“Hội chứng vâng lời” và sự mê muội, cuồng tín! - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

 - Cuộc tranh luận xung quanh đề toán của một thày giáo đã làm xôn xao dư luận và đến tận tai Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo trong chương trình Chuyện đương thời của Đài Truyền hình Việt Nam mới đây. 


Cái đề toán gây tranh cãi đó là: Trên một chiếc tàu thủy có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”.
Theo khảo sát của VTV, 3/4 học sinh lớp 2 cho ra đáp án tuổi thuyền trưởng là 40 (sai). Điều thất vọng nhất là không em nào dám đặt ra nghi vấn về chuyện nhầm lẫn của người ra đề.
Trao đổi tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: “Suy nghĩ của học sinh vẫn còn thụ động, các em chưa trải qua những đề thi ra sai và chưa biết rằng đề thi ra sai là chuyện bình thường.”
Song, mình đồng tình với ý kiến một khách mời khác của chương trình là GS Nguyễn Lân Dũng khi ông cho rằng: “Các em thường gắn với kiến thức sách vở, nên ít động não. Chúng ta đang đào tạo những bộ óc chứ không phải đào tạo những bộ sách. Đừng nhét kiến thức vào đầu các em mà phải cung cấp kiến thức để các em động não tốt hơn”.
Sâu xa hơn, mình không nghĩ đây chỉ là lỗi của riêng ngành giáo dục mà nó còn là một nét “truyền thống không quý báu” có tên là “sự vâng lời”.
Không biết từ bao giờ, người Việt ta coi “sự vâng lời” như một chuẩn mực của đạo đức.
Ngay từ còn ấu thơ, đứa trẻ trong gia đình đã được dạy dỗ là vâng lời cha mẹ. Lớn lên đến lớp là vâng lời thày cô. Khi trưởng thành là vâng lời cấp trên…
Những đứa trẻ biết vâng lời cha mẹ là đứa con ngoan. Học sinh biết vâng lời cha mẹ là hạnh kiểm tốt. Nhân viên (hoặc cấp dưới) biết vâng lời thủ trưởng là phẩm chất đạo đức tốt…
Điều này khiến “dây thần kinh hoài nghi” bị đứt gãy. Bởi tư duy cha mẹ luôn luôn đúng, thầy cô duy nhất đúng, thủ trưởng tuyệt đối đúng đã biến mỗi con người trở thành cái máy nhất nhất nghe và tin theo.
Đây là phản khoa học bởi khoa học là nghi ngờ, là phủ định. Nếu như không có nghi ngờ và phủ định, nhân loại sẽ không thể có Newton và nếu có Newton thì cũng không thể có Albert Einstein. Thậm chí, trái đất sẽ mãi mãi đứng yên nếu Galileo không có tư duy phủ định.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa kinh nghiệm nhiều khi chỉ còn là cổ tích. Những đúc kết kiểu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa…” phải vĩnh viễn nhường chỗ cho các Đài khí tượng chẳng hạn.
Tư duy “vâng lời” còn bi kịch ở chỗ cha mẹ, thầy cô, thủ trưởng luôn tâm niệm rằng mình duy nhất đúng đến mức lâu dần, họ không còn “phẩm chất” thừa nhận sai lầm của bản thân dù “Vua chúa còn có khi sai”.
Khi trả lời con gái, Các Mác đã từng nói câu mà ông yêu thích nhất là “Hãy hoài nghi tất cả”. Khoa học trước hết là biết hoài nghi.
Vâng lời chỉ tốt khi những “lời” đó là chân lỳ và ngược lại sẽ là sự cuồng tín mu muội, phải không các bạn?


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top