Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Vụ việc lùm xùm suốt hơn 2 tháng nay quanh việc cô hiệu trưởng đi taxi làm học trò lớp 2 gãy chân, chưa thấy có một lời hối lỗi.
Những ngày đầu năm này, ngành giáo dục Hà Nội có một
câu chuyện buồn tê tái, đó là chuyện cô Hiệu trưởng trường tiểu học Nam
Trung Yên bị đích thân ông Nguyễn Đức Chung- Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu
cầu đình chỉ chức vụ để làm rõ việc có hay không chuyện cô ngồi trên xe
taxi đi vào sân trường, đâm gãy chân em bé lớp 2.
Tai
nạn xảy ra là 1 điều đáng tiếc, vết gãy xương đùi của cháu bé rồi thời
gian sẽ làm liền sau khi trải qua những ca phẫu thuật đau đớn. Nhưng
niềm tin vào sự trung thực của một môi trường giáo dục, niềm tin vào
tình người, tình thầy trò thì đã bị đổ vỡ.
Sau khi
tai nạn xảy ra vào ngày 1-12-2016, cô hiệu trưởng đã phát phiếu thăm dò
cho cả trường để yêu cầu giáo viên, học sinh cho biết có thấy chiếc xe
nào đi vào sân trường ngày hôm đó không, kết quả là 100% phiếu thu về là
không, không có chiếc xe nào hết. Bé lớp 2 tự chơi và tự ngã trên sân
trường.
Ngày hôm qua, 14-2, thông tin cho biết công
an TP Hà Nội đã tìm ra người lái taxi này, người đàn ông đã thừa nhận
có lái taxi vào sân trường ngày hôm đó, có va “cục” vào 1 em học sinh,
em bé ngã ra nhưng các cô trong trường bảo không có chuyện gì đâu, và
ông ra về. Vợ người lái taxi cũng đã tìm đến nhà nạn nhân để xin lỗi về
tai nạn không may do chồng mình gây ra.
Còn cô hiệu trưởng thì sao?
Sau
cuộc phát phiếu thăm dò mang về kết quả “trắng án, sau rất nhiều lần
đối chất thì cô cho biết đã sực “nhớ ra” ngày hôm đó ngồi trên xe taxi
đi vào sân trường. Nhưng cô không thừa nhận xe va vào trò dẫn đến gãy
chân, không đến hỏi han tình hình em. Và mới nhất, lại có thêm một lá
đơn của cán bộ, giáo viên trong trường “kêu oan” cho cô.
Tôi
đọc những thông tin này mà thấy buồn tê tái. Buồn cho sự thật, buồn cho
tình người, buồn cho tình thầy trò, buồn cho nhân cách của nhiều người
trong môi trường giáo dục. Dù không muốn có những kết luận kiểu quy
chụp, nhưng những sự việc thế này, đã làm cho đạo đức xã hội xuống cấp,
làm cho xã hội mất niềm tin, không còn biết tin vào đâu.
Trung
thực với lỗi mình vô tình gây ra, có khó lắm không? Nếu cô hiệu trưởng
ngay từ đầu thừa nhận mình ngồi trên chiếc taxi đó, chuyện sẽ không bức
xúc, lùm xùm đến tận bây giờ, tốn bao nhiêu giấy mực của báo chí. Nếu cô
hiệu trưởng có thái độ thương xót tai nạn của học trò, cô tìm đến nhà
thăm hỏi em, chia sẻ với cha mẹ em, câu chuyện đã không bị đẩy đi xa đến
mức như hiện nay.
Đứng trước một sự thật mười
mươi, người ta vẫn cố tình khỏa lấp, cố tình che giấu, đậy điệm một cách
vô liêm sỉ và trắng trợn, thử hỏi người đó còn xứng đáng đứng trên bục
giảng để nói ra những lời hay ý đẹp răn dạy học trò nữa hay không?
Sự
tha hóa trong đạo đức con người đã là đáng sợ, sự tha hóa đạo đức trong
hàng ngũ những người đứng trên bục giảng còn đáng sợ hơn, bởi nó ảnh
hưởng đến nhiều lứa học trò đang hình thành nhân cách làm người.
Tôi
tin rằng, đọc câu chuyện này, những phụ huynh có con đang theo học tại
trường tiểu học Nam Trung Yên sẽ là những người buồn nhất. Họ sẽ nói ra
sao với con mình về cô hiệu trưởng nhà trường? Nói ra sao về những thầy
cô giáo đã điền vào phiếu để khẳng định không có chiếc xe taxi nào đi
vào sân trường ngày hôm ấy?
Có cái hố nào mà chui
vào, khi những người lớn dối trá, thẳng tay giết chết sự thật phải đối
mặt với những đôi mắt trong trẻo, ngây thơ của lũ trẻ con?
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment