TS Lê Thẩm Dương:“Nên loại bỏ ngay tư tưởng đút lót vài trăm triệu để chạy việc” - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Theo TS Lê Thẩm Dương, sống trong kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng tâm lý của người Việt chưa… phẳng. Nhiều bạn trẻ chọn học đại học theo ngành nghề của bố mẹ, nuôi tư tưởng học xong ra trường đút lót vài trăm triệu chạy vào cơ quan ban ngành nhà nước để yên ổn.


Sáng ngày 6/9, buổi talkshow “Sinh viên và tinh thần khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0” do Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức với sự dẫn dắt của TS. Lê Thẩm Dương bàn về cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 - thách thức, cơ hội phát triển và tinh thần khởi nghiệp, đồng thời giúp các bạn sinh viên trang bị hành trang để bước vào kỷ nguyên mới.
CMCN 4.0 - cơ hội, thách thức đối với tương lai nghề nghiệp của sinh viên
TS. Lê Thẩm Dương cho biết, nếu như cuộc cách mạng số 1.0 mang lại một bước tiến lớn cho đời sống với công nghệ hơi nước, 2.0 về điện, 3.0 về điện tử thì 4.0 là cuộc cách mạng đột phá phá vỡ mọi tế bào xã hội, xóa đi mọi ranh giới, mang đến sự thay đổi toàn diện trên mọi phương diện đời sống. Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên ba mặt trận chính gồm Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, với máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano, 4.0 đang tạo ra một cục diện thế giới mới với những việc làm không tưởng. Tính đột phá, thay đổi mọi ngành công nghiệp, kéo theo sự thay đổi về hệ thống quản lý và quản trị, hệ thống sản xuất, các ngành công nghiệp bị phá vỡ. TS. Lê Thẩm Dương đã khẳng định: “Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, ai chuẩn bị trước thì người đó sẽ chiến thắng”.
TS. Lê Thẩm Dương cũng chia sẻ với sinh viên về những thách thức, mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 có thể gây ra những bất ổn về kinh tế, đẩy bất bình đẳng lên đến cao trào, đỉnh điểm. Đáng chú ý hơn cả là có thể phá vỡ thị trường lao động, kẻ không thích nghi được sẽ bị lâm vào đường cùng.
Khi tự động hóa thay thế lao động thủ công trong nền kinh tế tri thức, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Một số công việc chân tay với sự thay thế của máy móc sẽ mất đi vĩnh viễn, trợ cấp xã hội không đủ đáp ứng, muốn tồn tại thì bằng mọi giá tất cả mọi người đều phải có việc làm. Lực lượng lao động đơn giản sẽ tự động bị đào thải, thị trường việc làm sẽ chỉ còn chỗ đứng cho lao động phức tạp có khả năng thích ứng với thời cuộc, làm chủ được công nghệ và tạo ra được máy móc…
Khẳng định cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức, TS. Lê Thẩm Dương cho rằng, thế hệ trẻ, đặc biệt là các sinh viên cần chuẩn bị tâm thế tốt để không bị lâm vào khủng hoảng hay bất bình đẳng trong xã hội, chú trọng xây dựng tinh thần khởi nghiệp sáng tạo để có thể thích nghi và thành công. Tiến sĩ khẳng định: “Chỉ start up mới có thể chống chịu lại với cuộc cách mạng công nghiệp khổng lồ này”. Về phía giáo dục, ông còn cho rẳng bằng mọi giá chúng ta phải chú trọng đào tạo lớp trẻ một cách quyết liệt để hạn chế được tối đa hậu quả mà 4.0 mang lại, giữ vững và phát triển tài sản quốc gia.
Bạn trẻ nên loại bỏ ngay tư tưởng đút lót vài trăm triệu để chạy việc
Theo TS Dương, hơn 200 nghìn cử nhân, thạc sĩ ở nước ta đang thất nghiệp là tín hiệu cực tốt. Ông cho rằng, nó thể hiện rõ yêu cầu “phẳng” về hàng hóa, dịch vụ trong bối cảnh hiện nay. “Nếu học xong không đạt chuẩn thì các bạn thua. Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp. Càng học lên cao càng thất nghiệp! Cuối cùng, bằng trung cấp có việc vì ít ra họ có kỹ năng nghề chứ không chỉ là tờ giấy bằng cấp mà rỗng bên trong”, TS Dương nhấn mạnh.
Trong thời đại mới, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Ai có thực lực, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội hơn, người đó thắng. Muốn nắm bắt vận mệnh của mình, các sinh viên cần thay đổi ngay từ bây giờ nếu không muốn bị tụt hậu và loại bỏ.
Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần khởi nghiệp, diễn giả của chương trình cho rằng, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp vẫn giữ quan niệm nhào vào lĩnh vực thuận lợi để làm. Chính vì thiếu tinh thần chiến đấu và khả năng va đập nên thất bại là tất yếu.
Hành động, đừng chém gió!
Không ít bạn trẻ chỉ giỏi “chém gió”, giỏi nghĩ ý tưởng. Tuy nhiên, ý tưởng là thứ rẻ mạt nhất trong khởi nghiệp. Cốt lõi kết quả sẽ nằm ở hành động của mỗi bạn trẻ. Khởi nghiệp kiểu start up - sáng tạo hoàn toàn, độ thành công chỉ là 2% trong khi khởi nghiệp SME - khởi nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ với ý tưởng đã có sẵn tỉ lệ thành công có thể lên đến 38%. Tuy nhiên, như Tiến sĩ đã nhấn mạnh ở trên, “Chỉ start up mới có thể chống chịu lại với cuộc cách mạng công nghiệp khổng lồ này”. Ông nhắn nhủ thế hệ trẻ hôm nay cần phải có ý thức và tinh thần học mọi lúc, mọi nơi, trau dồi kỹ năng, sáng tạo và dấn thân hành động để thành công.
Ở thời đại kinh tế toàn cầu, chúng ta hô hào nói về tâm lý phẳng nhưng chưa làm được. TS Lê Thẩm Dương chỉ rõ, không chỉ phẳng về hàng hóa, dịch vụ, thời đại này còn phẳng về môi trường doanh nghiệp trong nước, tư nhân và nước ngoài. Vì vậy, các bạn sinh viên không nên “chúi đầu” vào các cơ quan nhà nước. Theo ông: “Trong kỷ nguyên 4.0, cứ hướng nghiệp theo kiểu đó thì chỉ có thua. Chìa khóa của thời đại mới là tinh thần khởi nghiệp. Khởi nghiệp là khởi nghĩa về tinh thần. Khởi nghiệp là bỏ ngay tinh thần đi xin việc, đút lót hàng tỉ đồng chỉ để có được công việc vài ba triệu…”.
“Nếu bạn giỏi thì việc và doanh nghiệp ắt phải… xin các bạn làm”, ông nhấn mạnh.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top