Quản con bằng điện thoại: nên không? - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây



 - Khi con gái tôi vào lớp 6, tôi bắt đầu theo sát con. Sợ con chơi bời theo chúng bạn nên tôi tranh thủ dậy sớm đưa con đi học, buổi chiều lại đến trường đón con về. Nhưng vì lịch học của con dày đặc, tôi lại phải đi làm nên sau đó tôi chủ yếu để con tự đi học bằng xe buýt, có gì cứ liên lạc với cô giáo qua điện thoại. Tôi cứ nghĩ như vậy là tốt, là yên tâm mà không biết rằng mình đang quản con đến nghẹt thở.




Người mẹ nào chả thương con. Chính vì ý nghĩ ấy nên lúc nào tôi cũng đinh ninh rằng quản con chặt một chút chẳng sao chứ hở ra con hư hỏng, đổ đốn chỉ biết kêu trời. Thế nên khi con xin mẹ điện thoại để tiện liên lạc bài vở với thầy cô giáo và bạn bè, tôi nhất trí ngay. Tôi nghĩ quản con bằng điện thoại cũng hay. Cứ tin nhắn hay cuộc gọi đến điện thoại của con gái là tôi nghĩ ngay đến việc bạn bè rủ rê con đi chơi hay con hẹn hò với cậu bạn nào đó. Tôi yêu cầu con phải báo cáo rõ ràng từng người.
Vậy nên bạn bè của con gái tôi có những ai, tên gì, số điện thoại, bố mẹ làm nghề gì, nhà ở đâu... đều được tôi nắm chắc trong lòng bàn tay. Tôi luôn cố gắng răn dạy con tất cả có thể như tìm bạn mà chơi, ra đường đừng dễ tin người. Tôi trở thành xe ôm, là vệ sĩ của con lúc nào cũng không hay nữa.
Hôm nào con đi học về muộn hoặc không ăn cơm tối ở nhà, tôi sẽ điện ngay cho bạn thân hoặc cô giáo của con để kiểm tra, xác minh xem có đúng là con đang học hay không. Có lần con gái tôi phản ứng: “Mẹ đừng làm bảo mẫu của con nữa. Con mệt mỏi lắm rồi”. Tất nhiên không đời nào tôi buông tay con vì buông tay là con sa ngã ngay. Nhưng ở trên lớp, con gái tôi bị quy vào trường hợp đặc biệt có “bảo mẫu” đi theo hộ tống khiến con nhiều phen xấu hổ (điều này giờ tôi mới biết).
Tôi không biết rằng việc gọi điện cho bạn bè của con thường xuyên để kiểm tra, dù là quan tâm đến con, lại khiến con khó xử, xấu hổ với bạn bè như thế. Mặt khác, có lẽ vì tôi gọi điện quá nhiều nên cô giáo chủ nhiệm và bộ môn của con có vẻ khó chịu. Tôi gọi cho cô trong cả giờ học để dò la tin tức về thái độ học tập của con có nghiêm túc hay không. Có lần thấy con đi học về muộn, tôi gọi hỏi con: “Ai còn dạy con giờ này nữa?”. Con tôi trả lời ngay: “Con rất xấu hổ vì mẹ đã hành động như thế”. Trước thái độ bất ngờ của tôi, con nói tiếp: “Mẹ gọi điện cho cô giáo dạy hóa cứ như chất vấn cô làm cả lớp nhìn vào con cười. Suốt ngày bạn bè gọi mẹ là vệ sĩ của con đấy”.
Tôi giật mình vì sự nhiệt tình của mình khi đến lớp gặp cô giáo hay gọi điện cho thầy, cô giáo để thăm dò tình hình học tập của con bấy lâu lại phản tác dụng đến vậy. Có phải vì sự quan tâm thái quá khiến con bị... miễn dịch?


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top