Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Nhiều HS và GV Trường PTDTBT THCS liên xã Cà Dy – Ta Bhing (Nam Giang) mắt đỏ hoe khi xem tiểu phẩm về một HS, mới 14 tuổi đã bị cha mẹ buộc nghỉ học, ở nhà lấy chồng chỉ để… bớt đi một miệng ăn. Đây là câu chuyện vẫn xảy ra ở bản làng vùng cao Quảng Nam.
Những lời ru buồn và cả tổn thương do nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết khiến nhiều bé gái chưa kịp vui tuổi học trò đã gánh trách nhiệm làm vợ, làm mẹ.
Dở dang giấc mơ
Học chưa hết lớp 8, H.T.H. (xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) đành xếp lại sách vở, áo quần đồng phục cùng những tháng ngày vô tư đầy hoa mộng để bắt đầu cuộc sống làm mẹ, làm vợ khi cái thai trong bụng ngày một lớn dần. Chưa đủ kiến thức sinh sản, đứa con gái sau khi sinh ra chỉ ở được với vợ chồng H. thì mất. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, H. gần như rơi vào trạng thái trầm cảm, cả ngày lầm lũi làm việc nhà, nương rẫy như một cái bóng. Hỏi chuyện nếu được chọn lại, H. có lấy chồng sớm không. Em không trả lời, chỉ đôi mắt là ầng ậc nước.
17 tuổi, H. đã có 3 năm làm vợ, sống chung với nhà chồng trong căn nhà gỗ chỉ rộng chừng 30m2 thấp tè, lợp mái tôn nóng hầm hầm, tài sản gần như không có gì đáng giá ngoài vài cái xoong móp méo để nấu ăn. H. kể: “Bạn bè em nhiều người cũng sớm phải nghỉ học để lấy chồng. Người thân trong gia đình không hề cấm cản gì chuyện này, bởi “mẹ em cũng lấy chồng sớm…”.
Nhà ở ngay thị trấn Khâm Đức, mới chỉ 16 tuổi, H.T.S. đã sinh con. Chào đời khi chưa đủ tháng, đứa bé bị suy dinh dưỡng, mẹ lại thiếu sữa nên ốm đau quặt quẹo suốt. Hai lần bồng con đi khám ở Đà Nẵng, bác sĩ đều bảo những cơn thở khò khè, thỉnh thoảng lại rít lên của con S. là do bị thiếu oxy lên não. Biết thế nhưng người mẹ trẻ lại ôm con về nhà vì không đủ kinh phí để điều trị lâu dài. Gần hai năm nay, chồng S. đi nghĩa vụ quân sự nên có ít tiền gửi về mua sữa cho con chứ “con ở nhà có làm gì ra tiền đâu cô” – S. nói mà như khóc. Đứa bé chậm phát triển, gần như chỉ nằm một chỗ vì quá yếu. Trong câu chuyện với chúng tôi, cứ nhắc đến con, S. lại rơi nước mắt.
Khổ vì hủ tục
Theo ông Hồ Thanh Tân - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2015, cả tỉnh có 1.534 trường hợp tảo hôn và 101 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Nguyên nhân chủ yếu do phong tục tập quán; những hạn chế trong việc tiếp cận Luật Hôn nhân và gia đình; thiếu kỹ năng sống, thiếu thông tin về sức khỏe sinh sản đối với học sinh miền núi; sự can thiệp của chính quyền địa phương chưa mạnh mẽ, quyết liệt…
Từ năm 2015, ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ, Ban Dân tộc tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đề án với quyết tâm hạn chế tái diễn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Ngoài việc hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện theo điều kiện cụ thể và phù hợp, đơn vị còn phối hợp thành lập các ban chỉ đạo về mô hình điểm cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam còn mở các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, những người có uy tín, các thầy cô giáo ở các trường học…
Tại Trường PTDTBT THCS liên xã thường xuyên Cà Dy - Ta Bhing (Nam Giang) thường xuyên tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hàng tháng với các hoạt động hướng đến mục đích cải thiện năng lực bảo vệ bản thân và bạn bè của trẻ em khỏi bị bóc lột, xâm hại và tai nạn thương tích. Thông qua các tiểu phẩm ngắn với những tình huống có trong thực tế do HS biểu diễn, các em và phụ huynh hiểu thêm về giới tính, sự phát triển tự nhiên của cơ thể, cách chăm sóc sức khỏe vị thành niên, nhận thức đúng về tình bạn và tình yêu lứa tuổi học trò, loại trừ hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn…
Thế nhưng, tình trạng tảo hôn không vì thế mà giảm đi. Như tâm sự của nhiều thầy cô giáo: “Càng sử dụng điện thoại thông minh, tiếp xúc với thế giới Internet nhiều, tình trạng tảo hôn càng cao. Các em cứ xem phim ảnh rồi làm theo mà không biết cách tự bảo vệ, đến khi sự đã rồi thì phải cưới. Mà lễ cưới cũng đơn giản, thậm chí chỉ cần xếp áo quần theo chồng về nhà. Rồi thiếu thốn, nghèo khó cứ thế chồng chất… Nhà trường, thầy cô giáo có thuyết phục, tuyên truyền cũng không thể thay đổi được gì khi các em nữ đang có bầu, chuẩn bị làm mẹ…”.
Trước thực trạng trên, ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: “Phải hướng việc tuyên truyền vào những đối tượng có nguy cơ cao, dễ dẫn đến việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Về công tác quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền, ngành chức năng cần xử lý nghiêm các vi phạm về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống xảy ra trên địa bàn. Trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm, thiếu gương mẫu càng phải kịp thời xử lý nghiêm, không né tránh, không bao che, không ngại va chạm…”.
Có những đứa trẻ bỗng dưng thành vợ chồng không phải là do các em yêu đương sớm mà do chính người lớn ép hôn bởi hủ tục: Bị dân làng bắt gặp các em đang trò chuyện với nhau trong “ngày cữ” của làng. Người làng cho rằng chỉ có “thích nhau” thì mới nói chuyện trong những ngày cữ nên bị làng bắt vạ. Nhiều em khăn gói về nhà chồng mà vẫn chưa hết ngơ ngác.
Những lời ru buồn và cả tổn thương do nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết khiến nhiều bé gái chưa kịp vui tuổi học trò đã gánh trách nhiệm làm vợ, làm mẹ.
Dở dang giấc mơ
Học chưa hết lớp 8, H.T.H. (xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) đành xếp lại sách vở, áo quần đồng phục cùng những tháng ngày vô tư đầy hoa mộng để bắt đầu cuộc sống làm mẹ, làm vợ khi cái thai trong bụng ngày một lớn dần. Chưa đủ kiến thức sinh sản, đứa con gái sau khi sinh ra chỉ ở được với vợ chồng H. thì mất. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, H. gần như rơi vào trạng thái trầm cảm, cả ngày lầm lũi làm việc nhà, nương rẫy như một cái bóng. Hỏi chuyện nếu được chọn lại, H. có lấy chồng sớm không. Em không trả lời, chỉ đôi mắt là ầng ậc nước.
17 tuổi, H. đã có 3 năm làm vợ, sống chung với nhà chồng trong căn nhà gỗ chỉ rộng chừng 30m2 thấp tè, lợp mái tôn nóng hầm hầm, tài sản gần như không có gì đáng giá ngoài vài cái xoong móp méo để nấu ăn. H. kể: “Bạn bè em nhiều người cũng sớm phải nghỉ học để lấy chồng. Người thân trong gia đình không hề cấm cản gì chuyện này, bởi “mẹ em cũng lấy chồng sớm…”.
Nhà ở ngay thị trấn Khâm Đức, mới chỉ 16 tuổi, H.T.S. đã sinh con. Chào đời khi chưa đủ tháng, đứa bé bị suy dinh dưỡng, mẹ lại thiếu sữa nên ốm đau quặt quẹo suốt. Hai lần bồng con đi khám ở Đà Nẵng, bác sĩ đều bảo những cơn thở khò khè, thỉnh thoảng lại rít lên của con S. là do bị thiếu oxy lên não. Biết thế nhưng người mẹ trẻ lại ôm con về nhà vì không đủ kinh phí để điều trị lâu dài. Gần hai năm nay, chồng S. đi nghĩa vụ quân sự nên có ít tiền gửi về mua sữa cho con chứ “con ở nhà có làm gì ra tiền đâu cô” – S. nói mà như khóc. Đứa bé chậm phát triển, gần như chỉ nằm một chỗ vì quá yếu. Trong câu chuyện với chúng tôi, cứ nhắc đến con, S. lại rơi nước mắt.
Khổ vì hủ tục
Theo ông Hồ Thanh Tân - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2015, cả tỉnh có 1.534 trường hợp tảo hôn và 101 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Nguyên nhân chủ yếu do phong tục tập quán; những hạn chế trong việc tiếp cận Luật Hôn nhân và gia đình; thiếu kỹ năng sống, thiếu thông tin về sức khỏe sinh sản đối với học sinh miền núi; sự can thiệp của chính quyền địa phương chưa mạnh mẽ, quyết liệt…
Từ năm 2015, ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ, Ban Dân tộc tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đề án với quyết tâm hạn chế tái diễn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Ngoài việc hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện theo điều kiện cụ thể và phù hợp, đơn vị còn phối hợp thành lập các ban chỉ đạo về mô hình điểm cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam còn mở các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, những người có uy tín, các thầy cô giáo ở các trường học…
Tại Trường PTDTBT THCS liên xã thường xuyên Cà Dy - Ta Bhing (Nam Giang) thường xuyên tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hàng tháng với các hoạt động hướng đến mục đích cải thiện năng lực bảo vệ bản thân và bạn bè của trẻ em khỏi bị bóc lột, xâm hại và tai nạn thương tích. Thông qua các tiểu phẩm ngắn với những tình huống có trong thực tế do HS biểu diễn, các em và phụ huynh hiểu thêm về giới tính, sự phát triển tự nhiên của cơ thể, cách chăm sóc sức khỏe vị thành niên, nhận thức đúng về tình bạn và tình yêu lứa tuổi học trò, loại trừ hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn…
Thế nhưng, tình trạng tảo hôn không vì thế mà giảm đi. Như tâm sự của nhiều thầy cô giáo: “Càng sử dụng điện thoại thông minh, tiếp xúc với thế giới Internet nhiều, tình trạng tảo hôn càng cao. Các em cứ xem phim ảnh rồi làm theo mà không biết cách tự bảo vệ, đến khi sự đã rồi thì phải cưới. Mà lễ cưới cũng đơn giản, thậm chí chỉ cần xếp áo quần theo chồng về nhà. Rồi thiếu thốn, nghèo khó cứ thế chồng chất… Nhà trường, thầy cô giáo có thuyết phục, tuyên truyền cũng không thể thay đổi được gì khi các em nữ đang có bầu, chuẩn bị làm mẹ…”.
Trước thực trạng trên, ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: “Phải hướng việc tuyên truyền vào những đối tượng có nguy cơ cao, dễ dẫn đến việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Về công tác quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền, ngành chức năng cần xử lý nghiêm các vi phạm về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống xảy ra trên địa bàn. Trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm, thiếu gương mẫu càng phải kịp thời xử lý nghiêm, không né tránh, không bao che, không ngại va chạm…”.
Có những đứa trẻ bỗng dưng thành vợ chồng không phải là do các em yêu đương sớm mà do chính người lớn ép hôn bởi hủ tục: Bị dân làng bắt gặp các em đang trò chuyện với nhau trong “ngày cữ” của làng. Người làng cho rằng chỉ có “thích nhau” thì mới nói chuyện trong những ngày cữ nên bị làng bắt vạ. Nhiều em khăn gói về nhà chồng mà vẫn chưa hết ngơ ngác.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment