Sân khấu học đường - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

- Con gái tôi có thái độ tiêu cực đối với việc đi học, từ những ngày đầu mới đến trường cách nay đã 10 năm cho đến tận bây giờ. Lo lắng, nhiều lần hỏi thăm thì tôi được con kể cho nghe những chuyện ở trường lớp. Tôi thật sự rất băn khoăn...


"background-color: white; font-family: Arial; margin-bottom: 0.6em; margin-top: 0em; text-align: justify;"> Con kể hồi học tiểu học, thỉnh thoảng lớp con có tiết dự giờ, cô giáo chuẩn bị chu đáo lắm. Cô phát cho mỗi bạn một bông hoa để giơ lên mỗi khi xin phát biểu. Ngày thường, bàn học xếp theo từng dãy, trong tiết dự giờ thì xếp thành từng nhóm - ngồi đối diện nhau. Từng nhóm viết đáp án lên chiếc bảng nhỏ, rồi theo mệnh lệnh của cô mang lên treo trên lớp. Có lần, lớp còn được tập dợt từ hành động đến lời thoại, đến tiết dự giờ thì cứ làm theo “kịch bản” đã được tập dượt. Ngày thường, bạn nào không trả lời đúng câu hỏi, cô nói: “Về nhà không học bài hả”? Còn trong tiết dự giờ thì cô nói: “Đáp án của em chưa đúng”. Bạn nào trả lời đúng thì cô xin các bạn cho tràng pháo tay...
Một câu chuyện gần đây là hồi khai giảng năm học mới vừa qua. Do bị bệnh, con gái tôi không đi dự lễ khai giảng. Ở nhà, tôi bật ti vi cho con xem không khí ngày khai giảng giống như ngày hội, từ các cấp lãnh đạo đến các thầy cô đều không giấu niềm hân hoan. Thấy có nhiều em nhỏ trả lời phỏng vấn trong niềm háo hức, tôi nói: “Con thấy không, có ai như con đâu, đến trường như đi lưu đày, phàn nàn suốt năm này sang năm khác”. Con gái tôi phản ứng: “Mấy đứa ấy làm màu làm mè thôi”!
Tôi không nói là con nhà tôi nhìn nhận chính xác trong những vụ việc cụ thể, nhưng tôi có suy nghĩ về sự trung thực ở môi trường giáo dục. Trung thực là một giá trị mà con người theo đuổi. Trung thực không chỉ là mệnh lệnh đạo đức mà còn là đòi hỏi về nhận thức. Gần đây, tuy có nhiều câu chuyện tiêu cực diễn ra ở một số trường bị camera quan sát và đưa lên truyền hình hoặc các kênh truyền thông khác, nhưng theo tôi, điều đáng lo ngại là những gì được thu nhận vào con mắt quan sát của lớp lớp học sinh theo sát thầy cô từng ngày, từng buổi lên lớp. Những “camera” thu nhận ấy không chỉ có khả năng lưu giữ âm thanh, hình ảnh của sự việc, hiện tượng mà còn có thể nhìn thấu được tâm hồn, tình cảm, thái độ của thầy cô giáo. Khi những nội dung bài giảng của thầy cô có thể phai lạt theo thời gian thì những tình tiết bi hài diễn ra tại “sân khấu học đường” lại có thể ở lại trong ký ức học trò một cách dài lâu.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top