Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Trong những tuần gần đây, đứng trước những hành động leo thang trắng trợn của Trung Quốc ở biển Đông, những cường quốc lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản... đều đã lên tiếng bày tỏ quan điểm, trong đó thẳng thắn phản đối hành động hung hăng, bất chấp công pháp quốc tế của Trung Quốc, thì người ta thấy “chú gấu Nga” dường như vẫn còn đang trong kỳ “ngủ đông”?
Với những gì mà Nga đang thể hiện, cũng đủ khiến người ta phải liên tưởng đến một câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh Lord Palmerston: “Không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có những lợi ích dân tộc là vĩnh viễn mà thôi”.
Nga và Việt Nam là hai quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống từ rất lâu. Đặc biệt, từ giữa năm 2012, cả hai bên đã thống nhất nâng quan hệ lên tầmđối tác chiến lược toàn diện. Trong khuôn khổ hợp tác, Nga đã có nhiều ưu tiên, tạo điều kiện hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế- xã hội, đồng thờithẳng thắnbày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc duy trì an ninh và hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông theo tinh thần của Bộ quy tắc ứng xử (DOC). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận hay quan điểm chính thống nào liên quan đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Hoàng Sa. Vậy đằng sau sự “im lặng” của Nga đó là cái gì ?
* Không nỡ đụng chạm đến đồng minh chiến lược ?
Xung quanh những câu hỏi về tiếng nói của Nga thể hiện ở đâu trong những căng thẳng ở biển Đông hiện nay, có người lý giải sở dĩ Nga không đưa ra những phát ngôn chính thức của mình vì đang còn vướng bận vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Song, liệu chỉ với một lý do đó có đủ để cắt nghĩa cho sự im lặng của Nga trước những căng thẳng ở biển Đông hiện nay ?
Trên thực tế, đi sâu vào vấn đề, người ta có thể thấy sự im lặng của Nga không phải là không có tính toán. Trước hết, liên quan đến vấn đề Ukraine, kể từ khi hoàn tất việc sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của Liên bang Nga hồi cuối tháng 3, Nga đã và đang phải hứng chịu những đòn trả đũa ngày một gia tăng của Mỹ và các nước Tây Âu. Để tránh bị cô lập, Nga rất cần phải giữ được cho mình những đồng minh chiến lược nhằm tạo đối trọng. Chính vì vậy, mặc dù đều có quan hệ đối tác chiến lược với cả Việt Nam và Trung Quốc, song trong quan hệ quốc tế hiện tại, Nga buộc phải ưu tiên hơn cho việc giữ lấy đồng minh Trung Quốc- một chủ thểhầu như là có tiếng nói đồng thuận với Nga trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Việcbày tỏ quan điểm về những căng thẳng tại biển Đông hiện nay xem ra là một điều giới chức Nga hết sức tránh. Như chính phân tích của một học giả Nga: “chúng tôi hoàn toàn không muốn rắc rối trong quan hệ với các đối tác của mình”.
* Thị trường xuất khẩu vũ khí đầy tiềm năng
Xung quanh những căng thẳng tại biển Đông hiện nay, việc Nga giữ thái độ im lặng còn được các nhà phân tích mổ xẻ dưới góc độ kinh tế. Trong đócóý kiếnđã cho rằng: chính cục diện căng thẳngở khu vực biển Đông đã đem đến cho Nga nhiều lợi ích.
Mặc dù biển Đông là một trong những tuyến vận tải biển huyết mạch của thế giới, nhưng lượng hàng hóa trực tiếp của Nga vận chuyển qua đây là không nhiều, nên vấn đề tự do hàng hải trên biển Đông trên thực tế không có tác động trực tiếp đến Nga. Trong khi đó, việc hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc, cũng như việc nước này gia tăng các yêu sách chủ quyền tại biển Đông, đe dọa chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước trong khu vực thời gian gần đây... vô hình chung đã tạo nên một thị trường xuất khẩu vũ khí béo bở cho Nga.
Chỉ tính riêng trong năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga đạt 13,2 tỷ USD, trong đó riêng thị trường Trung Quốc đã đạt 3,4 tỷ USD (chiếm 25,8 %). Gần đây nhất, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra từ ngày 20-21/5/2014, đã khoảng 30 hợp đồng được ký kết giữa Bắc Kinh và Moscow, một trong số này là hợp đồng mua bán chiến đấu cơ Su-35. Bên cạnh đó, các nước ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Myanma... cũng là những khách hàng lớn cho các mặt hàng vũ khí của Nga. “Ngao cò đánh nhau, ngư ông thủ lợi”, dù là những cư dân Slavơ xa xôi, nhưng Nga chắc chắn vẫn hiểu rất rõ câu thành ngữ này.
* Chuyển hướng thị trường năng lượng
Một lý do khác cũng được các nhà phân tích nêu ra để cắt nghĩa cho sự “im lặng” của Nga là liên quan đến vấn đề năng lượng. Hiện tại, Nga vẫn đang duy trì vị thế dẫn đầu lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Trong đó,EU được coi là thị trường nhập khẩu năng lượng hàng đầucủa Nga ( năm 2013 EU nhập khẩu của Ngatới 42% nhu cầu khí đốt và 33% nhu cầu xăng dầu). Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Nga đã sử dụng năng lượng như một thứ vũ khí đầy quyền năng để hạn chế sự bao vây, cấm vận của Mỹ và EU. Tuy nhiên,nếu một khi EU hóa giải được thứ vũ khí này, thì Nga chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi hơn nữa. Lường trước cho điều này,sự chuyển hướng thị trường năng lượng- mà Trung Quốc là điểm đến, trở thành nhu cầu tất yếu của Nga.
Nếu như trong suốt một thời gian dài, Nga chỉ chủ yếu xuất khẩu dầu thô với khối lượng khiêm tốn sang Trung Quốc, thì với những diễn biến gần đây, đã cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Tháng 6 năm 2013, Tập đoàn dầu khí khổng lồ Rosneft của Nga đã ký hợp đồng cung ứng dầu mỏ trị giá 270 tỷ USD trong thời hạn 25 năm với Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC). Đặc biệt,gần đây nhấtlàvào ngày 21/5, hãng dầu Gazprom của Nga và Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký hợp đồng khí đốt có trị giá lên tới400 tỷ USD trong vòng 30 năm. Với những hợp đồng “khồng lồ” này, Trung Quốc trong tương lai gần sẽ trở thành nhà nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn nhất của Nga.Điều này rất có lợi cho Nga, dự phòng cho những trường hợp xấu khi nguồn xuất khẩu dầu khí sang châu Âu bị đóng băng...
Như vậy, việc Nga giữ thái độ im lặng trước những căng thẳng tại biển Đông hiện nay là điều không lấy gì là khó hiểu. Nhưng liệu Moscow có thể im lặng được mãi ?
Dù thế nào chăng nữa, với những gì mà Nga đang thể hiện, cũng đủ khiến người ta phải liên tưởng đến một câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh Lord Palmerston: “Không có đồng minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có những lợi ích dân tộc là vĩnh viễn mà thôi”.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment