Bổ nhiệm hotgirl xứ Thanh trái luật: Những câu hỏi khó - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

 - “Tại sao Sở Xây dựng Thanh Hóa lại cho bà Quỳnh Anh nghỉ việc để không còn là cán bộ công chức, không phải thực hiện nghĩa vụ kiểm tra tài sản?”.


Truy trách nhiệm đến cùng

Sáng 30/3, UBND tỉnh Thanh Hoá đã công bố kết luận thanh kiểm tra liên quan đến việc bổ nhiệm “thần tốc” bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986), nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa)  khiến dư luận xôn xao thời gian qua.
Văn bản nêu rõ, việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh giữ chức vụ Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản kết luận khẳng định không đúng quy định khi chưa đủ các chỉ tiêu về số năm công tác, trình độ.
Việc quy hoạch chức danh lãnh đạo Sở Xây dựng đối với bà Quỳnh Anh giai đoạn 2015-2020 tại thời điểm năm 2014, kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng khẳng định còn tồn tại nhiều thiếu sót trong việc thẩm tra, đánh giá toàn diện cán bộ.
Về việc xác minh tài sản đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, kết luận thanh kiểm tra khẳng định chưa phát hiện được bà Quỳnh Anh có hành vi tham nhũng. Đến thời điểm thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức, vì vậy chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh.
Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, bà Trần Thị Quốc Khánh, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định kết luận của Thanh Hóa đã chỉ ra được những tồn tại mà dư luận quan tâm thời gian qua.
Là người trực tiếp có mặt trong đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với tỉnh Thanh Hóa sáng 29/3, bà Khánh khẳng định, báo cáo của địa phương đã chỉ rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan đến việc bổ nhiệm trái phép bà Quỳnh Anh.
Trách nhiệm đầu tiên là Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, sau đó là đến Sở Nội vụ và Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
“Ở đây trách nhiệm mới tập trung vào Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa nên thẩm quyền thuộc về tỉnh ủy quản lý. Đoàn kiểm tra sẽ yêu cầu vị này giải trình, tại sao lại bổ nhiệm như thế và đề xuất đưa bà Quỳnh Anh vào quy hoạch Phó Giám đốc Sở. Trên cơ sở đó sẽ có một hội đồng xem xét các sai phạm đến đâu để kỷ luật đến đó.
Nếu mà có liên quan đến lãnh đạo tỉnh ở cấp cao thuộc Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý thì lúc đó Trung ương sẽ xem xét sau”, bà Khánh khẳng định.
Theo nữ ĐBQH Hà Nội, vấn đề bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh dư luận đang rất quan tâm. Nếu tỉnh ủy Thanh Hóa làm đến nơi đến chốn thì dư luận không có ý kiến còn ngược lại chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp, ĐBQH Hà Nội nhận định, việc quy trách nhiệm cho các cá nhân, tập thể mà phía Thanh Hóa chỉ ra khá đầy đủ.
“Vấn đề xử lý kỷ luật khi bổ nhiệm sai bà Quỳnh Anh phải thực hiện đúng trình tự xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức. Trước hết, chúng ta xem xét trách nhiệm của từng người, mức độ sai phạm đến đâu  và trên tinh thần quy định của pháp luật để có hình thức xử lý tương xứng.
Nếu trong quá trình điều tra mà Thanh Hóa thấy trách nhiệm thuộc về những người cao hơn do Trung ương quản lý thì khi đó Thủ tướng chính phủ, Trung ương sẽ vào cuộc chỉ đạo”, ông Hà khẳng định.
Vị ĐBQH cho rằng Thanh Hóa không phải là địa phương duy nhất trong cả nước dính đến những lùm xùm trong bổ nhiệm, quản lý cán bộ.
