“Tiến sĩ giấy”: có cầu mới có cung - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây


Đó là ý kiến của GS Hoàng Tụy khi nhắc đến phát ngôn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực cho rằng bằng giả, bằng dỏm chỉ chui vào cơ quan nhà nước. GS Hoàng Tụy nói:
pBody" style="background-color: white; font-family: Arial; font-size: 12px; line-height: 20px; margin: 8px auto; outline: none;">- Việc sử dụng bằng giả, bằng thật mà chất lượng dỏm có hại trực tiếp đến cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống của chúng ta. Muốn nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước, không có cách nào khác phải chống bằng giả, phải bảo đảm giá trị thật của bằng cấp. Tình trạng bằng giả chỉ chui được vào cơ quan nhà nước theo cách nói của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không phải là khám phá gì mới mẻ, chẳng qua quan chức nói ra thì nghe... lạ tai, chứ dân chúng thì biết rõ điều này. “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ” là câu vè nghe chướng tai nhưng lại rất thực tế. Dù vậy, tôi vẫn cho rằng bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói ra được điều này là rất can đảm. Có lẽ lần đầu tiên chúng ta nghe một quan chức nói ra được bản chất tuyển dụng, đề bạt tại nhiều cơ quan nhà nước. Một quan chức đầu ngành phải nhận định như vậy đủ để nói lên tính nghiêm trọng của vấn đề. Đây là nguồn gốc gây ra bao nhiêu tệ hại, cản trở sự phát triển đi lên của cả đất nước.
* Theo GS thì tại sao chúng ta chưa có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn một tình trạng nghiêm trọng như vậy?
"Doanh nghiệp nước ngoài, họ phải cạnh tranh mạnh mẽ, tồn tại trong cơ chế thị trường thật sự thì không cách nào khác phải dùng đúng người, đúng việc. Còn cơ quan nhà nước của ta đa số tồn tại trong thế độc quyền, chẳng sợ bị ai cạnh tranh nên việc tuyển người mới ngoại lệ theo cách kỳ lạ thế"
GS HOÀNG TỤY
- Cách đây hơn 10 năm, tại một cuộc họp bàn về giáo dục có sự tham dự của thủ tướng Chính phủ lúc đó là ông Phan Văn Khải, tôi chất vấn tại sao Nhà nước chưa bao giờ nghiêm khắc xử lý nạn bằng giả? Tôi nhớ hồi đó một ngành còn ra hẳn văn bản quy định trong ngành những ai có bằng giả thì phải hợp thức hóa được tấm bằng giả đó. Đáng lý phát hiện bằng giả thì phải lập tức thu hồi, xử lý người sử dụng bằng giả, đằng này lại hợp thức hóa nó. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông từng phát biểu yêu cầu chống “tiến sĩ giấy”. Vậy mà bây giờ vẫn còn rất nhiều. Thậm chí học hàm, học vị cao hơn như PGS, GS cũng dỏm. GS dỏm thì làm sao đào tạo được tiến sĩ thật? Cán bộ có bằng giả leo lên những vị trí cao hơn thì càng có khả năng dễ chấp nhận những người có bằng giả khác đang ngấp nghé muốn chui vào bộ máy.
* Người dùng bằng giả để chui vào bộ máy công quyền tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng trong nhiều cuộc tuyển dụng, đề bạt...
- Người sở hữu bằng giả thì háo danh, người sử dụng người có bằng giả cũng chỉ “chuộng danh”. Chẳng nói đâu xa, như Hà Nội từng đưa ra phong trào “tiến sĩ hóa”. Cách đây chưa lâu câu chuyện lãnh đạo một vài tỉnh chạy theo bằng quốc tế dán mác Hoa Kỳ bất chấp nó chỉ là thứ bằng cấp dễ dãi trao cho người ghi danh đóng tiền. Ở Mỹ có những trường ĐH dỏm cấp bằng như vậy và bằng cấp ấy chỉ dùng được cho những nơi như nước mình, còn nước họ thì phân biệt rất rõ.
Bệnh háo danh trong cơ quan nhà nước nặng nề nên nhiều nơi, nhiều lúc bị hố nặng. Ở nước ngoài, người ta đặt tên “academy”, nhưng không phải đâu cũng là viện hàn lâm thứ thiệt như mình nghĩ. Như nước Mỹ, có nơi đặt tên “academy” mà chỉ để nuôi chó. Nhiều “academy” khác gọi là viện hàn lâm, nhưng chỉ cần đóng tiền là trở thành thành viên. Mười năm trước, một ông Việt kiều ở Nga buôn bán có tiền nộp vào 4-5 “viện hàn lâm” kiểu này, gửi hồ sơ về nước xưng danh là “viện sĩ 4-5 viện hàn lâm”. Tệ hại là trong nước tin ngay.
* Có vẻ bộ trưởng Bộ GD-ĐT kỳ vọng cải cách việc tuyển dụng bằng năng lực thực tế sẽ là cú hích cho sự nghiệp đổi mới giáo dục. Điều này có thực tế không, thưa GS?
- Nếu chúng ta đổi mới tuyển dụng, đề bạt cán bộ không chỉ dựa vào bằng cấp thì xét về mặt nào đó, cái cơ chế này sẽ giúp ngành giáo dục tăng cường sức mạnh chống được bệnh bằng giả, bởi có cầu mới có cung. Nhưng kỳ thực, để không tồn tại hai chữ “giả dối” kèm theo văn bằng, bản thân chính ngành giáo dục phải nỗ lực để “học thật, kiểm tra thật, thi thật”. Thời kháng chiến chống Pháp, khi tôi còn dạy trường trung cấp sư phạm, một phong trào thi đua được khởi xướng trong môi trường sư phạm với khẩu hiệu “tiêu diệt điểm 2” (điểm chấm khi đó theo thang bậc của Liên Xô, chấm từ 1-5 điểm). Rất nhanh chóng, sau khi phong trào này được phát động, tuyệt nhiên không còn điểm 2 nào xuất hiện nữa. Thi đua như thế là phải kiên quyết loại trừ.
NGỌC HÀ thực hiện
Ông ĐÀO TRỌNG THI (chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội):
Có cách kiểm tra, ngăn chặn bằng giả
Tôi không rõ dựa vào căn cứ nào để khẳng định bằng giả chỉ có thể vào cơ quan nhà nước và không bình luận về việc đó, vì tôi không tin. Tuy nhiên, tình trạng bằng giả, học giả hiện nay đúng là vấn nạn, phải tìm giải pháp hạn chế, loại bỏ nó. Tại VN, bằng giả không chỉ gây nguy hại cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo mà còn nguy hiểm ở chỗ các cơ quan nhà nước rất hay căn cứ vào bằng cấp để xét chuyện nhân sự.
Với bằng giả hoàn toàn, theo tôi, các cơ quan tuyển dụng nếu làm nghiêm túc vẫn có nhiều cách để kiểm tra, ngăn chặn. Khi tôi làm giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi nhận được rất nhiều thư từ nước ngoài nhờ xác minh xem người A có thật sự đã nhận được văn bằng của chúng tôi không. Khi đó, chỉ cần xem lại bản quyết định công nhận tốt nghiệp của năm anh A tốt nghiệp sẽ ra ngay.
Về câu chuyện bằng “không thật”, nhiều cán bộ cấp vụ, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước rất bận nhưng cũng đi học, lấy bằng tiến sĩ... theo tôi, phải công nhận họ có điều kiện học là tốt, điều quan trọng là đạt chất lượng, không hình thức. Khi bổ nhiệm nhân sự, chúng ta căn cứ vào nhiều yếu tố như uy tín, năng lực chuyên môn, bằng cấp, thành tích... Nhưng khi các yếu tố khác tương đương nhau, người có bằng cao hơn sẽ có thêm một “điểm cộng”, giúp hình ảnh “đầy đặn” hơn.
Cũng cần xem xét có những vị trí thực chất không cần bằng cấp ấy mà người ta vẫn có. Mỗi người khả năng có hạn, thời gian có hạn. Nếu anh tập trung đi học lấy bằng, chắc chắn không có nhiều thời gian cho những việc chuyên môn khác. Khi đó, cần trả lời câu hỏi bằng cấp là “điểm cộng” nhưng có cần “trả giá” cho cái điểm cộng đó không?
C.V.KÌNH
-*-

*-*
Câu chuyện giáo dục: Những câu chuyện có thật về giáo dục đương đại. Bạn có câu chuyện về giáo dục, hãy gửi tới: schoolnetviet2@gmail.com Nếu copy sang trang khác, vui lòng ghi rõ nguồn bài viết hoặc gắn link bài viết.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top