Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Đến với giáo dục vùng dân tộc thiểu số Ninh Thuận và Đăk Nông những ngày cuối tháng ba mới thấy một khoảng cách... xa vời vợi. Trẻ tuổi đến trường thì coi việc kiếm sống là trên hết, còn những người làm giáo dục luôn nơm nớp học sinh bỏ trường, bỏ lớp...
background-attachment: scroll; background-color: #f9f9f9; background-image: none; background-position: 0px 0px; background-repeat: repeat repeat; border: 0px none; color: #222222; font-family: 'Times New Roman', Times, serif; font-size: 16px; line-height: 20px; margin-bottom: 15px; margin-top: 15px; outline: none 0px; padding: 0px; text-align: justify; vertical-align: baseline;">
Trẻ xin nghỉ hàng tuần đi hái cafe là chuyện thườngKhác với vùng đồng bằng, việc đi học được coi là nhiệm vụ thì ở vùng khó thầy cô, cộng đồng phải đến từng nhà vận động, cho quà để kéo trẻ ra lớp.
Theo Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bắc Ái (Ninh Thuận) Trần Thị Vân: Bắc Ái là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp.
"Mùa nắng tháng 3 này người dân đối mặt với việc nhà không có gì ăn nên buộc họ phải lên rừng kiếm sống. Cho nên, trẻ mầm non, tiểu học thường theo cha mẹ lên rừng, còn trẻ cấp 2 phải xoay sở kiếm sống nên tuần nghỉ vài buổi là bình thường" - cô Vân nói cái khó.
"Trẻ đi học cách nhật nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhưng nếu không cho nghỉ thì trẻ vẫn phải kiếm sống. Và cấm thì trẻ sẽ nghỉ luôn..." cô Vân trăn trở.
Rồi cô kể, đã có hiệu trưởng "bí" quá cầu cứu tôi xin ý kiến: "học sinh xin nghỉ đi hái cafe một tuần thì tính sao?" Nhưng nghĩ lại cho trò nghỉ thì trò về sẽ quay lại trường, còn cấm thì trò vẫn nghỉ. Thậm chí nghỉ luôn không tới trường nữa. Cho nên tôi khuyên: Nên cho trò và nhớ năn nỉ "em đi nhớ về học nghe..."
Còn phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám (huyện Krông Nô, Đăk Nông) Trần Thị Thơm, tự nhận mình có duyên với các em học sinh vùng khó - chị thuyết phục được gia đình để hàng ngày đi và về hơn 30km để đến gieo chữ cho học sinh dân tộc M'Nông và một số dân tộc khác như Tày, Nùng, Sán Dìu....
Đặc thù trường đóng ở vùng dân tộc thiểu số nên hành trang hàng ngày tới trường không chỉ là kiến thức mà còn mang theo cả túi bánh, kẹo, bút, vở làm quà cho học sinh yêu cô, bám trường. Tuy nhiên, cô Thơm đúc kết: Những người làm giáo dục vùng cao rất lo lắng mỗi dịp Tết qua. Thời điểm tháng 2 vào mùa thu hoạch điều nên các em nghỉ nhiều. Trẻ nhỏ theo bố mẹ lên rẫy, vào rừng kiếm sống...Dù biết trước nhưng đành chấp nhận nhìn sĩ số lớp hao hụt, sau đó bồi dưỡng kiến thức cho các em sau...
Tiếng nói học sinh
Khó khăn là vậy nhưng điều cô Thơm luôn trăn trở: điều kiện sống của bà con nơi đây chủ yếu trông vào mùa vụ làm thuê, cuốc mướn nên việc phổ cập mầm non 5 tuổi ở Knông Nô còn xa vời vợi. Rồi cô chỉ tay ra cơ ngơi thênh thang với sân trường bê tông do phụ huynh đóng góp nói "theo kế hoạch thì đến năm 2015 trường phải xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Nhưng e không được vì trường còn thiếu nhiều phòng học chức năng, chưa có thư viện..."
Và giải pháp để hút học sinh đến trường được cô Vân áp dụng là tổ chức các hoạt động ngoại khóa để trẻ được phát triển kỹ năng, được thể hiện bản thân và được nói lên suy nghĩ của mình...với mong muốn để tiến gần với các em hơn.
Theo cô Vân, thông qua các truyện kể qua ảnh (dưới đây) thấy hiểu các em hơn và sẽ cố gắng làm mọi điều tốt nhất cho các em...
-*-
*-*
Câu chuyện giáo dục: Những câu chuyện có thật về giáo dục đương đại. Bạn có câu chuyện về giáo dục, hãy gửi tới: schoolnetviet2@gmail.com Nếu copy sang trang khác, vui lòng ghi rõ nguồn bài viết hoặc gắn link bài viết.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment