Đừng biến văn nghệ sĩ thành người đi xin tiền và ngược lại…! - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Vâng, xin nói tiếp mệnh đề thứ hai của câu trên, đó là văn nghệ sĩ cũng đừng tự biến mình thành người đi xin. Thành thực, mỗi lần gặp gỡ các vị lãnh đạo, thấy các sếp lãnh đạo văn nghệ sĩ nhà mình than thở, “xin xỏ”, người viết bài này cứ thấy nó…. “làm sao ấy”. Ngượng và tủi!


Có thể nói, hiếm có quốc gia nào mà văn nghệ sĩ nhận được sự quan tâm của Nhà nước và Nhân dân như ở Việt Nam. Bằng chứng là hàng loạt các giải thưởng cao qui như Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác giả sáng tác, danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho lĩnh vực biểu diễn mà đi kèm là những giá trị vật chất không lớn nhưng với điều kiện nước ta, cũng không thể nói là nhỏ.
Đó là chưa kể các cuộc gặp gỡ của các vị lãnh đạo cao cấp với văn nghệ sĩ, trí thức mà gần đây nhất là buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam của người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 5/8 vừa qua.
Cùng với Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành, tại buổi gặp gỡ, Thủ tướng đã tâm sự rất chân thành: “Tôi đến đây để lắng nghe, bàn cách tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ Liên hiệp hội thực hiện tốt vai trò, sứ mạng của mình. Thủ tướng luôn lắng nghe mọi ý kiến của văn nghệ sĩ”.
Khi Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật đề nghị Thủ tướng lập đề án xây dựng làng nghệ sĩ khoảng 300 căn nhà nhằm giải quyết vấn đề nhà ở để nghệ sĩ yên tâm cống hiến, ngay lập tức, Thủ tướng đã “giao TP Hà Nội giải quyết đất, trung ương hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng, có cơ chế hợp lý để xây dựng nhà ở cho các văn nghệ sĩ có đóng góp nhưng đang gặp khó khăn về nhà ở. Bước đầu có thể xây dựng 200 căn hộ dạng này” - Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, là người đứng đầu Chính phủ đồng thời là nhà kinh tế, Thủ tướng cũng lưu ý: “Chúng ta không chạy theo thị trường, thương mại hóa nhưng chúng ta cần nghiên cứu xu hướng, nhu cầu của thị trường để đáp ứng”.
Những lời nhắn nhủ khiến người viết bài này, một hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đồng thời cũng là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội không khỏi suy nghĩ bởi văn nghệ sĩ, dù sáng tác hay biểu diễn cũng là một nghề mà đã làm nghề thì nên và hãy sống bằng nghề của mình.
Biết rằng Nhà nước và Nhân dân luôn ưu ái văn nghệ sĩ nhưng liệu có nên và có được phép lạm dụng điều đó? Nhất là khi ngân sách đất nước đang rất khó khăn. Đành rằng số tiền đó không lớn nhưng nó cứ… thế nào ấy bởi đó là tiền thuế của dân mà tiền thuế thì vốn nhiều mồ hôi, nước mắt.
Mặt khác, văn nghệ sĩ cũng là công dân mà là công dân, trên hết và trước hết hãy bình đẳng với mọi công dân khác.
Thành thực, mỗi lần gặp gỡ các vị lãnh đạo, thấy các sếp lãnh đạo văn nghệ sĩ nhà mình than thở, “xin xỏ”, người viết bài này cứ thấy nó…. “làm sao ấy”. Ngượng và tủi!
Mới đây, trên báo Tuổi trẻ có dòng tít: “Đừng biến văn nghệ sĩ thành người đi xin tiền”. Tôi – Bùi Hoàng Tám, một “người trong cuộc” xin được thêm rằng “văn nghệ sĩ cũng đừng tự biến mình thành người đi xin”!
Hãy tận tâm cống hiến và sống bằng nghề của mình, đó là hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ!
Bùi Hoàng Tám


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top