Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2016-2017, tỉnh Quảng Bình có khoảng gần 40 thí sinh tự do thuộc diện sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong ngành Công an nhân dân (CAND) có thời gian phục vụ từ 24 tháng trở lên, đăng ký thi vào Học viện An ninh, cao đẳng và Trung cấp An ninh. Sau khi kết thúc kỳ thi, đã có nhiều đơn tố cáo dấu hiệu tiêu cực và qua xác minh, chúng tôi thấy có “dấu hiệu bất thường” trong việc chỉnh sửa điểm, nâng điểm, và một số học lực yếu không đủ điều kiện dự thi đã "vượt rào", trúng tuyển.
Năm học 2016-2017, lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Bình chịu trách nhiệm về kỳ thi quốc gia tại chính địa phương mình, từ khâu tổ chức, huy động đội ngũ giám thị, cơ sở vật chất, chấm thi cho đến công bố kết quả và xét tốt nghiệp. Sau kỳ thi, có đơn tố cáo về hành vi sai phạm của một số cán bộ, lãnh đạo chủ chốt thuộc Sở GD&ĐT Quảng Bình và một số giáo viên coi thi trong Kỳ thi Quốc gia 2016-2017. Phóng viên đã dành rất nhiều thời gian điều tra vụ việc.
Điều đáng nói, trong đơn tố cáo đã vạch trần học lực các thí sinh tự do thuộc diện chiến sĩ nghĩa vụ trong CAND có thời gian phục vụ từ 24 tháng trở lên, thi vào ngành Công an thuộc diện “con cháu” của các vị lãnh đạo sở này. Để “tạo điều kiện” cho các thí sinh tự do “người nhà” của lãnh đạo sở, các thí sinh "đặc biệt" này được bố trí sắp xếp ngồi vào các phòng thi số 403 và 405, tại địa điểm thi Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.
Trong quá trình điều tra, xác minh theo đơn thư, phóng viên thấy có dấu hiệu của một “đường dây” rất tinh vi. Hầu hết các thí sinh ngồi chung phòng thi từng học ở những trường THPT cách xa nhau hàng trăm cây số, đặc biệt có 2 thí sinh học ở vùng Tây Nguyên. Và, có đến 9 thi sinh thuộc diện hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thi đậu vào Học viện An ninh và được xét tuyển vào ngành Công an, dù không đủ tiêu chuẩn.
Trong “Những điều cần biết về tuyển sinh CAND năm 2017” do Tổng cục Chính trị CAND ban hành ngày 27/2/2017, quy định rõ: “Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, trong các năm học THPT hoặc tương đương đạt học lực trung bình trở lên theo kết luận tại học bạ. Phẩm chất đạo đức, tiêu chuẩn chính trị: trong những năm học THPT đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên”. Nhưng như trên đã nêu, hầu hết những thí sinh tự do này không đạt tiêu chuẩn.
Cụ thể, thí sinh tự do Hoàng Trường G (sinh ngày 26/3/1995, cựu học sinh Trường Phan Đình Phùng, TP Đồng Hới) có tổng điểm thi của 3 môn: Toán 6,4, Văn 8, Sử 7,5. Qua xác minh, thí sinh này có dấu hiệu chỉnh sửa điểm của một số môn trong những năm học THPT để đủ tiêu chuẩn vào nghĩa vụ trong ngành Công an.
Trong sổ điểm được lưu tại trường, tổng điểm một số môn năm lớp 10 của G có dấu hiệu chỉnh sửa: Kỳ I, môn Lịch sử 3,4 điểm chỉnh sửa thành 4,6 điểm; môn Ngoại ngữ 4 điểm chỉnh sửa thành 5 điểm. Còn kỳ 2, môn Văn 5,4 điểm chỉnh sửa thành 6,5 điểm; môn Địa lý 5,3 điểm chỉnh sửa thành 6,6 điểm; môn Ngoại ngữ 3 điểm chỉnh sửa thành 5,1 điểm, và học lực từ yếu chỉnh sửa thành trung bình, hạnh kiểm trung bình chỉnh sửa thành khá.
Tiếp đến là trường hợp thí sinh Nguyễn Xuân H (sinh ngày 1/7/1994, học sinh Trường THPT Lệ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Trong kỳ thi quốc gia năm 2016-2017, H là thí sinh tự do, thi 3 môn với số điểm: Môn Toán đạt 7,6 điểm, môn Văn 6,5 điểm, môn Lịch sử 9,25 điểm. Trong khi điểm tổng kết qua các học kỳ và tổng kết cuối năm thời kỳ THPT, môn Toán chỉ đạt 3,6 điểm, 4,5 điểm, 4,6 điểm và 5,2 điểm. Môn Văn 5,1 điểm, 5,3 điểm và 5,4 điểm. Môn Lịch sử đạt 5,5 điểm, 6,1 điểm 6,7 điểm. Điều đáng chú ý, trong 3 năm THPT thì có 1 năm điểm tổng kết của H đạt 5,4 và học lực xếp loại yếu, hạnh kiểm trung bình.
Hay trường hợp Hoàng Khánh T (sinh ngày 8/3/1995, học sinh Trường THPT Đào Duy Từ, TP Đồng Hới), tổng điểm của 3 môn thi vào đại học đạt được cao "ngất ngưởng", với Toán 8,2 điểm, Văn 8,25 điểm, Lịch sử đạt 7,5 điểm. Trái ngược với điểm thi, điểm tổng kết môn Toán lớp 11 ở kỳ 1 đạt 4,2 điểm, kỳ 2 đạt 2,5 điểm (có dấu hiệu chỉnh sửa), tổng điểm môn Toán cả năm đạt 4,2 điểm, tổng kết học kỳ đạt 5,3 điểm, học lực xếp loại yếu. Tổng điểm cả 3 năm THPT chỉ đạt 5,5 - 5,7 điểm.
Còn thí sinh Cao Quốc K (sinh ngày 29/6/1995, ở huyện Minh Hóa), tại kỳ thi Quốc gia năm 2016-2017, môn Toán đạt 7.4 điểm, môn Lịch sử 8 điểm. Nhưng điểm tổng kết hoàn toàn đối lập với kết quả kỳ thi, cụ thể: Môn Toán tổng kết của các học kỳ từ lớp 10 cho đến lớp 12 chỉ đạt 4,0, 4,8, 4,5, 5,3 và 6,9 điểm. Còn môn Văn đạt 4,6, 5,2 và 5,5 điểm.
Riêng trường hợp thí sinh Lê L (sinh ngày 14/8/1995) thì rất "đặc biệt”. Tham dự kỳ thi vào đại học, thí sinh này ngồi ở phòng thi 405, kết quả cả 3 môn thi đều có số điểm cao "ngất ngưởng": Toán 7,6 điểm, Văn 8 điểm, Lịch sử 8,75 điểm. Trong khi thí sinh L học lớp 10 ở trường THPT Y Jut (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), sau đó chuyển về thị xã Ba Đồn học tiếp lớp 11 và 12. Kết quả học tập 3 năm THPT của thí sinh này, tổng kết điểm cả năm ở lớp 10 môn Toán chỉ đạt 3,6 điểm và tổng điểm tất cả các môn cuối năm lớp 10 chỉ đạt 5,5 điểm, lớp 11 đạt 5,8 điểm và lớp 12 chỉ đạt được 5,9 điểm. Riêng môn Văn, trong suốt 3 năm học THPT, chưa lúc nào có điểm tổng kết vượt qua ngưỡng 5,8 điểm.
Một điều khó hiểu trong việc xét tuyển vào ngành Công an, qua xác minh điều tra, chúng tôi phát hiện 1 trường hợp thí sinh là Nguyễn Thế C (sinh ngày 21/3/1992, là thí sinh tự do thuộc diện chiến sĩ nghĩa vụ CAND), tham gia trong kỳ thi tuyển sinh quốc gia 2016-2017, có tổng điểm là 20,4, trong đó môn Toán 4,4 điểm, Văn 7,75 điểm, Lịch sử 8,25 điểm, nhưng trong quá trình xét tuyển, thí sinh C lại bị trượt. Trong khi đó, thí sinh tự do Tiếu Văn Quế cũng thuộc chiến sĩ nghĩa vụ CAND, với tổng điểm 3 môn chỉ đạt 17,65 điểm, trong đó Toán 3,4 điểm, Văn 6,25 điểm và Lịch sử 8 điểm, thì lại được xét tuyển vào ngành Công an.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment