Nỗi đau mang tên “đạo lý” - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

 - “Bạo lực học đường” đã trở thành một từ khóa nóng trên trang tìm kiếm số 1 toàn cầu. Tiếc thay, những vụ việc đau lòng lại xẩy ra ở ngay đất nước chúng ta, của một môi trường thường được coi là mô phạm và quy chuẩn nhất: Giáo dục!

Mới mấy hôm trước cả xã hội sôi sục vì 2 vụ phụ huynh ép cô giáo phải quỳ xin lỗi, thậm chí một cô vừa quỳ vừa bị đánh đến sảy thai, thì nay lại chấn động vì việc cô bắt phạt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng. Báo chí đưa tin liên tục diễn biến của vụ việc, mạng xã hội tràn ngập sự căm phẫn với cô giáo. Trả lời báo chí, cô giáo liên tục khóc và nói mình rất ân hận, sự việc đã đi quá xa. Lý do cô giải thích cho hành động đó là do lỡ, vì kinh nghiệm trong các tình huống sư phạm chưa nhiều nên xử lý bột phát như thế. Cô nghĩ chỉ doạ cho học sinh sợ để ngoan hơn trong giờ học chứ hoàn toàn không có ý ghét bỏ hay hành hạ học sinh...
Bình tĩnh lại trước những sự việc vừa qua, có thể thấy “bạo lực học đường” đang có những diễn biến không thể nào nghĩ tới. Không chỉ còn là học sinh đánh nhau, bắt nạt bạn mà đang diễn ra một như tình trạng bạo lực giữa giáo viên với học sinh, giữa phụ huynh với giáo viên. Giáo viên xúc phạm đến tinh thần, thân thể học sinh và phụ huynh cũng hành xử tương tự.
Chuyện gì đang xảy ra trong môi trường giáo dục của chúng ta? Nhiều phụ huynh và những người quan tâm đã kêu lên như vậy. Nguyên nhân có nhiều, từ cách ứng xử, phương pháp giáo dục của thầy cô đối với học trò, của phụ huynh đối với cô giáo và của học sinh đối với chính người dạy dỗ mình. Giờ đây, nhất cử nhất động của thầy cô đều có thể bị học sinh quay lại, tung lên mạng. Những bức xúc của phụ huynh được đẩy cao trên mạng xã hội, truyền thông báo chí. Thầy cô giáo bị sức ép và những khó khăn từ công việc, nhà trường, đồng nghiệp, từ phía phụ huynh, học sinh cùng với lăng kính nhận thức còn hạn chế đã có những hành động mà xã hội “không chấp nhận được”. Những bậc cha mẹ vì thương con, vì cái tôi cá nhân bức xúc bộc lộ bản chất “giang hồ”, “chợ búa” đánh chửi thầy cô trước mặt con cái mình. Các em sẽ học được gì từ những câu chuyện này? Một câu hỏi làm tất cả mọi người phải suy ngẫm.
Để những sự việc đau xót như trên xảy ra, nỗi đau không chỉ mỗi phụ huynh, học sinh hay mỗi thầy cô và ngành giáo dục - những người đang ươm mầm cho thế hệ tương lai - mà là nỗi đau của cả xã hội. Không phải “xã hội hóa nỗi đau” theo kiểu mà mạng xã hội đang âm thầm thực hiện mà chúng ta cần coi đó là việc chung của tất cả mọi người, ngõ hầu có biện pháp điều chỉnh lại chính hành vi, nhận thức của mình.
Bởi, khi đã là nỗi đau chung, là nỗi đau mang tên “đạo lý”, bạn, tôi hoặc bất cứ ai đều có trách nhiệm ghé vai gánh vác.
Hà Thư


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top