Cô giáo Thảo Hải Phòng nói gì khi bị tố cáo và chuyển công an điều tra? - Edu dị truyện



Sàn mới, Tặng 15.000 Raca coin +30 Coin sàn miễn phí - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Theo cơ quan chức năng UBND quận Lê Chân, từ năm 2020, Cô giáo Thảo, hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền đã bị tố cáo lạm thu các khoản thu theo thỏa thuận giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường có số tiền lên đến gần 500 triệu đồng nhưng không giải trình được.

Chuyển cơ quan công an vụ việc hiệu trưởng có dấu hiệu lạm thu

Một lãnh đạo quận Lê Chân (Hải Phòng) thông tin, vụ việc Cô giáo Thảo Hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền bị tố lạm thu, chính quyền đã chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan công an để điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Theo cơ quan chức năng UBND quận Lê Chân, từ năm 2020, Cô giáo Thảo, hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền đã bị tố cáo lạm thu các khoản thu theo thỏa thuận giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường có số tiền lên đến gần 500 triệu đồng nhưng không giải trình được.

Theo giải trình của Cô giáo Thảo, năm học 2019 – 2020, khoản thu này được Ban đại diện cha mẹ học sinh thu theo quy định tại Thông tư 55/2011 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, mức thu chỉ 100.000 đồng/học sinh/năm học. Tuy nhiên, thực tế, số thu lên đến 400.000đ/học sinh/năm học. Số tiền này được Ban đại diện cha mẹ học sinh thu tại các cuộc họp phụ huynh sau đó gửi lại giáo viên chủ nhiệm lớp để nộp lại thủ quỹ nhà trường.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, khoản thu chênh lệnh được kiểm tra tại 34 lớp học đã lên đến 436.990.000đ. Nhiều lớp học còn lại chưa cung cấp cho cơ quan chức năng việc thu, sử dụng khoản thu này.

Ngoài ra, Cô giáo Thảo hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền còn bị tố chi, thanh toán không đúng nguyên tắc các khoản chi sửa chữa, lắp đặt điều hòa tại một số phòng học. Tuy nhiên, những khoản kinh phí này do Chi hội phụ huynh các lớp tự sửa chữa hoặc chi trả.

Khoản thu, chi tiền giấy thi, in sao đề thông qua quỹ cha mẹ cho học sinh trên tinh thần tự nguyện cũng được xác định có nhiều dấu hiệu khuất tất. Theo đó, có khoản tiền chênh lệch thực thu của giáo viên chủ nhiệm với sổ sách, thủ quỹ của nhà trường. Kiểm tra ban đầu, vẫn còn giáo viên chủ nhiệm chưa cung cấp hết số liệu, cơ quan chức năng xác định khoản chênh lệnh này cũng hơn 75 triệu đồng…

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, số tiền chênh lệnh giữa các khoản thu, khoản chi chưa được làm rõ lên đến hơn 500 triệu động, có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cơ quan chức năng của quận Lê Chân đã chuyển vụ việc cho công an quận Lê Chân xử lý theo thẩm quyền.

Thảo nói gì?

Cô giáo Thảo Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền, quận Lê Chân, TP Hải Phòng khẳng định mọi khoản thu, chi đều công khai và được thường trực Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất thông qua, chứ không có chuyện lạm thu như nội dung trong đơn tố cáo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 15-7, ông Phạm Vũ Quyết - chánh văn phòng UBND quận Lê Chân - cho biết đơn vị đã có ý kiến với Sở Thông tin - truyền thông TP Hải Phòng liên quan việc một số báo chí đưa thông tin thiếu chính xác khi cho rằng UBND quận chuyển hồ sơ liên quan hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền bị tố lạm thu cùng một số vi phạm khác sang cơ quan công an để điều tra dấu hiệu tội phạm.

Ông Quyết cho biết trước đó quận có tiếp nhận đơn tố cáo (không đề cụ thể cá nhân ai) về việc hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền có một số sai phạm. Quận cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra, xác minh.

"Liên quan một số dấu hiệu sai phạm, quận đã có thông báo kết luận và có chuyển sang cơ quan công an để xác minh thêm, chứ không phải điều tra dấu hiệu tội phạm như một số báo nêu. Hiện Cô giáo Thảo cũng có đơn khiếu nại một số nội dung trong thông báo kết luận nên chúng tôi đang chờ thêm kết quả xác minh từ công an để làm rõ thêm" - ông Quyết thông tin.

Liên quan vấn đề này, một lãnh đạo Công an quận Lê Chân cho biết đơn vị có tiếp nhận được hồ sơ từ UBND quận chuyển sang và xác minh lại một số nội dung liên quan đến công tác thu, chi của Trường THCS Ngô Quyền trong năm học 2019-2020.

Theo thông báo kết luận nội dung tố cáo đối với Cô giáo Thảo - hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền, đoàn xác minh cho rằng tổng số tiền 34 giáo viên chủ nhiệm thực tế nộp cho thủ quỹ năm học 2019-2020 chênh lệch nhiều hơn số tiền nhà trường báo cáo hơn 590 triệu đồng.

Trong đó, khoản tiền chênh lệch quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh của 34/50 lớp là hơn 436 triệu đồng, khoản chênh lệch tiền lệ phí học nghề của 10/14 lớp là hơn 77 triệu đồng...

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 15-7, Cô giáo Thảo xác nhận liên quan việc bản thân bị tố cáo, UBND quận Lê Chân cũng đã thành lập 2 đoàn để kiểm tra, xác minh. Bà cũng đã giải trình.

Cô giáo Thảo  khẳng định mọi khoản thu và chi của nhà trường liên quan Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường cũng như từng lớp đều được thực hiện công khai, có xác nhận cụ thể của các cá nhân liên quan.

Theo Cô giáo Thảo, việc thu quỹ hội phụ huynh được thực hiện theo đúng thông tư 55 của Bộ GD-ĐT, trên tinh thần ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh từng lớp, không thể có chuyện trường chỉ đạo thu 400.000 đồng/học sinh/năm nhưng vào sổ sách 100.000 đồng/học sinh/năm, dẫn tới chuyện chênh lệch hàng trăm triệu đồng.

"Các khoản đóng góp và chi đều được thường trực Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường xác nhận và thông qua. Thường trực cũng quyết toán trong hội nghị cha mẹ học sinh tại buổi tổng kết cuối năm học và không có bất kỳ phụ huynh nào thắc mắc, phản đối", Cô giáo Thảo nhấn mạnh.

Ông Lưu Kim Sơn - trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THCS Ngô Quyền - khẳng định các khoản đóng góp của phụ huynh đều trên tinh thần tự nguyện, được họp và thông báo cụ thể ngay từ đầu năm, tổng kết cuối năm học.

"Chúng tôi là những người đóng tiền với mong muốn chung tay cùng nhà trường xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho các cháu. Quá trình đóng góp, chi tiêu mua sắm vào việc gì đều phải được chúng tôi xem xét, đồng thuận mới thực hiện, nên khi tổng kết cuối năm không một ai phàn nàn, kiến nghị gì", ông Sơn cho hay.


Vụ Hiệu trưởng bị tố cáo lạm thu ở Hải Phòng: Kết luận thanh tra 'hé lộ' gì?

Sau khi Báo Đại Đoàn Kết đăng tải bài viết “Hiệu trưởng bị tố cáo lạm thu: Những góc khuất cần làm rõ”, bạn đọc TP Hải Phòng tiếp tục thông tin thêm đến Báo một số nội dung và bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề và mong muốn cơ quan chức năng sớm giải quyết làm sáng tỏ vụ việc.

Nhiều khoản thu để ngoài sổ sách kế toán

Tháng 12/2020, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã có văn bản chỉ đạo UBND quận Lê Chân xem xét, giải quyết đơn tố cáo Cô giáo Thảo, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền có dấu hiệu lạm thu tiền phụ huynh học sinh năm học 2019 - 2020 với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, để ngoài sổ sách cũng như lập cả quỹ không phù hợp quy định.

Theo chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo TP Hải Phòng về thực hiện các khoản thu tại các trường học, các trường không được tùy tiện lập các quỹ để ép buộc học sinh đóng góp dưới danh nghĩa tự nguyện.

Quận đoàn Lê Chân cũng có văn bản khẳng định, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền lập “Quỹ thắp sáng ước mơ”, thu 119.100.000 đồng của 65 phụ huynh học sinh là không có trong quy định.

Số tiền này không được theo dõi, để ngoài sổ sách kế toán chi tiết, được UBND quận Lê Chân xác định là vi phạm quản lý tài chính, kế toán trong nhà trường.

Bộ Giáo dục & Đào tạo có quy định không thu khoản tiền giấy thi, in sao đề, vì đây không phải là khoản phục vụ trực tiếp cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hay hỗ trợ giáo dục.

Tuy nhiên, quận Lê Chân xác định, mới kiểm tra 34/50 lớp hợp tác cung cấp thông tin, các giáo viên chủ nhiệm đã thu 50.000 đồng/học sinh nộp cho thủ quỹ nhà trường với tổng số tiền hơn 152 triệu đồng. Số tiền này cũng được đề ngoài sổ sách, được thủ quỹ làm sổ tay theo dõi riêng.

Theo kết luận của Quận Lê Chân, đối với khoản thu này, hiệu trưởng không chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ báo cáo, giải trình.

Đặc biệt hơn cả, đối với khoản đóng góp khoản quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, mới kiểm tra được 34 lớp đã ghi nhận các lớp này thu tổng cộng 603 triệu đồng, số tiền này được nộp về thủ quỹ nhà trường. Hiệu trưởng cho rằng nhà trường chỉ thu Quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh mức 100.000 đồng/học sinh.

Theo xác định của quận Lê Chân, việc tố cáo nhà trường thu 200.000 đồng/học sinh/kỳ, tổng 400.000 đồng/học sinh/năm nhưng vào sổ sách chỉ 100.000 đồng/học sinh/năm là có cơ sở. Thủ quỹ nhà trường có biểu hiện vụ lợi cá nhân, có dấu hiệu tham nhũng.

Đối với khoản thu tiền học nghề cũng được hàng chục giáo viên của nhà trường thừa nhận đã thu vượt quá quy định từ mức 10.000 đồng/học sinh lên thành 30.000 đồng/học sinh. Số tiền thu tăng thêm được để ngoài sổ sách kế toán.

Chống đối, giải trình không trung thực

Theo ghi nhận của quận Lê Chân, năm học 2019 - 2020, nhà trường có 50 lớp học. Tuy nhiên, khi được đoàn kiểm tra yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ đã có nhiều giáo viên chủ nhiệm không hợp tác với đoàn công tác.

Cụ thể, đã có 16 giáo viên chủ nhiệm không cung cấp đầy đủ, không hợp tác với đoàn công tác, có biểu hiện chống đối, không thực hiện trách nhiệm phối hợp xác minh làm rõ tố cáo lạm thu đối với quỹ cha mẹ học sinh nhà trường.

Các khoản thu khác như thu tiền học nghề, thu tiền in sao đề… cũng tương tự, có nhiều giáo viên không phối hợp, chấp hành với đoàn kiểm tra cung cấp số liệu. Hiệu trưởng, thủ quỹ nhà trường không giải trình làm rõ, không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của đoàn công tác, còn quanh co, không cụ thể trong giải trình; không chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ của người bị tố cáo.

Ngoài ra, đoàn công tác của quận Lê Chân cũng xác định, trong năm học này, nhà trường có một thầy giáo đi du lịch nước ngoài, đến nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa về lại Việt Nam.

Tuy nhiên, từ tháng 7 đến tháng 10/2020, thầy giáo này vẫn được nhà trường phân công đứng lớp đối với 3 lớp học. Chỉ đến khi có tố cáo, nhà trường mới phân công giáo viên khác thay giáo viên này đứng lớp.

Theo Kết luận của UBND quận Lê Chân, Cô giáo Thảo, Hiệu trưởng nhà trường là người đứng đầu, chưa làm tốt công tác quản lý; không minh bạch, không công khai, vi phạm quản lý tài chính, kế toán trong nhà trường, mất đoàn kết nội bộ.

Kết luận của UBND quận Lê Chân cũng chỉ rõ, do có nhiều giáo viên chủ nhiệm không cung cấp thông tin tài liệu theo yêu cầu nên chưa xác minh được chính xác số thu, chi từ các khoản thu, chi không đúng quy định xảy ra tại trường THCS Ngô Quyền.

Quận Lê Chân cũng xác định trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo nhận thấy hành vi bị tố cáo vi phạm nghiêm trọng quản lý tài chính, kế toán có dấu hiệu vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng, cần được điều tra làm rõ đối với những cá nhân có liên quan nên đã chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

Ý kiến của Hội phụ huynh nhà trường cần được quan tâm thỏa đáng


GD&TĐ - Fanpage “THCS Ngô Quyền - Những năm tháng khó quên” đăng tin “tóm tắt kết luận thanh tra giải quyết đơn tố cáo đối với bà Nguyễn Thị Thu Hương, hiệu trưởng….”. Tuy nhiên Hội phụ huynh của trường không đồng tình 
Đại diện Hội phụ huynh không đồng tình

Hơn 60 tuổi, ông Lưu Kim Sơn – Hội trưởng Hội phụ huynh trường trường THCS Ngô Quyền (quận Lê Chân, Hải Phòng) là người đã có nhiều năm làm công tác hoạt động liên quan tới hội phụ huynh các nhà trường, nơi có con và cháu ông đã theo học, trong đó có trường THCS Ngô Quyền .

Nói về nội dung bản kết luận kiểm tra đơn thư tố cáo của UBND quận Lê Chân đối với bà Nguyễn Thị Thu Hương, hiệu trưởng THCS Ngô Quyền, ông Lưu Kim Sơn cũng như hơn chục đại diện hội phụ huynh các lớp tại trường này hoàn toàn bất ngờ.

Cũng theo ông Hội trưởng Hội phụ huynh trường THCS Ngô Quyền, năm học 2019 – 2020, trên cơ sở họp với trường, hội phụ huynh đã thống nhất hỗ trợ nhà trường ở mức 50.000đ/hs/năm tiền điện điều hoà. Số tiền này đã thu và nộp cho giáo viên chủ nhiệm(GVCN) các lớp.

Tuy nhiên, kết quả xác minh ghi trong năm học 2019 – 2020, tiền điện vẫn được chi trả bằng ngân sách nhà nước. Hiệu trưởng báo cáo hơn 72 triệu (trích từ số tiền điện đã thu) được sử dụng mua 5 máy điều hòa lắp ở khu C, người trực tiếp đứng tên kí hợp đồng mua bán thiết bị là chính ông Sơn chứ không phải đại diện nhà trường.

Tuy nhiên, do công trình đang xây dựng, các máy điều hòa chưa được lắp đặt dù đã có hóa đơn bán hàng, thiết bị vật tư, chi trả nhân công lắp đặt, biên bản bàn giao. Ngoài ra, số tiền hơn 40 triệu cũng được trích từ khoản thu tiền điện của học sinh, Hiệu trưởng báo cáo sử dụng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa các lớp học. Nhưng tất cả các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa đều do chi hội phụ huynh các lớp tự sửa chữa hoặc chi trả để phục vụ học sinh chứ không phải nhà trường quyết địnhh việc này.

Ông Sơn cho biết, ông không đồng ý với nội dung bản kết luận đơn thư tố cáo này bởi: “Khi mua điều hoà, trường chưa xây xong thì lắp ở đâu ?.Tôi phải gửi nơi bán chờ xây xong phòng mới lắp. Khi đoàn kiểm tra xuống tôi đã mời họ xuống xem điều hòa lắp như thế nào, nhưng họ có xuống xem đâu?” – ông Sơn nói. Thay vào đó, họ kết luận hiệu trưởng có hành vi gian dối tiền 5 chiếc điều hoà này là không chính xác.

“Tiền điều hoà là của phụ huynh đóng góp, hiệu trưởng có lấy một đồng thì phụ huynh hỏi tôi, làm sao mà kết luận như thế?. Tiền điện điều hoà năm trước thiếu, tiền chi cho học sinh thì thừa, không lấy tiền thừa đó bù vào thì thu thêm của học sinh hay bắt ngân sách trả à?”  – ông Sơn gay gắt.

Đại diện Ban liên lạc phụ huynh cho biết, hiện mức đóng góp của phụ huynh THCS Ngô Quyền khá thấp so với các trường cùng quận. “Nếu hiệu trưởng muốn lấy tiền từ đây, thì các khoản thu với phụ huynh sẽ còn tăng nhiều, chứ không thể thấp được” – ông Sơn phân tích.

Cũng theo ông Sơn, quan trọng hơn là theo quy định, các trường hiện không được thu nhiều các khoản đóng góp của phụ huynh. Họp phụ huynh đến phần đóng góp tiền cho các khoản phục vụ họp tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm còn phải ra ngoài để phụ huynh tự bàn bạc với nhau. Nhà trường chỉ giữ hộ tiền đóng góp, chi tiêu sao phải có đại diện Hội phụ huynh nhà trường có ý kiến. “Chúng tôi giám sát việc chi, còn không thấy thất thoát, đoàn kiểm tra nói có dấu hiệu tham nhũng tiền đóng góp là kiểu gì?” – ông Sơn đặt câu hỏi.

Cuộc kiểm tra có nhiều điều… khuất tất

Ngày 11/3/2021, đoàn kiểm tra của UBND quận Lê Chân (lần này do một phó chủ tịch dẫn đầu) tới làm việc tại trường THCS Ngô Quyền. Nói “lần này” là bởi các năm trước đó, trường đã có các đợt thanh tra nhưng được xác định kết quả đều tốt.

Tới khi phát sinh các đơn tố cáo (đơn thư nặc danh) đối với hiệu trưởng, kết luận xác minh sau đó cho thấy không có các dấu hiệu sai phạm cá nhân, hay tham nhũng của hiệu trưởng. Nhưng tới lần gần nhất, đơn tố cáo đã ghi chính danh của một giáo viên đã nghỉ hưu. Đây là căn cứ để đoàn kiểm tra của UBND quận quay trở lại trường.

Trong buổi làm việc ngày 11/3/2021, đoàn kiểm tra yêu cầu trường nộp toàn bộ hồ sơ, và là hồ sơ gốc, liên quan tới việc sử dụng tiền phụ huynh đóng góp.

Trong các lần thanh tra, kiểm tra trước, nhà trường không bị yêu cầu nộp hồ sơ gốc như lần này.

Được biết, điều 11 Luật Tố cáo quy định, người giải quyết tố cáo có quyền yêu cầu người tố cáo, người bị tố cáo… cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo. Nhưng luật không quy định bắt buộc phải nộp hồ sơ gốc. Tuy nhiên, nhà trường đã trao lại toàn bộ hồ sơ theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, trong đó có toàn bộ hồ sơ gốc liên quan tới việc theo dõi đóng góp của phụ huynh. Và sau khi việc chuyển hồ sơ gốc xảy ra, điều làm cho Ban Giám hiệu trường cũng như Hội Phụ huynh ở đây không khỏi lo lắng rằng: Làm sao mà biết được hồ sơ gốc có còn “nguyên vẹn” khi những giấy tờ này ở trong tay đoàn kiểm tra ?

Sau vài tháng, kết luận kiểm tra khẳng định hai nội dung: Thứ nhất là có dấu hiệu chiếm dụng hàng trăm triệu đồng đóng góp của phụ huynh tại trường. Thứ hai là hiệu trưởng có dấu hiệu sửa chữa, che dấu sai phạm liên quan tới sử dụng tiền đóng góp của phụ huynh.