Do đó việc làm cần thiết lúc này là phải rà soát lại công tác cán bộ tại các địa phương cho chặt chẽ hơn để tránh những sai phạm tương tự.
Làm rõ vì sao cho nghỉ việc
Nhìn nhận ở góc độ khác, ông Triệu Thế Hùng, Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ĐBQH đoàn Lâm Đồng khẳng định còn nhiều vấn đề đằng sau kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh cần phải làm rõ.
Theo quan điểm  của ông Hùng, kết luận thanh kiểm tra của Thanh Hóa về các sai phạm chỉ là bước đầu. Việc xử lý như thế nào để mang tính làm gương, có sức răn đe và thỏa mãn đòi hỏi của dư luận mới quan trọng.
“Nếu chỉ kết luận không thì theo tôi chưa đủ và thỏa mãn. Cái quan trọng nhất là phải có giải pháp để xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể vi phạm dẫn đến việc bổ nhiệm sai đó.
Sai thì phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà sai? Ai là người chỉ đạo cho việc làm sai đó. Và cái sai đó giờ phải có giải pháp rút kinh nghiệm như thế nào? Cái chính là rút kinh nghiệm. Không phải chỉ ra bệnh mà chúng ta phải chữa bệnh như thế nào cho hiệu quả”, ông Hùng nêu vấn đề.
Một vấn đề quan trọng khác được vị ĐBQH đoàn Lâm Đồng đặt ra, đó là việc Sở Xây dựng Thanh Hóa đồng ý cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh nghỉ việc khi báo chí và dư luận chỉ ra nhiều bất thường trong việc bổ nhiệm, cất nhắc bà Quỳnh Anh lên các vị trí cao hơn.
“Chức vụ phải đi theo với năng lực thực sự. Việc này được thể hiện ở 2 vấn đề. Thứ nhất là định lượng bằng hệ thống bằng cấp anh được đào tạo bài bản, chính thống về lĩnh vực đó. Thứ hai là thước đo uy tín tại cơ sở, cơ quan. Việc bà Quỳnh Anh còn trẻ không quan trọng. Nhiều người trẻ cũng vẫn giữ những chức vụ quan trọng, thậm chí làm Tổng thống, Thủ tướng. Tuy nhiên ở đây tỉnh Thanh Hóa đã làm không đúng quy trình.
Còn chuyện, tỉnh muốn kiểm tra lượng tài sản nhưng bà Quỳnh Anh đã ra khỏi nhà nước cần phải được làm rõ. Vấn đề là ai đồng ý cho bà Quỳnh Anh nghỉ việc để không còn là công chức, viên chức nữa, để không phải chịu sự kiểm tra, giám sát? Khi có dư luận thì đâu phải bà Quỳnh Anh tự nguyện làm đơn xin nghỉ việc là đủ.
Trong trường hợp này, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm xem xét có nên cho bà này nghỉ hay tiếp tục giữ lại kiểm tra, xem xét. Ít nhất tỉnh Thanh Hóa làm mọi sự minh bạch, thỏa mãn dư luận đòi hỏi. Hoặc nếu bà Quỳnh Anh không có vi phạm thì trả lại sự trong sáng cho cá nhân”, ông Hùng nhấn mạnh.
Quy trình bổ nhiệm bất thường
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tấn Tuân, Bí thư tỉnh Khánh Hòa, nguyên ĐBQH Khánh Hóa khóa XIII với Đất Việt xung quanh việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
“Đây là sự bất bình thường trong việc bố trí tổ chức cán bộ. Làm như vậy là không được. Quy trình bổ nhiệm chức trưởng, phó phòng thì phải hỏi ý kiến của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, ủy ban kiểm tra, Ban tổ chức tỉnh ủy. Sau khi được các cơ quan trên đồng ý thì Giám đốc Sở xây dựng mới dám bổ nhiệm chứ không phải mình ông ấy có thể quyết định”, ông Tuân nhấn mạnh.
Bí thư tỉnh Khánh Hòa khẳng định, từ trước nay địa phương này làm rất bài bản trong việc bổ nhiệm cán bộ, cất nhắc các vị trí lãnh đạo.
“Khánh Hòa không bao giờ có tình trạng con ông cháu cha hay quen biết ông này ông kia. Bổ nhiệm bao giờ cũng phải đúng điều kiện, đúng tiêu chuẩn và được tập thể tín nhiệm, đặc biệt là lấy phiếu từ phòng người đó công tác thì mới được bổ nhiệm”, ông Tuân chia sẻ.
Nguyễn Hoàn


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top