Nhận diện “chạy": Kỳ 2: Không “chạy” không được - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Những năm gần đây, nhiều cơ quan công quyền đã quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, yêu cầu cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, các qui định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở… Theo đó, việc giải quyết các giấy tờ, thủ tục hành chính cho người dân, như khai sinh, chứng tử, đăng ký hộ khẩu, kết hôn, đăng ký tài sản, làm chứng minh thư, căn cước, hộ chiếu, chứng thực giấy tờ… đã có nhiều tiến bộ.

So với trước đây, sự phiền hà, nhũng nhiễu đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện, soi chiếu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến nhu cầu pháp lý của người dân và doanh nghiệp thì nền hành chính công của nước ta còn một số hạn chế nhất định.
Mặc dù Đảng có rất nhiều Nghị quyết lãnh đạo, Nhà nước ban hành không ít văn bản qui phạm pháp luật và nỗ lực rất lớn trong cải cách hành chính để thúc đẩy các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” để người dân sống trong nước Việt Nam độc lập được hưởng cuộc sống tự do và hạnh phúc.
Những tiến bộ và nề nếp trong hoạt động hành chính công chưa đủ sức làm giảm những hệ lụy của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường. Cải cách hành chính tốt sẽ tạo ra động lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần ổn định chính trị, an ninh đất nước. Nhưng, xem ra cho đến nay nhiệm vụ này còn yếu kém, thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều việc, bộ máy hành chính công còn trở thành sức ì, lực cản kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội mà nguyên nhân là một số cán bộ, công chức đã tha hóa đạo đức, buộc người dân và doanh nghiệp phải “chạy”, không “chạy” không được.
Hiện còn hàng ngàn vụ việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện gây bức xúc trong dư luận. Rất nhiều vụ, quả bóng trách nhiệm được đá lên, đá xuống, đá qua, đá lại đến nay vẫn còn dang dở.
Trong đời sống xã hội việc “chạy” xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Ai cần việc gì thì chạy việc đó. “Chạy” đã trở thành thói quen của mọi gia đình, mọi tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tăng thêm quyền, tăng thêm cơ hội làm ăn, tăng lợi ích vật chất, tăng thêm tình cảm và các điều kiện thuận lợi khác cho công việc và cuộc sống.
“Chạy” có nhiều trường hợp, thực chất là sự mua bán, trao đổi về quyền thế, về lợi ích vật chất và cũng có nhiều trường hợp bị lệ thuộc bởi các yếu tố về tâm lý, tình cảm, trách nhiệm...
Chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy dự án, chạy danh hiệu,… trong thời gian gần đây nóng lên tại các diễn đàn quan trọng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ… Người thì dùng tiền bạc để chạy, người thì dùng quan hệ để chạy, người thì dùng quyền của mình để giúp người khác việc này, để nhờ giúp lại việc kia,... Có nhiều nhu cầu chính đáng hợp pháp của người dân, của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp không “chạy” thì không bao giờ được giải quyết.
Có nhiều trường hợp cán bộ đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm, cần được bổ nhiệm giữ các vị trí trọng trách, nhưng nếu không “Chạy”, không “thi đấu” không thể được. Và ngược lại, có nhiều trường hợp cán bộ sa sút, yếu kém, tín nhiệm thấp cần phải xử lý kỷ luật, cần phải thay đổi vị trí, nhưng đã “chạy” nên không thể thay đổi.
Chạy chức, chạy quyền không chỉ diễn ra ở tầm thấp mà còn cả ở tầm cao. Có nhiều trường hợp “chạy” để được nắm giữ các vị trí quan trọng ở các ngành, cơ quan, đơn vị cấp chiến lược. Và có rất nhiều trường hợp đủ tiêu chuẩn, bảo đảm tín nhiệm để nắm giữ các vị trí quan trọng, nhưng do tác động của chạy đua quyền lực, nên không hiếm người trong số họ không muốn “chạy”, không thích “chạy”, có thể bức xúc vì “chạy” mà vẫn phải “chạy”. Vì có thể có nhiều người đủ điều kiện đang ứng cử vào một vị trí. Và cũng có thể có những người còn khiếm khuyết mặt này, mặt kia nhưng họ lại “chạy” với một quyết tâm cao.
Không chạy không có lợi nhuận
Các doanh nghiệp ở nước ta có không ít dự án muốn trúng thầu đều phải “chạy”. Trúng thầu hay không, có được đảm nhiệm vai trò bên B hay không, năng lực nhà thầu chưa phải là yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định là ý chí của chủ đầu tư. Luật Đấu thầu quy định rất chi tiết, nhưng thực hiện các thủ tục chỉ là hình thức. Có thanh tra, kiểm tra, kết quả là hầu hết các dự án đều thực hiện thủ tục đấu thầu đúng theo qui định của pháp luật. Nhưng trên thực tế có nhiều dự án đều do bên B bỏ tiền và công sức ra “chạy” để được phê duyệt.
Thực chất kết quả đấu thầu đã được định đoạt từ khi mới lập dự án. Do việc tiến hành các thủ tục đấu thầu chỉ là hình thức, còn thực chất là có sự giàn xếp quân xanh, quân đỏ nên giá thầu so với giá thực tế bị đội lên rất nhiều.
Có đội giá thầu lên thì doanh nghiệp mới có lợi nhuận, mới có đủ điều kiện để bù đắp các chi phí tiêu cực (“đối ngoại”, “bôi trơn”). Ngay cả nhà thầu nước ngoài đến Việt Nam đấu thầu, nếu không “chạy” chắc gì đã trúng thầu.
Những vụ làm ăn không phải qua thủ tục thầu như chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, Nhà nước đặt hàng, thì nhiều vụ bên B cũng phải “chạy”, “chạy” để được chỉ định thầu, để được đặt hàng, “chạy” cả nơi duyệt giá, thẩm định giá. Chịu khó “chạy”, dùng “phong bì dày” để chạy, phần nhiều các phi vụ làm ăn, lợi nhuận đều tỷ lệ thuận với công sức và tiền bạc bỏ ra để “chạy”.
Cũng có nhiều doanh nghiệp, sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, nếu giá sản phẩm cao không được thị trường chấp nhận, trong khi lại phải “chạy” để được bảo đảm các yếu tố pháp lý, buộc doanh nghiệp phải “vượt rào”, phải vi phạm pháp luật thì mới có lợi nhuận như các doanh nghiệp xây dựng có hành vi xây không phép, xây sai phép, xây vượt tầng…
“Chạy” để che giấu yếu kém
“Chạy” đã làm cho công việc quản trị doanh nghiệp Nhà nước có nhiều yếu kém mà khó có thể khắc phục. Và vì sao nhiều “ông lớn” doanh nghiệp Nhà nước dư nợ lớn, thua lỗ kéo dài gần đây mới lộ diện? Điều đáng nói ở đây là báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp công khai minh bạch hay bí mật giấu giếm.
Rõ ràng, khi mà cơ chế xin cho đang tồn tại, doanh nghiệp báo cáo minh bạch công khai về kết quả hoạt động thì khó mà xin được đầu tư, xin được dự án, xin được hỗ trợ, xin được vay vốn. Nên doanh nghiệp có thể phải “chạy” để “qua mặt” thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Và khi thanh tra, kiểm toán Nhà nước vào cuộc thậm chí cả là cả cơ quan điều tra vào cuộc mới biết rõ doanh nghiệp Nhà nước là ai và đang đứng ở đâu.
Rõ ràng, môi trường kinh doanh, điều kiện kinh doanh và quản lí kinh doanh ở nước ta còn nhiều vấn đề nhức nhối do “chạy”. Việc “chạy” của các doanh nghiệp dần dần sẽ tạo ra “nhóm lợi ích” trực tiếp cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Hoà Văn - Theo Người làm báo


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top