó như thế nào có đạt hiệu quả hay không. Vì thế, 7 thành tố đều quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình giáo dục.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment