Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Sáng nay (31/8) tại Hà Nội, báo Giáo dục&Thời đại tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Yêu thông thái”.
Hiện nay, tuổi dậy thì đến rất sớm, có những em chỉ mới học lớp 3, lớp 4 đã có kinh nguyệt. Đồng nghĩa với việc dậy thì sớm là những cảm xúc, giao động với các bạn khác giới cũng đến sớm. Chính vì vậy, tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Yêu thông thái”, các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách phòng tránh những điều không mong muốn về các bệnh truyền nhiễm và có thêm các kỹ năng sống.
Đồng thời, đây là cơ hội để các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, đặc biệt là học sinh, sinh viên chia sẻ về những thông tin, trao đổi và cách nói lời từ chối khi yêu, đồng thời chia sẻ, giúp đỡ nhìn nhận đúng về tình yêu, hôn nhân, chăm sóc sức khỏe sinh sản…
Cô giáo can thiệp chuyện tình yêu của học sinh?
Đó là câu hỏi của một độc giả ở Hòa Bình gửi đến. Để gỡ rối giúp bạn học sinh này, Thạc sĩ tâm lý Vũ Thu Hà - Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường - trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) chia sẻ: “Khi cô giáo can thiệp vào chuyện tình yêu của học sinh, đồng nghĩa với việc cô giáo có sự quan tâm chia sẻ về bản thân em và đang lo lắng liệu chuyện tình cảm của em có ảnh hưởng đến việc học tập hoặc những vấn đề cuộc sống quanh em không”.
Tuy nhiên, thạc sĩ Hà cũng lưu ý: “Ở tuổi của em thì chuyện yêu đương được cho là riêng tư và em không muốn cho ai biết đến chuyện đó, ngay cả cô giáo của mình. Nhưng cô giáo đã biết, có nghĩa là câu chuyện của em đã rất nhiều người biết và em đã công khai chuyện này. Vì vậy, trong tình huống này, em có thể cảm ơn cô và em có thể cảm thấy những gì em có thể chia sẻ được thì em nói với cô giáo còn những gì là riêng tư em có thể xây dựng giới hạn, giữ riêng cho bản thân mình”.
“Với cá nhân của chị, những chia sẻ của cô giáo là một điều gì đó, có thể là những trải nghiệm mình học được, tuy nhiên cũng không nhất thiết mình phải làm ngay. Nhưng mình trân trọng và biết ơn điều đó. Và nếu em không muốn cô can thiệp, em không nhất thiết phải nói ra, nhưng nên cảm ơn cô vì sự quan tâm đó”, thạc sĩ Hà góp ý.
Mất cân bằng giới tính
Liên quan đến vấn đề mất cân bằng giới tính, một độc giả ở Hà Nội hỏi: “Hiện nay cơ chế quản lý đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ động cung cấp các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản trên thị trường thương mại hay chưa? Trên thực tế, thị trường cung ứng các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản tại Việt Nam còn chưa phát triển. Chuyên gia nghĩ gì về hiện trạng này?”
Chia sẻ về vấn đề trên, bác sĩ Hoàng Thị Hường – Nguyên chuyên viên Vụ Cơ cấu và Chất lượng Dân số - Tổng Cục Dân số, Kế hoạch hóa Gia đình (Bộ Y tế) cho biết: “Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn tới hậu quả khôn lường”.
Bác sĩ Hường cũng chia sẻ thêm: “Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn tới việc “Thừa nam giới, thiếu nữ giới” trong độ tuổi kết hôn sẽ tạo ra hậu quả tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với với viễn cảnh dư thừa từ 2,4 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ”.
Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới gia đình và cộng đồng.
Số lượng nam giới không có khả năng kết hôn tăng. Nhiều đàn ông Việt Nam sẽ có nguy cơ không tìm được vợ.
“Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ có thể phải kết hôn sớm. Tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao. Tình trạng bạo hành giới, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em sẽ gia tăng, bất ổn xã hội do những thất vọng về mặt xã hội và tình dục của nam giới”, bác sĩ Hường nhấn mạnh.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment