Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Để sửa điểm, cán bộ chấm thi sẵn sàng cầm tiền của “sếp” và của cả Trưởng phòng An ninh, cho thấy sự “sòng phẳng” lạnh lùng của các bị cáo như chuyện thường ngày.
Điều đáng chú ý nhất trong cả 3 vụ án nâng điểm ở Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La là không chỉ có những cán bộ của Sở GDĐT, giáo viên chấm thi mà cả những cán bộ an ninh phòng An ninh chính trị nội bộ cũng bị khởi tố. Nếu ở hai tỉnh Hà Giang, Sơn La chỉ có viên chức dính tiêu cực, thì ở Hòa Bình, trưởng phòng Khương Ngọc Chất trực tiếp can thiệp vào. Do đó, họ đã bình tĩnh bàn bạc cách đối phó ngay từ khi chưa một đối tượng nào bị khởi tố. Nhưng những đối tượng có chức quyền không ngờ rằng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”.
Bị cáo Tuấn khai: "Anh Vinh (cựu Trưởng phòng Khảo thí, Phó trưởng Ban chấm thi, phụ trách tổ chấm bài thi trắc nghiệm) dặn dò bị cáo chỉ cần một mình bị cáo nhận tội, còn lại vợ con và tất cả mọi thứ ở ngoài các anh sẽ lo liệu". Và dưới sự sắp xếp của cựu giám đốc Sở Giáo dục và đào Tạo Bùi Trọng Đắc và ông Khương Ngọc Chất, ông Tuấn đến Công an tỉnh Hòa Bình đầu thú, nhận mọi trách nhiệm về mình, khai tự ý đi rút trộm chìa khóa xong sau đó rút bài để sửa.
Nhưng sau khi bị cáo Tuấn thành khẩn khai báo, bị cáo Vinh vẫn mạnh mồm chối tội rằng, trong kỳ thi mình chỉ “thiếu trách nhiệm”, không chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn nâng điểm cho các thí sinh, cũng không có phụ huynh nào nhờ bị cáo nâng điểm cho con... Đồng thời, bị cáoVinh không thừa nhận bàn bạc với Khương Ngọc Chất để tạo kẽ hở cho các cán bộ sửa điểm thi. Do đó, bị cáo Vinh cho rằng mình không thể là đối tượng chủ mưu. Ông Vinh còn cao giọng: “Đề nghị Viện KSND công bố chứng minh bị cáo phạm tội”
Theo cáo trạng và lời khai của bị cáo Tuấn tại tòa, được nguyên Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Khương Ngọc Chất đã đưa cho 500 triệu đồng để nhờ nâng điểm cho 2 học sinh. Chính vì vậy, Tuấn đã bị khởi tố về tội nhận hối lộ, nhưng bị cáo Chất vẫn phủ nhận tội lỗi, thậm chí còn cho rằng lời khai đó là vu khống!
Đây chỉ là một ví dụ trong một số hành vi đưa và nhận hối lộ trong vụ án này, tuy nhiên do không đủ chứng cứ, cơ quan điều tra chỉ khởi tố được tội nhận hối lộ, mà không khởi tố được đối tượng đưa hối lộ. Nếu chứng minh được tội danh đưa hối lộ, không chỉ có các bị cáo, mà một loạt vị phụ huynh cũng sẽ khó thoát khỏi vòng lao lý vì tội đưa hối lộ. Đó cũng là chuyện bi hài không ít ở nhiều vụ án khác: Chỉ có kẻ nhận, mà không có đối tượng đưa hối lộ.
Trong phiên xét xử các bị cáo nâng điểm thi ở Hòa Bình cho thấy các bị cáo có chức quyền thì ra sức chối tội, kể cả khi đã phải hầu tòa, còn các bị cáo diện “đầu sai”, ngay lúc chưa bị khởi tố, họ cũng thành khẩn khai báo, thậm chí họ chấp nhận “phản bội” cấp trên để nhận tội.
Bị cáo Loan khai, việc khai báo Diệp Thị Hồng Liên (cựu phó phòng khảo thí) đưa cho danh sách thí sinh cần nâng điểm, dẫn đến cơ quan điều tra bắt Liên, đó là “một nỗi đau đớn xót xa và hối hận vô cùng”. Hoặc như bị cáo Nguyễn Thị Hồng Chung (giáo viên trường THPT Ngô Quyền) mong HĐXX xem xét vì "không được hưởng lợi ích gì về vật chất mà chỉ thực hiện trong tình huống khó có thể từ chối, bị cấp trên ép buộc".
Trong bài viết này, người viết muốn nhấn mạnh một góc của vụ án, phần lớn các bị cáo trong vụ án này khá “sòng phẳng” về việc ăn chia. Một số cán bộ chấm thi không ngại ngần cầm khoản tiền lớn của một số đối tượng dù đó là cấp trên, hay là cán bộ cơ quan an ninh Khương Ngọc Chất trực tiếp theo dõi ngành giáo dục. Điều đó cho thấy, sự “sòng phẳng” này đã ăn vào máu thịt của họ. Do đó, một cán bộ chấm thi bình thường như Tuấn vô tư cầm tiền “lộc” của Trưởng phòng An ninh. Và Tuấn cũng chỉ là một trong số những người sẵn sàng cầm “lộc” của các sếp như “chuyện thường ngày ở huyện”.
Và điều này cũng sáng tỏ hơn từ “trần tình” của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (cựu Phó phòng khảo thí) tại tòa: Mình không làm theo sẽ khó vì: "Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật".
Đó mới là sự thật thật chua chát, đắng cay nhất trong vụ án này.
Vương Hà.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment