Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Những cử nhân, thạc sĩ chạy xe ôm công nghệ trong một nền kinh tế tự hào là tăng trưởng nhanh là nghịch lý xã hội không thể biện minh. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhân sự cấp trung và cả cấp cao từ các nước "chủ nợ" và là nơi xuất phát của lao động xuất khẩu "giá bèo".
Ông Phạm Việt Anh, chuyên gia chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp chia sẻ những phân tich và ý kiến cá nhân về vấn đề đang nóng bỏng này
1: Lao động xuất khẩu:
Lao động xuất khẩu phản ảnh trình độ, vị trí và uy tín của quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn đều là những nước nghèo, và do vậy, hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước qua việc nâng cao chất và lượng công ăn việc làm và thu nhập trong nước; nếu không, nghịch lý sẽ là Việt Nam xuất khẩu lao động giản đơn trong khi lại “nhập khẩu” lao động chuyên gia từ các nước phát triển do nguồn cung lao động trình độ cao khan hiếm.
Tỉ trọng kiều hối đóng góp vào GDP càng cao thì rủi ro ngoại sinh càng lớn. Nếu kinh tế thế giới có vấn đề, ngay lập tức nguồn thu nhập từ xuất khẩu lao động bị ảnh hưởng, trong khi lĩnh vực FDI có tính ổn định cao hơn và độ trễ tác động chậm hơn, chính phủ vì thế có đủ thời gian xử lý và chống đỡ với khủng hoảng. Do vậy kiều hối càng lớn thì rủi ro vĩ mô cũng lớn theo. Kiều hối chỉ chiếm một tỉ lệ tối ưu nào đó trong cấu thành GDP, không là chính yếu được. Về an toàn vĩ mô, Việt Nam ổn định hơn Philippines chỗ đó.
2: ODA:
Nếu không sớm chấm dứt nhận viện trợ từ nước ngoài, tức chấm dứt ăn xin - "tốt nghiệp ODA" thì cũng không cải thiện được hình ảnh Việt Nam với thế giới. Và như vậy, muốn giảm thiểu vay nợ nước ngoài (và nợ giá rẻ) thì phải tăng được chất và lượng nợ trong nước - điều này phụ thuộc vào khả năng đảm bảo chất lượng tăng trưởng GDP, duy trì được một đồng nội tệ ổn định (lạm phát thấp) và thực thi cân bằng ngân sách tốt của chính phủ. Ngoài ra chính sách tiết kiệm bắt buộc để đầu tư cho tương lai là rất cần thiết. Tỉ lệ tiết kiệm trên GDP của Việt Nam so với mức tăng trưởng là thấp (28% trên GDP). Để làm được vậy phải hy sinh mức tăng trưởng nhanh hiện tại trong ngắn hạn, chấn chỉnh vĩ mô và cải thiện năng lực điều hành của chính phủ, cải cách hành chính triệt để, chống tham nhũng lãnh phí hiệu quả. Không có thay đổi cơ cấu và chiến lược tăng trưởng nào từ chiều rộng sang sâu mà không có hy sinh, độ trễ…và thậm chí cả thất nghiệp tạm thời gia tăng…
3: Kinh tế thị trường (phát triển bền vững):
Nhiều người không hiểu rằng sự giao dịch, trao đổi trong kinh tế thị trường chỉ bền vững khi "chất lượng của thị trường" được bảo đảm. Chất lượng của thị trường lại liên quan đến đạo đức, liên quan đến sự tin cậy giữa những người tham gia thị trường. Đạo đức xã hội bị xói mòn, xuống cấp thì không thể có một thể chế thị trường bền vững. Để có được đạo đức thị trường tốt hơn, phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng làm luật và tính nghiêm minh của pháp luật, chứ không phải bắt đầu từ giáo dục.
Một vấn đề quan trọng khác có liên quan:
Việt Nam không chỉ phải giải quyết vấn đề xuất khẩu lao động, mà còn phải cân đối được tình trạng “nhập khẩu” lao động trình độ cao.
Như báo chí đã đưa tin, trong thời gia qua nhân sự trung cấp đến cao cấp Hàn Quốc qua Việt Nam cạnh tranh với nhân sự trong nước phản ảnh sự dịch chuyển tự do toàn cầu, sau tự do thông tin và tự do dòng luân chuyển vốn. Vấn đề thiếu công bằng ở chỗ là tự do dịch chuyển chỉ có lợi hơn với những quốc gia phát triển, chứ không phải từ những quốc gia còn nghèo hơn được tự do kiếm việc làm tại các quốc gia phát triển. Việc này không chỉ nhập khẩu bất bình đẳng thu nhập cho những quốc gia đang phát triển “nhập khẩu” lao động trình độ cao như Việt Nam, mà còn cản trở lộ trình thăng tiến của lao động nội, làm chậm lại tiến trình học tập của những quốc gia nghèo hơn như Việt Nam. Reuters cho biết, các chương trình dạng này đều do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, với mong muốn giúp người trẻ Hàn tìm được công việc tốt ở khắp nơi trên thế giới. Điển hình là chương trình K-move, được thành lập để kết nối sinh viên Hàn với các doanh nghiệp ở trên khắp 70 quốc gia. Dự là xu hướng này sẽ ngày càng phát triển, dịch chuyển nhân sự trình độ cao sang Việt Nam sẽ không chỉ đến từ Hàn Quốc, mà còn Thái Lan, Singapore…như là lẽ tự nhiên của dòng chảy kinh tế, tri thức toàn cầu.
Như vậy, nối kết điểm 3 điểm chính trên, có thể thấy việc cải thiện nguồn vốn con người phải tương xứng với tích luỹ nguồn vốn vật chất và nâng cấp công nghiệp của nền kinh tế, cũng như giải quyết được bài toán nguồn vốn cho tăng trưởng, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Việc nâng cấp nguồn nhân lực phải đi trước nhu cầu đổi mới kỹ thuật, kinh doanh trong dài hạn. Nếu không thì nguồn vốn con người sẽ trở thành một hạn chế ràng buộc đối với sự phát triển kinh tế nếu không được cung cấp đầy đủ do thiếu đầu tư, hoặc đất nước sẽ có một lực lượng đông đảo những lao động trẻ được đào tạo, nhưng trình độ và kỹ năng trên thực tế lại không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Thành ra vừa thất nghiệp vừa mang tâm trạng thất vọng, vừa để tuột cơ hội vào nguồn nhân lực nhập khẩu mà có thể trở thành xu hướng không tránh khỏi trong tương lai.
Những cử nhân, thạc sĩ chạy xe ôm công nghệ trong một nền kinh tế tự hào là tăng trưởng nhanh hiện tại là nghịch lý xã hội không thể biện minh cho tính cơ hội phát triển việc làm trình độ cao trong tương lai.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment