Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Chỉ tính thu nhập, nếu bình quân mỗi người 10 triệu đồng/tháng thì sẽ là 120tr/năm X 23 người = 2.760 triệu. Tức là mỗi năm, cái sở NN&PTNT đó tiêu vô lý mất gần 3 tỉ bạc, qui ra thóc thì chao ôi, không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức của nông dân. Đó mới là lương, chưa tính “bổng”, “lậu” cùng hàng loạt các chi phí khác...
Ông Trần Quốc Tỏ, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ trên tinh thần thẳng thắn, trung thực và cầu thị. Đoàn Thanh tra của Bộ Nội vụ đang tiến hành làm rõ, tuần tới sẽ có kết quả cụ thể, cung cấp cho các cơ quan báo chí. Đó là những thông tin mới nhất xung quanh việc bổ nhiệm “thừa” 23 cán bộ tại Sở NN&PTNT tỉnh này.
Chuyện “đông quan” ở nước ta không hiếm. Sở Xây dựng Gia Lai có 33 cán bộ, nhân viên thì trong đó có tới 17 người là cán bộ. Gồm 1 Giám đốc, 4 Phó Giám đốc, 12 Phó, Trưởng phòng. Một sở ở Thanh Hóa có tới 9 ông lãnh đạo. Một sở ở Hải Dương có tới 44 ông lãnh đạo/46 cán bộ, nhân viên. Và mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên thừa đến 23 vị so với chỉ tiêu… Đáng nói, ở sở NN&PTNT Thái Nguyên có một số phòng chuyên môn, cán bộ nhiều hơn chuyên viên như Phòng Kế hoạch tài chính biên chế 11 nhưng có tới 7 lãnh đạo (1 trưởng phòng và 6 phó phòng). Phòng Quản lý xây dựng công trình biên chế có 4 thì có tới 3 lãnh đạo.
Việc nhiều lãnh đạo, mừng hay lo, vui hay buồn?
Có lẽ là… mừng, rất mừng. Vui, “kịch liệt” vui. Bởi người xưa có câu: “Một người lo bằng kho người làm”. Vậy thì thêm một lãnh đạo là thêm cả một “kho người làm” nữa, sao lại không vui?
Mà không chỉ thế, còn oai và oách nữa. Trên cái “các vi dít” có thêm một chức danh, ví như “Trần Văn Tèo, TS, Phó trưởng phòng ABCD…”. Oai, oách! Mà không chỉ oai oách cho cá nhân còn là oai oách của cả tập thể. Bản báo cáo cuối năm sẽ tưng bừng: “Năm qua, công tác cán bộ của chúng ta được quan tâm đặc biệt. Đã có nhiều đồng chí xuất sắc được tham gia lãnh đạo…”.
Dân sướng, quan mừng, thế là trọn vẹn cả vui và mừng rồi còn gì nữa?
Ấy là nói thế thôi, chứ người xưa có câu: “Đa quan, tàn dân”.
Thử làm một phép tính đơn giản về 23 nhân lực “thừa này”. Chỉ tính thu nhập, nếu mỗi người khoảng 10 triệu đồng/tháng thì sẽ là 120tr/năm X 23 người = 2.760 triệu. Tức là mỗi năm, cái sở NN&PTNT đó tiêu vô lý mất gần 3 tỉ bạc, qui ra thóc thì chao ôi, không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức của nông dân. Đó mới là lương, chưa tính “bổng”, “lậu” cùng hàng loạt các chi phí khác...
Vả lại, nhiều quan chắc gì công việc đã tiến triển tốt. Bằng chứng là nông nghiệp của hai tỉnh, Thanh Hóa và Thái Nguyên không mạnh, thậm chí còn có nhiều mặt yếu kém so với nhiều địa phương khác. Còn dân thì không khéo còn nghèo hơn, khổ hơn nhiều nơi khác nữa.
Thế nên trước sự việc trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh, báo cáo Thủ tướng trước ngày 31/3/2017.
Cách đây 700 năm, khi từ Yên Tử về kiểm tra triều đình, nhìn thấy quyển sổ danh sách quan lại, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã quẳng sách, giận dữ mắng rằng: “Quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi”. Mới đây, ĐB Quốc hội XIII Trần Du Lịch cũng thốt lên đầy lo ngại: “Bộ máy phình to thế, dân nào nuôi nổi”.
Chợt nhớ một câu thơ trong bài thơ “Thường dân” của tác giả Nguyễn Long: “Đông thì chật, ít thì thưa – Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân”. Nếu cứ bổ nhiệm như các địa phương trên, sợ biết đâu sẽ thành phong trào thi đua “toàn dân… làm quan” để rồi dân thành “hàng hiếm”, các bạn nhỉ?!
Bùi Hoàng Tám
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment