Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Bây giờ tớ mới thấm cái chi tiết trước đây phải ghi trong lý lịch, giờ sửa lại ý nghĩa thế nào. - Bác lại có chuyện gì mà khiến em tò mò quá.
- Chú nhớ không, trước mỗi khi khai lý lịch đều có mục “Trình độ văn hóa”, rất nhiều ý kiến cho rằng như vậy là không chuẩn. Cái văn hóa trong mỗi người khó mà đo đếm được.
- Đúng vậy bác ạ. Đã chắc gì ông tiến sĩ có văn hóa hơn bác nông dân…
- Thế nên giờ mục này được đổi là “Giáo dục phổ thông”, rất hợp lý.
- Rõ là hợp lý rồi, dưng sao giờ bác mới thấm?
- Thì đấy, chú không thấy hàng loạt vụ việc thể hiện cái “văn hóa” của người có học đó à?
- Bác thật thâm thúy.
- Này nhé, tớ chỉ đơn cử như cái vụ ông giám đốc một sở hẳn hoi nhé, uýnh lái xe chỉ vì đi sai đường…
- Cái này nó thuốc về văn hóa quyền lực bác nhể.
- Rồi mới đây lại xôn xao chuyện một nữ chánh văn phòng đảng ủy khu kinh tế gì đó ở Hải Phòng, lái xe va chạm với một xe máy, không những không xin lỗi, thể hiện trách nhiệm của mình, lại nhẩy xuống chửi bới, thách thức.
- Làm đến chức đó, chắc chắn là phải có học rồi. Vậy rõ ràng hai khai niệm “có học” và “văn hóa” vênh nhau quá.
- Rồi khi được mọi người góp ý cái quan trọng là xem người điều khiển xe máy có bị sao không, thì nữ tài xế này sổ ra một câu xanh rờn: Tính mạng con người không quan trọng.
- Ôi, văn hóa của một nữ chức sắc mà như vậy ư! Theo em đây cũng là một dạng lạm dụng quyền lực, bởi đã quen nạt nộ cấp dưới rồi, bác nhỉ.
- Ngạn ngữ có câu: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, rồi “lời nói đọi máu”…hình như các vị này không thuộc.
- Vừa mấy hôm nay thôi, câu chuyện một cô giáo tiếng Anh chửi học sinh tục tĩu, rồi mệt thị học sinh là óc lợn… cũng gây bức xúc trong dư luận ghê lắm bác ạ.
- Ghê là phải. Sau bao nhiêu sự cố, như bắt cô giáo quỳ, bắt học sinh uống nước giặt rẻ lau…xảy ra trong môi trường sư phạm, vốn là môi trường “sạch sẽ” nhất, giờ đến câu chuyện này thì quả thật đáng buồn cho cái nơi “tôn sư trọng đạo”, hay còn được trưng lên khắp nơi cái khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”…
- Cái vụ này, em thấy các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý thỏa đáng đó. Nghe đâu vừa phạt tiền, cấm cô này dậy và đóng cửa trung tâm tiếng Anh này.
- Đành rằng xử như vậy là xử lý thỏa đáng, song cũng không phải không còn băn khoăn đâu.
- Em hiểu bác muốn nói gì rồi. Lại phải mượn câu của các cụ” “Cháy nhà ra mặt chuột”. Từ câu chuyện chửi học sinh là đồ lợn, mới phát hiện ra cả 3 cơ sở của trung tâm dạy tiếng Anh này đều không có phép, đúng không bác?
- Đúng thế. Khi xảy ra sự việc mới lòi ra đủ thứ, Cơ sở chưa cấp phép mà vẫn hoạt động công khai. Vậy người có trách nhiệm vấn đề này đâu, sao không xử lý luôn!
- Giảng dậy công khai, biển hiệu đàng hoàng mà cơ quan quản lý không biết rõ là có vần đề rồi. Dưng so với những “biệt phủ”, những công trình xây dựng to lù lù sai phép, không phép vẫn ngang nhiên tồn tại, thì cái cơ sở con con này có nghĩa gì.
- Buồn là ở chỗ đấy. Sai phạm diễn ra, bao nhieu ban, ngành, chính quyền sở tại đều không biết. Chỉ khi có sự cố (mà đều nhờ vào truyền thông chính thống hoặc mạng xã hội phát hiện), trước bức xúc của dư luận mới kiểm tra xử lý.
- Rồi sau những vụ cháy chúng cư, người ta mới kiểm tra và phát hiện hệ thống phòng, chống cháy của khu nhà này chưa có hoặc chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
- Nghĩa là lại phải một lần nữa mượn câu các cụ” “Mất bò mới lo làm chuồng”, như thế phỏng có ích gì.
- Từ câu chuyện văn hóa ứng xử đến câu chuyện quản lý, toàn những chuyện “nóng”, rất cần quan tâm bác nhể.
- Rất cần!
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment