Những sự kiện Giáo dục gây xôn xao nhất năm 2019 - Edu dị truyện



Sàn mới, Tặng 15.000 Raca coin +30 Coin sàn miễn phí - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Những sự kiện Giáo dục gây xôn xao nhất năm 2019


Năm 2019, Giáo dục cả nước có nhiều sự kiện gây xôn xao như việc học sinh sẽ được thử nghiệm thi trên máy tính, lớp 2 bắt đầu học xác suất thống kê hay những vụ việc liên quan đến bạo hành, bạo lực học đường, xâm hại tình dục gia tăng. Đáng chú ý nhất là việc bé trai 6 tuổi trường Gateway đã tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô của trường.

1. Bạo lực học đường và xâm hại tình dục gia tăng

Theo thống kê của ngành công an, tại Việt Nam, chỉ trong quý I/2019 đã có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông. 

Ngày 22/3/2019, em N.T.H.Y., học sinh lớp 9A, Trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) bị một nhóm nữ sinh cùng lớp lột quần áo và liên tiếp đấm đá vào mặt. Vụ việc gây sốc dư luận trong một thời gian dài.

Vào đầu tháng 8/2019 tại một nghĩa trang liệt sĩ, thuộc xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, 3 nữ sinh lớp 7, Trường THCS Nghĩa Thuận đã bị em L.T.A.T. (14 tuổi) bắt quỳ gối, rồi vừa chửi tục, vừa dùng chân đạp vào bụng, dùng dép đánh tới tấp vào đầu.


Về xâm hại tình dục học đường, ngày 4/3, thầy giáo Dương Văn M. chủ nhiệm lớp 5A trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã có hành vi xâm hại tình dục (sờ, nắn, bóp) vào vùng nhạy cảm của 13 nữ sinh.


Chiều 24/3, N.T.B.P. (16 tuổi, trú xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, Quảng Trị), học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Thận, rời khỏi nhà đi dự tiệc sinh nhật cùng một nhóm bạn. Tại đây, B.P bị 9 nam sinh của 2 trường THPT Nguyễn Hữu Thận, THPT Triệu Phong và một người khác hiếp dâm tập thể.

Ngoài ra vào ngày 21/11, thầy giáo dạy Tin học tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM  có hành vi 'sàm sỡ' như sờ đùi, vuốt má, kéo tay một nữ sinh lớp 7. Mặc cho nữ sinh này né tránh, liên tục đưa tay đẩy ra, phản ứng khó chịu, có lúc đưa chân lên muốn hất ra nhưng người đàn ông vẫn liên tục vuốt tóc, nựng má, giữ chặt tay không cho nữ sinh phản kháng. Sự việc được bố mẹ em theo dõi và lén quay camera ở lớp học. 

2. Bạo hành trẻ em: Cô giáo quăng quật trẻ mầm non

Ngày 11/4, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip khoảng 3 phút, ghi lại hình ảnh tại một cơ sở giáo dục mầm non tư thục Đồ Rê Mí trên địa bàn TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) có dấu hiệu bạo hành trẻ em.

ụ thể, 2 cô giáo mầm non đã có những hành động như xách tay các bé rồi quăng lên đệm, nhấc tay, quăng quật các bé, giật gối ngủ. Thậm chí, có cô giáo xách một tay cháu bé rồi thả rơi tự do xuống chiếu để bắt các bé ngủ trưa. 

Phòng GD-ĐT TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã nhanh chóng đình chỉ hoạt động của Trường Mầm non tư thục Đồ Rê Mí này để điều tra về hành vi bạo hành trẻ em.

3. Bé trai trường Gateway tử vong do bị bỏ quên trên xe chở học sinh

Chiều 6/8, cháu L.H.L (6 tuổi) được phát hiện tử vong do bị bỏ quên trên ô tô đưa đón của trường Gateway. Công an TP.Hà Nội sau đó kết luận cháu L. chết ngạt do suy hô hấp, tuần hoàn sốc nhiệt trong không gian giới hạn.

Ngày 27/8, Công an quận Cầu Giấy khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng bà Nguyễn Bích Quy (55 tuổi, ngụ Q.Cầu Giấy; người phụ trách đưa đón trẻ Trường Gateway) để điều tra hành vi vô ý làm chết người; đến ngày 3/9 tiếp tục khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với tài xế Doãn Quý Phiến (53 tuổi, người lái xe đưa đón cháu L. ngày gặp nạn) về hành vi vô ý làm chết người.

Ngày 15/10, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với Nguyễn Thị Thủy (29 tuổi, ngụ quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bị can này là giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Trường Gateway, lớp có cháu L.H.L theo học.

Ngày 13/9/2019, một cháu bé 3 tuổi tại cơ sở mầm non ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng bị bỏ quên trên xe đưa đón từ 8h đến 15h. May mắn, cháu bé được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên thoát nạn.

Ngoài ra vào ngày 27/11, mạng xã hội lan truyền video 3 học sinh rơi xuống đường từ chiếc ô tô đang di chuyển trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chiếc xe đưa đón 16 học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm của trường Tiểu học Phan Bội Châu hàng ngày tuy nhiên, nhiều bộ phận trên xe đã bị hư hỏng, bong tróc, ghế ngồi lại không chắc chắn, chốt then nằm bên ngoài và không được cố định, chỉ cần đẩy nhẹ tay, cốp xe bật ra, do đó rất có thể tài xế đã quên chốt xe khiến 3 học sinh bị rơi xuống đường.
4. Suất ăn lèo tèo chỉ có đậu, đồ đông lạnh của học sinh tiểu học

Nhiều phụ huynh có con học và ăn bán trú tại trường Tiểu học Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc phản ánh suất ăn 'lèo tèo' không phải chỉ một vài bữa, mà kéo dài cả từ đầu năm học tới nay. Một số gia đình thấy vậy đã không sử dụng dịch vụ bán trú ở trường nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện đón con về buổi trưa cho con ăn, nên vẫn tiếp tục phản ánh để nhà trường thay đổi chất lượng bữa ăn. 

uy nhiên, tình hình không mấy cải thiện. Thời gian đầu, phụ huynh thông cảm vì biết trường mới thành lập, mọi thứ vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp như các trường khác. Nhưng bức xúc kéo dài và lên tới đỉnh điểm khi nhà trường đã hứa nhiều nhưng đến thời điểm 21/11,  phụ huynh vào kiểm tra bất ngờ thì thấy bữa ăn của các con vẫn rất thiếu dinh dưỡng, không thay đổi.

5. Bắt đầu từ lớp 2 học sinh sẽ học xác suất thống kê

Trong chương trình phổ thông mới, thống kê sẽ được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 2 cho đến lớp 12. Tức là trong 11 năm, học sinh đều được học những nội dung về xác suất và thống kê với chương trình mang tính đồng tâm và nâng cao dần.

Ở chương trình lớp 2, học sinh sẽ được làm quen từ những khái niệm đơn giản và dần dần được nâng lên các cấp cao hơn. Ở môn học thống kê, học sinh sẽ làm quen với biểu đồ tranh, ví dụ trong bức tranh cụ thể, có bao nhiêu bông hoa, cái bút..., rồi phân biệt có bao nhiêu bút xanh, bao nhiêu bút đỏ...

Về xác suất, học sinh sẽ được bắt đầu làm quen với phép thử và chỉ yêu cầu các em nhận thức được kết quả của những phép thử đơn giản. Ví dụ như biết khi nào một kết quả nào đó của phép thử có thể hoặc không thể xảy ra. Như gieo một con xúc xắc 6 mặt thì có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra.

6. Học sinh sẽ phải thi THPT Quốc gia trên máy tính

Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GD&ĐT dự kiến có một số thay đổi. Về đối tượng dự thi, tất cả học sinh không bắt buộc phải tham gia. Thay vào đó, những em hoàn thành chương trình lớp 12, nếu không có nhu cầu lấy bằng tốt nghiệp THPT mà vẫn đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT, sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Chỉ những em có nhu cầu lấy bằng để xét tuyển đại học mới cần tham dự kỳ thi THPT quốc gia.

Phương thức thi vẫn là trên giấy như hiện nay, nhưng đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Đối với phương thức thi trên máy tính, thí sinh có thể dự thi một số đợt trong năm tại địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập, đáp ứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh.

7. Mỗi tỉnh có thể lựa chọn sách giáo khoa theo từng môn học

Luật Giáo dục 2019 quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32: 'UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT'. Tuy nhiên, ngày 01/7/2020, Luật Giáo dục 2019 mới có hiệu lực thi hành, trong khi SGK phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trước tháng 31/3/2020 để kịp thời cung cấp SGK năm học 2020 - 2021.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông: 'Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GDĐT'.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về nguyên tắc, tiêu chí, Hội đồng, quy trình lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc lựa chọn SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.


Sàn tặng 15000 RACACoin miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top