Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Bàn về chữ "Sầu", người ta có nhiều chữ để diễn tả nỗi sầu ở các mức độ khác nhau: sầu da diết, sầu thê lương, sầu vạn cổ, sầu man mác, sầu đau sầu đớn,....
Nhưng tả được nỗi sầu một cách cụ thể, rất bình dân nhưng cũng rất văn hoa thì chỉ có Nguyễn Du:
"Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê."
Tôi vốn là học sinh chuyên toán. Khi nghe câu này lần đầu thì chẳng hiểu gì cả. Lại nghĩ "sầu đong" là cái gì nhỉ? Có lẽ "sầu đông" mà người ta in nhầm chăng? Mà cây sầu đông mà "càng lắc" thì chỉ có nước ... rụng lá chứ càng đầy là nghĩa gì? Hay là lá rụng đầy sân? Cụ Tố Như có linh thiêng thì xin thứ cho chứ thực tình hồi trung học tôi nghĩ như vậy.
Thường cái gì đong trong lon, trong thúng, khi ta "càng lắc "thì nó "càng vơi" xuống. Không tin thì bạn thử xúc một .. lon gạo rồi lắc thử xem. Rõ ràng là "càng lắc càng vơi" Thế nhưng nỗi sầu thì không biết Nguyễn Du đong bằng cái gì nhưng lại "càng lắc càng đầy"! Quả thật nỗi buồn khi ta càng gặm nhấm nó thì nó lại càng lớn thêm lên chứ chẳng bớt đi chút nào.
Sầu đong "càng lắc càng đầy"
Mà đối với tuổi mới lớn thì còn nỗi buồn nào thấm thía cho bằng chia tay với người yêu. Gặp nhau cả ngày trời, vừa mới chia tay đã nhớ, đã muốn gặp lại ngay. Trong lòng lúc nào cũng bồn chồn, không yên, chỉ muốn gặp lại người yêu ngay lập tức. Mà gặp không được thì sinh buồn sầu, xem mỗi giờ trôi qua dài cả thế kỷ (mà nhất là khi không có cả cái "a-lô" thì còn khổ đến mức nào). Chỉ mong sao trời mau sáng để có dịp gặp lại người yêu.
Vừa mới sáng đã mon men đến nhà em (hay nhà anh) thì mới hay cả nhà em ... đi chơi xa, lâu lắm đến ... chiều mai mới về. Ối giời ơi, sao không bảo nhau tiếng nào ...
Kinh Thi có câu "Nhất nhật bất kiến như tam thu hề" nghĩa là "một ngày không gặp dài như ba năm" mà cụ Nguyễn Du đã "phiên dịch" sang Việt ngữ rất tài tình, rất chuẩn và cũng rất bình dân: "Ba thu dọn lại một ngày dài ghê."
Thế mà em đến mãi tối mai mới về. Cơ khổ. Cứ mỗi lần nhớ là mỗi lần "lắc" (lắc cái nỗi sầu chứ không phải thuốc lắc nhé, đừng có mà vớ vẫn) và càng lắc thì cái nỗi buồn cứ thế mà dâng lên, đầy lên mãi, muốn không nghĩ cũng không được.
Sầu đong càng lắc càng đầy
Sầu đong "càng lắc càng đầy"
Nhưng tả được nỗi sầu một cách cụ thể, rất bình dân nhưng cũng rất văn hoa thì chỉ có Nguyễn Du:
"Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê."
Tôi vốn là học sinh chuyên toán. Khi nghe câu này lần đầu thì chẳng hiểu gì cả. Lại nghĩ "sầu đong" là cái gì nhỉ? Có lẽ "sầu đông" mà người ta in nhầm chăng? Mà cây sầu đông mà "càng lắc" thì chỉ có nước ... rụng lá chứ càng đầy là nghĩa gì? Hay là lá rụng đầy sân? Cụ Tố Như có linh thiêng thì xin thứ cho chứ thực tình hồi trung học tôi nghĩ như vậy.
Thường cái gì đong trong lon, trong thúng, khi ta "càng lắc "thì nó "càng vơi" xuống. Không tin thì bạn thử xúc một .. lon gạo rồi lắc thử xem. Rõ ràng là "càng lắc càng vơi" Thế nhưng nỗi sầu thì không biết Nguyễn Du đong bằng cái gì nhưng lại "càng lắc càng đầy"! Quả thật nỗi buồn khi ta càng gặm nhấm nó thì nó lại càng lớn thêm lên chứ chẳng bớt đi chút nào.
Sầu đong "càng lắc càng đầy"
Mà đối với tuổi mới lớn thì còn nỗi buồn nào thấm thía cho bằng chia tay với người yêu. Gặp nhau cả ngày trời, vừa mới chia tay đã nhớ, đã muốn gặp lại ngay. Trong lòng lúc nào cũng bồn chồn, không yên, chỉ muốn gặp lại người yêu ngay lập tức. Mà gặp không được thì sinh buồn sầu, xem mỗi giờ trôi qua dài cả thế kỷ (mà nhất là khi không có cả cái "a-lô" thì còn khổ đến mức nào). Chỉ mong sao trời mau sáng để có dịp gặp lại người yêu.
Vừa mới sáng đã mon men đến nhà em (hay nhà anh) thì mới hay cả nhà em ... đi chơi xa, lâu lắm đến ... chiều mai mới về. Ối giời ơi, sao không bảo nhau tiếng nào ...
Kinh Thi có câu "Nhất nhật bất kiến như tam thu hề" nghĩa là "một ngày không gặp dài như ba năm" mà cụ Nguyễn Du đã "phiên dịch" sang Việt ngữ rất tài tình, rất chuẩn và cũng rất bình dân: "Ba thu dọn lại một ngày dài ghê."
Thế mà em đến mãi tối mai mới về. Cơ khổ. Cứ mỗi lần nhớ là mỗi lần "lắc" (lắc cái nỗi sầu chứ không phải thuốc lắc nhé, đừng có mà vớ vẫn) và càng lắc thì cái nỗi buồn cứ thế mà dâng lên, đầy lên mãi, muốn không nghĩ cũng không được.
Sầu đong càng lắc càng đầy
Sầu đong "càng lắc càng đầy"
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment