Một Hiệu trưởng bị “tố” thiếu minh bạch trong quản lý - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

- Bức xúc trước những việc làm thiếu minh bạch của bà hiệu trưởng, nhiều giáo viên đã tố cáo bà Hồ Thị Thanh Hồng - Hiệu trưởng Trường THPT Ngan Dừa (Bạc Liêu) có nhiều sai phạm trong công tác quản lý.

Tiếp xúc với PV Dân trí, các giáo viên (GV) cho biết, từ lúc về làm Hiệu trưởng Trường THPT Ngan Dừa cách đây khoảng 3 năm, bà Hồ Thị Thanh Hồng đã có nhiều việc làm gây bức xúc, trong đó có vấn đề thu chi tài chính. Theo các GV, dù đã có nhiều đơn thư tố cáo bà Hồng nhưng cho đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết.
Trong đơn tố cáo gửi báo Dân trí, nhiều GV “tố” bà Hồng có những sai phạm liên quan đến vấn đề tài chính từ những năm học 2011 kéo dài cho đến nay.
Theo đơn tố cáo, trong năm học 2012-2013, nhà trường tổ chức dạy thêm cho học sinh. Thay vì số tiền thu được, trường chia cho GV đứng lớp là 80% như những năm trước, nhưng bà Hồng đã lấy số tiền 80% của tổng số tiền thu được sau đó chi theo hệ số lương. Theo cách chi này, những GV có hệ số lương cao thì sẽ được hưởng nhiều, còn GV có hệ số lương thấp sẽ hưởng ít dù dạy rất cật lực. Việc này, các GV đã có phản ánh nhưng bà Hồng vẫn không giải quyết và năm học này, bà Hồng tiếp tục tổ chức dạy thêm.
Bà Hồng đã cho lập Tổ giám thị trong nhà trường và mỗi thành viên trong tổ này đều được tính giảm trừ 3 tiết/tuần, trong đó đó có người còn được tính cả tiền tăng giờ. Theo các GV, việc này trái với quy định của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT là trong nhà trường không có tổ giáo thị và không có quy định nào để giảm trừ số tiết cho những người này.
Cũng theo đơn tố cáo, bà Hồng lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa để vận động tiền từ phụ huynh học sinh. Trong đó, năm học 2011- 2012, bà Hồng vận động thu mỗi phụ huynh ít nhất 50.000 đồng để mua cát san lấp mặt bằng phía sau trường. Nhưng theo phản ánh của GV, cho đến nay con mương vẫn chưa được san lấp thì không biết số tiền đó (khoảng 50 triệu đồng) đang ở đâu?. Trong những năm học từ 2011 đến nay, nhà trường thực hiện quyên góp trong học sinh với số tiền hơn 49 triệu đồng để làm công trình thanh niên. Tuy nhiên, công trình sau đó chỉ là một chiếc cầu bêtông bắc qua con mương nhỏ trong trường mà theo các GV, cây cầu chỉ có tác dụng làm cảnh. Ngoài ra, theo các GV tính toán, số tiền bỏ ra làm cây cầu không quá lớn nếu so với hơn 49 triệu đồng thu được. Và cho đến năm học này, học sinh lớp 12 vẫn còn phải đóng 20.000 đồng/em cho công trình lãng phí này.
Bà Hồng còn bị “tố” đã kêu gọi quyên góp tiền của phụ huynh học sinh có con em học lớp 12 để “lo” cho giám thị coi thi tốt nghiệp THPT. Năm học 2011-2012, trường thu mỗi học sinh 100.000 đồng; năm học 2012- 2013 trường lại vận động học sinh lớp 12 đóng 150.000 đồng để phục vụ hội đồng thi tốt nghiệp. Các GV cho rằng, việc làm này đã trái với chủ trương “Hai không” của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, Bộ cũng đã có công văn số 3507/BGDDT-VP giao các Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc đã thu góp trái quy định đều trả lại cho học sinh nhưng Trường THPT Ngan Dừa vẫn “im hơi lặng tiếng”.
Các giáo viên còn bức xúc phản ánh, bà Hồng đã đặt ra các khoản thu không đúng quy định trong trường. Theo đó, bà Hồng đã thu 70.000 đồng/học sinh (tổng số tiền thu được khoảng 70 triệu đồng) gọi là tiền giấy thi và giấy kiểm tra. Trong khi đó, nhà trường đã được đầu tư máy photo và sau mỗi lần kiểm tra số tiền chi cho văn phòng phẩm đều được quyết toán đầy đủ. Về việc này, theo các GV tính toán, nếu chi cho học sinh kiểm tra 1 tiết thì cũng không đúng vì theo phân phối chương trình của bậc THPT, số lần kiểm tra chưa đến 40 lần. Do đó, nếu lấy 40 nhân cho 1.000 đồng cũng chỉ khoảng 40.000 đồng/học sinh. Vậy số tiền 30.000 còn lại của mỗi học sinh sẽ đi đâu?
Cũng theo các GV, bà Hiệu trưởng hàng năm không trực tiếp đứng lớp nhưng vẫn được hưởng đầy đủ 30% phụ cấp đứng lớp dành cho nhà giáo. Hàng năm, bà Hồng chỉ tập trung học sinh lớp 12 vào giữa học kỳ 1 để hướng dẫn các em cách làm hồ sơ, chọn trường khi thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Việc này, theo bà Hồng, bà có “dạy” hướng nghiệp nên được hưởng phụ cấp đứng lớp. Các GV cho rằng, việc tư vấn, hướng dẫn học sinh làm hồ sơ thi tuyển sinh là trách nhiệm của Hiệu trưởng; còn việc hưởng 30% phụ cấp là phải đứng lớp giảng dạy hàng tuần theo quy định đối với Hiệu trưởng là 2 tiết/tuần và phải có giáo án, báo giảng, thời khóa biểu, ký duyệt vào sổ theo dõi tiết học trên lớp. Do đó, nhiều GV không đồng tình về việc này
Tiếp xúc với PV Dân trí, các GV cho biết, họ chịu rất nhiều áp lực trong thời gian qua đối với cách quản lý của bà Hồ Thị Thanh Hồng. Tuy nhiên, những phản ánh, bức xúc của các GV cho đến nay đều chưa được giải quyết thỏa đáng.
Trong khi đó, làm việc với PV Dân trí, bà Hồ Thị Thanh Hồng phủ nhận hầu hết những tố này. Bà Hồng chỉ thừa nhận rằng, thời gian qua, bà có biết có nhiều đơn thư tố cáo bà.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Võ Văn Út - Bí thư Huyện ủy Hồng Dân cho biết, huyện cũng đã có nhận được nhiều đơn thư tố cáo về bà Hồ Thị Thanh Hồng. Ông Út cho hay, bà Hồng là Đảng viên và sinh hoạt Đảng tại chi bộ thuộc huyện. Do đó, huyện cũng đã thành lập tổ xác minh những tố cáo đối với bà Hồng. "Chúng tôi đã có nghe báo cáo sơ bộ kết quả nhưng việc này là nhạy cảm nên chưa thể công bố được mà còn đang chờ kết luận phía Sở GD-ĐT", ông Út cho hay.
Trong khi đó, một lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết, Sở cũng đã thành lập đoàn thanh tra về những tố cáo đối với bà Hồng. "Hiện có một số phát sinh nên việc thanh tra phải kéo dài thêm một thời gian, sau đó mới có thể kết luận", vị lãnh đạo Sở này cho biết.
-*-

*-*
Câu chuyện giáo dục: Những câu chuyện có thật về giáo dục đương đại. Bạn có câu chuyện về giáo dục, hãy gửi tới: schoolnetviet2@gmail.com Nếu copy sang trang khác, vui lòng ghi rõ nguồn bài viết hoặc gắn link bài viết.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top