Tình trạng giáo viên bạo hành học sinh: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ “buồn” thôi ư? - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

 - Đã đến lúc Bộ Giáo dục – Đào tạo phải điều tra, tổng kết tình trạng bạo lực ở các trường học, tìm ra nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục mang tính cơ bản, lâu dài. Trước mắt, Bộ cần giáo dục lại cho đội ngũ giáo viên về quyền và trách nhiệm của người “kỹ sư tâm hồn”.



Theo Pháp luật Việt Nam, hôm nay (28/11), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cùng các đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Định đã tiếp xúc cử tri tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. 

Trước băn khoăn của cử tri về tình trạng bạo lực học đường, nổi cộm gần gây là việc một cô giáo ở Quảng Bình cho học sinh tát bạn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Việc cô giáo dùng hình phạt cho học sinh tát học sinh 231 cái tại Quảng Bình là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo”.

Bộ trưởng cũng chia sẻ: “Bản thân tôi rất buồn khi trong ngành xảy ra hiện tượng như thế. Quan điểm của Bộ là không thể chấp nhận trong đội ngũ những giáo viên này. Cụ thể, ngay sau khi biết sự việc, đồng chí Thứ trưởng phụ trách đã thay mặt lãnh đạo Bộ đã bày tỏ quan điểm trên báo chí và chỉ đạo Sở giáo dục và đào tạo địa phương kiểm tra, xử lý và có báo cáo về Bộ”.

Đọc tin thấy Bộ trưởng “buồn”, tôi cũng buồn cho Bộ trưởng. Lẽ nào, Bộ trưởng chỉ có cảm xúc như những người bình thường, còn không có sự day dứt về trách nhiệm của người đứng đầu ngành Giáo dục – Đào tạo? Cách hiểu của Bộ trưởng còn mơ hồ, mới chỉ nhìn ở khía cạnh đạo đức chứ chưa nhìn ở khía cạnh pháp luật – đó là hành vi vi phạm pháp luật, lẽ nào Bộ trưởng không biết? Cách xử lý vấn đề của Bộ trưởng (giao cho một Thứ trưởng bày tỏ quan điểm trên báo chí và chỉ đạo Sở giáo dục và đào tạo địa phương kiểm tra, xử lý và có báo cáo về Bộ) cũng thể hiện sự hời hợt, đối phó chứ không mang tầm chiến lược.

Đã đến lúc Bộ Giáo dục – Đào tạo phải điều tra, tổng kết tình trạng bạo lực ở các trường học, tìm ra  nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục mang tính cơ bản, lâu dài. Trước mắt, Bộ cần giáo dục lại cho đội ngũ giáo viên về quyền và trách nhiệm của người “kỹ sư tâm hồn”. Sự giáo dục này không cần mở lớp lang quy mô, tốn kém, cũng không cần học hàng tràng lý thuyết, viết hàng tá quyết tâm thư… mà chỉ cần đơn giản như sau:

Thứ nhất, nói rõ cho giáo viên biết quyền của mình. Đó là quyền làm người thầy đào tạo con người, phải biết quý trọng con người. Trái lại, không có quyền bạo hành học sinh dưới bất kỳ hình thức nào. Trước pháp luật, giáo viên và học sinh đều bình đẳng. Một số quyền cơ bản của trẻ em còn được pháp luật bảo vệ bằng những điều luật riêng. Nếu bạo hành học sinh, đó là vi phạm pháp luật. Có lẽ, nhiều giáo viên chưa hiểu điều này nên tự cho mình quyền dạy dỗ học sinh bằng “roi vọt”, theo lề lối xưa “Thương cho roi cho vọt”, không biết tự kìm nén bản thân, dẫn đến hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật. Tới khi bị vướng vào vòng lao lý mới hoảng sợ, ân hận thì đã muộn.

Thứ hai, nói rõ cho giáo viên, thời nay đã khác thời xưa rất nhiều. Đó là sự lan truyền thông tin trong xã hội rất mạnh mẽ, rộng mở, không khép kín như ngày xưa. Một sự việc ở một địa điểm hẻo lánh vẫn có thể được cả xã hội biết đến và tạo thành dư luận rộng rãi. Một khi làn sóng dư luận đã trở thành bão táp, thì bản thân người vi phạm sẽ gặp một sức ép khủng khiếp về tâm lý, có thể tới mức không chịu đựng nổi, chưa kể là sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật. Có thể, nhiều giáo viên chưa thấy hết tầm ảnh hưởng của thông tin và dư luận xã hội trong thời đại công nghệ này, cứ tưởng rằng việc  mình làm chỉ trong phạm vi mình và học sinh biết, cho nên cứ “hồn nhiên” hành động, tới khi dư luận bùng lên mới hoảng hốt chống đỡ, nhưng cũng đã muộn!

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần chữa chạy khẩn trương bệnh thành tích, phô trương. Cần tổng kết, đánh giá lại các phong trào thi đua, các tiêu chuẩn thi đua, sao cho thiết thực, hiệu quả. Tránh đề ra quá nhiều thứ danh hiệu viển vông, khiến đội ngũ giáo viên, các trường phải gồng mình lên “thi đua” mà không đem lại điều bổ ích nào cho xã hội, trái lại phải tìm mọi cách gò ép, kể cả dối trá, để không bị “tụt hậu”.


Biết rằng, ông Phùng Xuân Nhạ chỉ mới lên làm Bộ trưởng một thời gian, mà những căn bệnh của ngành Giáo dục – Đào tạo đã xảy ra từ trước đó rất lâu, nhưng dù sao, ông vẫn phải chịu trách nhiệm và đặc biệt là phải nhận thức rõ tình hình của ngành, trách nhiệm của bản thân, để hoàn thành sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước đã giao phó cho mình.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top