Giám đốc chiến lược FPT: “Giáo dục Việt Nam đang dột từ nóc” - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Giáo dục của chúng ta không chỉ dột từ nóc – với các chương trình già cỗi, bảo thủ, mà còn có nguy cơ đã úng từ rễ bởi những tư tưởng lười lao động, xuống cấp văn hóa, đạo đức...


Tốt nghiệp rồi... thất nghiệp vì chất lượng đào tạo kém

 Lời Tòa soạnBộ Giáo dục và Đào tạo vừa phát đi “tín hiệu” mới về điểm sàn. Liệu sau đó, số cử nhân, kỹ sư có tăng lên hay giảm đi; chất lượng đào tạo có được nâng lên hay vẫn ì ạch?

Chất lượng Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, một người từng có nhiều năm làm việc tại các công ty lớn của nước ngoài, chuyên gia về chất lượng.
 Tôi không có tư liệu thống kê chính thức của ngành giáo dục để tham chiếu, tuy nhiên, nếu hiện tượng này là có thật thì có lẽ cũng là một hệ quả tự nhiên của việc mất niềm tin vào chất lượng và giá trị học tập, tri thức giáo dục trong các nhà trường.
Nếu bạn bán một món hàng (ở đây là chương trình giáo dục, đào tạo) mà ngày càng vắng khách thì có nghĩa là sản phẩm dịch vụ của chúng ta rất có vấn đề.
Xã hội Việt Nam rơi vào trạng thái mất niềm tin vào các giá trị lao động và học tập bằng thực chất của giới trẻ là hệ quả của cách làm ăn manh mún, đánh quả, thiếu bài bản và giả dối trong suốt một thời gian dài… Thử hỏi làm sao giới trẻ yên tâm lao động, học tập một cách kiên trì khi chỉ cần trúng một hợp đồng mánh mún, làm cò một miếng đất, thậm chí làm những việc tệ nạn… lại có giá trị kinh tế mang lại gấp hàng trăm lần một công nhân lao động siêng năng, một học sinh ưu tú của trường Đại học.
Quan điểm về sự trân trọng của xã hội cũng ngày càng méo mó, khuyến khích giới trẻ đi vào những scan-dan, tạo tên tuổi và kiếm tiền bằng những con đường không lành mạnh, không cần tri thức... lại đang lên ngôi, thắng thế, được truyền thông góp phần cổ vũ…
Tóm lại nền giáo dục của chúng ta không chỉ dột từ nóc – với các chương trình giáo dục già cỗi, bảo thủ. Mà còn có nguy cơ đã úng từ rễ bởi những tư tưởng lười lao động, xuống cấp văn hóa, đạo đức từ lăng kính rộng hơn của xã hội. 
- Chúng ta có nên hạ điểm chuẩn để các trường này có cơ hội tuyển được nhiều sinh viên, hay cứ để cho bàn tay thị trường quyết định?
Theo tôi rất không nên làm rộng mà chất lượng kém, mà hãy nên làm ít lại mà tinh túy, chất lượng cao. Xã hội cũng không cần quá nhiều học vị, bằng cấp đại học, cao học, tiến sĩ… mà đang cần những con người thật sự lao động và có ích cho đất nước. 
Cái mà các trường cần hiện nay không phải là nhiều sinh viên, mà là quyết tâm điều chỉnh và tái cấu trúc lại giáo trình, cách dạy, cách học của sinh viên.
- Trong chương trình CEO của VTV vừa qua, ông có nói đến Giáo dục 2.0 sẽ làm cho nhiều trường của Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt. Một trong những giải pháp là sáp nhập vào các trường quốc tế? Xin ông nói rõ hơn về chiến lược này?
Một nguy cơ lớn của Việt Nam là nếu không có chiến lược chất lượng trong mọi ngành nghề thì chúng ta sẽ bị lệ thuộc, nô dịch vào các sản phẩm, dịch vụ xuất xứ từ ngoại bang. Giáo dục không phải là ngoại lệ.
Trong kỷ nguyên số 2.0 thì mọi ngành nghề trong đó có giáo dục sẽ buộc phải số hóa và xu thế giáo dục online 2.0 sẽ là những giải pháp và chọn lựa mới thách thức các nền giáo dục kiểu cũ thông qua các trường đại học, cao đẳng truyền thống. 
Từ nhiều năm nay, sinh viên phương Tây và các nước phát triển đã có thế học và thi trên mạng thậm chí không cần đến trường. Các tổ hợp giáo dục toàn cầu đang dùng CNTT như một công cụ chính trong cách tiếp cận, cạnh tranh và chinh phục thị trường toàn cầu trong Thế giới phẳng. Giáo dục như thế sẽ có nhiều kênh và cơ hội hơn đi đến từng cá thể, từng hộ gia đình bất kể các rào cản về địa lý, quốc gia,…
Một khi môi trường giáo dục 2.0 mới này hình thành thì thị trường ngành sẽ hoàn toàn thay đổi. Các trường/viện, doanh nghiệp... nào không kịp điều chỉnh mình, và có các chiến lược phát triển thích ứng chắc chắn sẽ đứng ngoài cuộc chơi và phá sản.
Điều thay đổi quan trọng nhất mà Giáo dục 2.0 mang lại chính là việc thoát khỏi sự lệ thuộc vào người Thầy. Nhờ vậy giáo dục sẽ  bước khỏi chiếc áo cũ kỹ của phương cách giáo dục truyền thụ từ Thầy sang Trò mà người  thầy lúc đó chỉ đứng làm vai trò của người hướng dẫn, tương tác (facilitator, moderator) cho các kiến thức vĩ đại toàn nhân loại được truyền đạt đến học sinh.
Đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của giáo dục cá thể hóa, học suốt đời, và chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường giáo dục hoàn toàn khác.
Đối với Việt Nam, khi ta yếu và cần phát triển thì nhu cầu bị sáp nhập, mua lại của các trường và ngành giáo dục cũng là điều đương nhiên. Nếu quốc tế đầu tư vào Việt Nam những hệ thống giáo dục tiên tiến và góp phần thay đổi tích cực vào hệ thống giáo dục đang lão hóa nặng nề của chúng ta thì cũng là một giải pháp trước mắt.
Tuy nhiên về lâu dài thì một quốc gia sẽ luôn phải xây dựng được cho mình nền tảng hệ thống giáo dục Việt trên nền tảng văn hóa Việt Nam, đứng trên đôi chân của chính mình, để tránh những hệ lụy bị nô dịch về tư duy, tinh thần của thế hệ sau.
- Ông có suy nghĩ gì khi các trường nghề ở Việt Nam cũng đang kêu thiếu người học? Giải pháp nào cho điều này?
Tôi không nghiêng về xu thế than khóc và chỉ trích một chiều, mà chủ yếu phải đưa ra giải pháp. Kề cả khi chúng ta chỉ trích, ném đá đến tận cùng một điều chưa tốt của ngành giao dục, thì đó cũng phải là một phần bắt đầu quan trọng của công cuộc cải tiến, cải tổ…
Nếu các trường đang rất thiếu người học, thì hãy tự ra soát lại mình, chương trình đào tạo và đặt biệt hiệu quả đào tạo của chính mình – xem nguyên nhân cội rễ là từ đâu? Ngoài ra cũng rất cần những chính sách hổ trợ từ chính phủ, các chuyên gia ngành giáo dục và các doanh nghiệp, những nhà tuyển dụng cho sản phẩm của hệ thống giáo dục ngày nay.
Giải pháp duy nhất theo tôi là nâng cao chất lượng giảng dạy và thay đổi phương pháp học cho sinh viên. Vì chỉ có thay đổi từ trong chất của những vấn đề nội tại, mang tính bản chất của giáo dục Việt Nam mới chữa được phần nào căn bệnh trầm kha của giáo dục, đào tạo trong hàng chục năm qua.
Xin cảm ơn ông !
Hoàng Tuân (thực hiện)
Nguồn: Chất lượng Việt Nam


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top