Ngoài chuyện kết luận kiểm tra lần này ngược với kết luận thanh tra, kiểm tra những lần trước cũng tại trường THCS Ngô Quyền, thì kết luận lần này còn thiếu hẳn sự khách quan, là bởi không có sự xuất hiện thành phần quan trọng trong quá trình xác minh do đoàn kiểm tra của UBND quận Lê Chân tiến hành - Đó là thiếu đại diện phụ huynh của nhà trường.

Trong khi kết luận kiểm tra của UBND quận Lê Chân xác định có dấu hiệu chiếm dụng tiền đóng góp của phụ huynh, thì đại diện Hội phụ huynh trường THCS Ngô Quyền một mực khẳng định tin tưởng, và không thấy có dấu hiệu tiền đóng góp của họ bị chiếm dụng.

Liên quan đến việc này, ông Lưu Kim Sơn cho biết: Ngoài chuyện ông bị gọi lên kê khai các khoản đã nộp, ông chưa bao giờ được đoàn kiểm tra, hay được nhận kết luận kiểm tra, nói về việc tiền đóng góp của phụ huynh trường bị chiếm dụng.

Có thể việc đoàn kiểm tra không mời đại diện Hội phụ huynh tham gia là một thiếu sót. Nhưng qua xác minh cho thấy, đoàn kiểm tra chỉ làm việc với hiệu trưởng và thủ quỹ của trường liên quan đến vụ việc. Điều này cho thấy các thành viên của đoàn kiểm tra hiểu rõ những nội dung tìm hiểu chỉ liên quan tới đóng góp của phụ huynh học sinh.

Được biết, liên quan tới việc sử dụng ngân sách – lĩnh vực này do kế toán của trường chịu trách nhiệm. Còn đóng góp của phụ huynh tại các trường học, theo quy định, khoản tiền này nằm ngoài hệ thống kế toán của trường học, nên kế toán của trường không theo dõi, hạch toán mà do Hiệu trưởng, thủ quỹ và Hội phụ huynh phối hợp sử dụng phù hợp để phục vụ nhu cầu của học sinh.

Từ đó cho thấy, nếu đoàn kiểm tra của UBND quận Lê Chân phát hiện ra khoản tiền đóng góp của các phụ huynh bị sử dụng sai, thậm chí bị chiếm đoạt, thì “nạn nhân” của vụ việc này chính là Hội phụ huynh học sinh của nhà trường phải được biết và phải tham gia để bảo vệ quyền lợi khi đóng góp tiền cho quỹ này sử dụng.

Việc chỉ yêu cầu đại diện Hội phụ huynh của trường THCS Ngô Quyền cung cấp thông tin, mà không thông báo cho họ biết việc bị “móc túi” thế nào là điều đang bị dư luận không đồng tình. Được biết, chính đại diện các phụ huynh nhà trường đang rất quyết liệt trong việc bảo vệ hiệu trưởng– là người đang chịu trách nhiệm chính trong kết luận “có dấu hiệu chiếm dụng” của đoàn kiểm tra của UBND quận Lê Chân.

Tại trường THCS Ngô Quyền, có nhiều luồng dư luận về cá nhân hiệu trưởng – bà Nguyễn Thị Thu Hương, người khen, người chê về cá tính của vị hiệu trưởng này. Dư luận địa phương cũng đã “ồn ào” trước thông tin lãnh đạo địa phương muốn chuyển vị hiệu trưởng này sang trường khác, nhưng bị từ chối.

Mong rằng, những ý kiến của bản kết luận kiểm tra của UBND quận Lê Chân được làm sáng tỏ, trong đó ý kiến của Hội phụ huynh học sinh nhà trường cần được quan tâm và tôn trọng, nhằm bảo vệ sự thật và lẽ phải trong việc chi tiêu những khoản tiền đóng góp của phụ huynh để phục vụ điều kiện học tập của học sinh nhà trường.


Sàn tặng 15000 RACACoin miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top