Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Làng này có hai cái bến: bến Thượng và bến Hạ. Hai bến đều ở đoạn ngã ba, cỏ mọc rậm rạp um tùm.
Dẫu đò bến Thượng to hơn, cứng hơn, dài hơn, cong hơn, còn đò bến Hạ thì nhỏ hơn, mềm hơn, nhũn hơn, nhưng khách vẫn không thích đi đò bến Thượng, bởi lái đò ở bến Thượng là một mụ béo như con tượng, tính tình dở dở ương ương, mồm rộng ngoác như cái loa phát thanh của phường, mặt sần sùi toàn những mụn đầu trắng, tấy sưng, to bằng hạt đậu tương. Tóm lại là nhìn không dễ thương. Trong khi cô lái đò ở bến Hạ thì ngược lại: khuôn mặt trái xoan, vóc dáng nhẹ nhàng, giọng nói dịu dàng, đặc biệt là mái tóc dài óng ả, lúc nào cũng buông xõa, bay bay bềnh bồng trong gió sông chiều mênh mang.
Dẫu đò bến Thượng to hơn, cứng hơn, dài hơn, cong hơn, còn đò bến Hạ thì nhỏ hơn, mềm hơn, nhũn hơn, nhưng khách vẫn không thích đi đò bến Thượng, bởi lái đò ở bến Thượng là một mụ béo như con tượng, tính tình dở dở ương ương, mồm rộng ngoác như cái loa phát thanh của phường, mặt sần sùi toàn những mụn đầu trắng, tấy sưng, to bằng hạt đậu tương. Tóm lại là nhìn không dễ thương. Trong khi cô lái đò ở bến Hạ thì ngược lại: khuôn mặt trái xoan, vóc dáng nhẹ nhàng, giọng nói dịu dàng, đặc biệt là mái tóc dài óng ả, lúc nào cũng buông xõa, bay bay bềnh bồng trong gió sông chiều mênh mang.
Việc khách thích đi đò bến Hạ hơn cũng là điều dễ hiểu. Ví như bạn mơ mình lạc vào một hoang đảo, bạn thấy một cô gái rất xinh đẹp, bạn đuổi theo cô ấy mấy vòng quanh bãi cát; và ví như bạn cũng mơ mình lạc vào một hoang đảo, nhưng bạn lại thấy một con tinh tinh, nó nhe răng, giơ móng chồm tới rồi đuổi theo bạn, bạn cũng chạy mấy vòng quanh bãi cát. Vậy bạn thích giấc mơ nào hơn, dù cả hai trường hợp này về bản chất là giống nhau, bởi bạn đều phải chạy mấy vòng quanh bãi cát, đều mất sức, đều vã mồ hôi?
Việc qua đò cũng thế, bến Thượng hay bến Hạ thì cũng đều ngồi lên đò và qua sông, nhưng rõ ràng: xúc cảm và hứng thú là khác nhau. Mà người đời thì sống nặng về xúc cảm: một ánh mắt tình tứ, lả lơi của một ả đàn bà xa lạ cũng có thể khiến một gã đàn ông thao thức mất ngủ mấy đêm ròng; một nụ cười của người con gái mình đang theo đuổi cũng có thể khiến chàng trai thấy như nắng hửng trong lòng dẫu rằng anh ta đã đứng dầm mưa đợi nàng từ chập tối. Đấy không phải là xúc cảm thì là gì? Và nhất là mấy cậu thanh niên trẻ trung, đang giai đoạn cần tìm vợ, kiếm người yêu, thì cái thứ xúc cảm ấy nó lại đương đạt độ căng tràn, dào dạt nhất.
Bởi vậy, con đò bến Hạ hiếm khi được ngơi nghỉ, chưa cập bến này thì đã có khách đợi ở bến kia. Trong khi đó, cái đò bến Thượng thì cứ nằm chỏng chơ, bơ vơ, ngày cùng lắm được một hai chuyến, mà chủ yếu là chở lợn, chở gà, hoặc gạch ngói, đất cát, những thứ mà đò bến Hạ không bao giờ nhận chở.
Cô lái đò bến Hạ năm nay tròn mười tám tuổi, cái tuổi mà cứ bước ra đường là có chim theo, ong đuổi. Đã vậy cô lại còn xinh đẹp, chăm chỉ, dịu hiền, thành ra những kẻ sẵn sàng quỳ gối cả ngày trời chỉ để một lần được nhìn thấy cô mỉm cười, những kẻ muốn đêm đêm được cùng cô đầu ấp tay gối, cùng cô đi đến hết cuộc đời thì có xếp hàng chém cả ngày không hết, bởi chúng nhiều như gió trên trời, và sum suê như những ngọn thài lài mọc hoang trên bãi, nơi đàn chó trong làng này, và mấy làng lân cận thường hay ra đấy tụ tập, vui chơi.
Khách đò cũng là người đời, mà người đời thì đủ loại, có tốt, có xấu, có người đứng đắn, và cũng không ít kẻ ong ve. Nhưng kệ, họ trêu gì, tán tỉnh, lả lơi gì, thì cô cũng chỉ gượng cười, quay mặt về phía cuối sông thẹn thùng, e lệ, chẳng mở lòng, cũng chẳng nồng nhiệt với ai bao giờ. Không hiểu vì lo không có ai chăm sóc bố mẹ già, hay vì ước mơ, khát khao của cuộc đời còn xa, còn chưa thỏa, nên cô vẫn chẳng màng đến chữ “yêu”, vẫn khép chặt cửa lòng, mặc cho bên ngoài bao kẻ kêu gào, bao chàng đeo đuổi, liêu xiêu.
Còn nhớ hôm ấy, một buổi chiều với ánh hoàng hôn nhuộm hồng bến sông, với những cánh chim chiều chảng vảng quay về nơi tổ ấm, một chàng lãng tử với mái tóc dài bồng bềnh bước xuống đò. Ánh mắt chàng làm cô lái đò bối rối, bởi nó có chút gì hoang dại và cháy bỏng. Chàng chẳng nói gì, cứ nhìn cô say đắm mãi. Cho đến tận khi con đò đã ra tới giữa dòng, mới nghe chàng ngập ngừng cất giọng:
- Cả chiều qua, ta đã đứng ở bến sông ngắm nàng. Hôm nay ta qua đò, cũng chỉ cốt được nói chuyện với nàng, chứ thực ra ta không có nhu cầu qua sông làm gì cả!
- Dạ! Chàng có nhu cầu hay không em không quan tâm. Chỉ cần chàng trả tiền cho em đầy đủ là được rồi!
- Tất nhiên ta sẽ trả! Mà đang nói chuyện lãng mạn, sao nàng lại nhắc đến chuyện tiền bạc tầm thường ấy ở đây?
- Tại trước cũng có mấy thằng giống chàng, đi đò xong không trả tiền, lấy lý do rằng chúng chẳng có việc gì cần qua sông cả, nếu thích cứ việc chở chúng quay trở lại chỗ cũ, coi như chúng chưa lên đò…
- Trông ta giống mấy thằng mất dạy ấy sao?
- Dạ! Tóc thì không giống, nhưng mặt thì hơi hơi! Vậy chàng là…?
- Ta là nhà thơ. Chiều qua, tình cờ đi qua đây và được thấy nàng, rồi cảm xúc dâng trào, ta đã viết thành thơ. Ta đọc nàng nghe nhé?
Nói rồi, chàng nhà thơ sột soạt moi tờ giấy trong túi áo ra, cất giọng ngâm nga:
“Lòng anh thấp thỏm bồn chồn
Khi em phì phạch rửa lồi bên sông
Anh vờ giả bộ như không
Chuồn sau đống gạch chổng mông lên dòm”
Khi em phì phạch rửa lồi bên sông
Anh vờ giả bộ như không
Chuồn sau đống gạch chổng mông lên dòm”
Đọc xong, chàng nhà thơ không nhìn vào mắt cô lái đò mà lại nhìn về tận cuối dòng sông, nơi phía thượng nguồn xa xăm, ngại ngùng như lẩn trốn ánh mắt ngưỡng mộ của cô lái.
- Bài thơ hay quá! Nhưng…
- Nhưng sao?
- Nhưng “rửa lồi” là gì hả chàng?
- Là rửa xoong lồi ấy!
- À, vậy phải là “nồi”, chàng viết sai chính tả rồi!
- Thơ hay cốt ở cái tứ, cái tình, chứ chính tả thì quan trọng gì!
Rồi đò cập bến. Chàng nhà thơ nhìn cô lái đò với ánh mắt đầy lưu luyến. Chàng tiến lại gần cô, dúi vào tay cô tờ giấy có ghi bài thơ ấy:
- Tặng em đấy! Nếu em thích, mỗi ngày anh sẽ viết tặng em một bài!
Dứt lời, chàng bước lên bờ, bóng chàng khật khừ, khuất dần sau rặng tre xanh mượt dọc triền đê. Cô lái đò cũng tất tả khua chèo đưa đò quay lại bến, nơi có khách đã đứng gọi tự bao giờ. Đò ra đến giữa dòng, cô lái đò vo tròn tờ giấy trong tay rồi ném xuống sông. Mẩu giấy bập bềnh, dập dềnh trong con nước mênh mông…
Một lần khác, lại một chàng lãng tử khác xuống đò, với áo sơ mi phanh cúc đầy vẻ phong trần, mái tóc vàng huơ nhuộm màu nắng gió, cặp lông mày rậm làm sâu thêm đôi mắt chàng đắm đuối, đa tình. Cô lái đò đoán rằng anh chàng này là họa sĩ, bởi anh mang theo bên mình một cái túi với bút vẽ, màu vẽ thò ra lổm nhổm, nhuôm nhem, thêm cả cuộn giấy vẽ tròn tròn, dài dài, vắt qua vai, nhìn như Tôn Ngộ Không đang đeo gậy như ý.
Chàng họa sĩ chẳng nói gì, chỉ ngồi im lìm ngắm những con sóng lăn tăn trên mặt nước êm đềm. Đò ra đến giữa dòng, chàng họa sĩ mới lôi từ trong túi ra một bức tranh.
- Tặng em đấy!
- Cảm ơn anh! Bức tranh này tên là gì vậy ạ?
- “Chú chim chiền chiện nhảy nhót trên cây ớt chỉ thiên”.
- Tên dài thế anh?
- Dài thì mới diễn tả hết ý nghĩa của bức tranh em ạ!
- Chim đâu anh?
- Chim đây!
- Chim bé thế? Em nhìn cứ tưởng quả ớt!
- Em đừng chủ quan! Ớt nhỏ nhưng rất cay, chim bé nhưng rất hay!
Và rồi đò cập bến, chàng họa sĩ, tuy chân đã lên bờ mà giọng thì vẫn quyến luyến, ngẩn ngơ:
- Nếu em thích, mỗi hôm anh sẽ vẽ tặng em một bức!
Cô lái đò không nói gì, lặng lẽ khua chèo quay ngược về bờ kia đón khách. Ra đến giữa dòng, cô vo tròn bức tranh rồi ném xuống sông. Bức tranh bập bềnh, dập dềnh trong con nước mênh mông…
Một lần khác, lại một chàng nghệ sĩ khác, tay xách đàn ghita, tay vuốt áng tóc bồng bềnh trước mặt lòa xòa, rồi dong dả bước xuống đò. Và lại là cái ánh mắt đa tình nhìn cô đắm đuối. Có phải những người nghệ sĩ, khi nhìn gái, mắt thằng nào cũng thế?
Người đời cứ nghĩ rằng nghệ sĩ phải là nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ… Không phải thế! Chỉ cần biết yêu cái đẹp thì đã có thể gọi là nghệ sĩ rồi! Vậy nên, những thằng đàn ông mê gái đẹp không phải là xấu, không phải dê, mà họ là nghệ sĩ. Nếu xét trên tiêu chí này, thì bây giờ phi xe ra ngõ không cẩn thận là đâm vào nghệ sĩ, ngồi quán trà đá cũng vinh hạnh đươc ngồi cùng nghệ sĩ, và vào nhà nghỉ thì đương nhiên, gặp toàn nghệ sĩ. Tất nhiên, dù là nghệ sĩ thì cũng phải có chừng mực, phải biết kiềm chế, chứ đừng để phải hầu tòa, phải vào tù về tội hiếp dâm, quấy rối chị em, vậy nó hổ danh người nghệ sĩ lắm!
Quay trở lại với chàng nghệ sĩ xách ghita qua đò hôm ấy. Chàng lên đò thì cũng ngồi im, quay mặt về phía cô lái đò rồi ngắm nàng đắm đuối. Lúc ra đến giữa dòng, chàng nghệ sĩ ôm đàn, giọng dịu dàng:
- Anh hát tặng em một bài nhé?
Nói rồi, chàng múa những ngón tay điêu luyện trên cây đàn. Tay trái chàng vuốt ve, day day, ấn ấn, tay phải chàng móc, chàng gẩy liên hồi, khiến từng nốt nhạc nẩy lên, nồng nàn, da diết, rồi giọng hát chàng cất lên tha thiết…
“Nắng Sài Gòn, em đi mà chợt mát. Bởi vì em, mặc áo lòi cả ti. Anh vẫn yêu, kiểu áo ấy vô cùng. Anh rất yêu, loại áo ấy em ơi…”
Trên con sông chiều mênh mang êm mát, tiếng hát trong vắt, và tiếng đàn réo rắt của chàng nghệ sĩ dường như quyện vào nhau, theo sóng, theo gió bay cao và vang xa mãi. Nhưng rồi đò vẫn phải cập bến, và chàng nghệ sĩ lại bịn rịn, không nỡ bước lên bờ. Chàng bỏ lại cây đàn trên thuyền, giọng đầy xao xuyến:
- Tặng em cây đàn, nếu em muốn, ngày nào anh cũng qua đây hát cho em nghe!
Cô lái đò ngượng ngùng khua chèo, con đò lững lờ rời bến bỏ lại chàng trai trên bờ xao xác, ngẩn ngơ. Ra đến giữa dòng, cô lái đò quẳng cái đàn xuống sông. Chiếc đàn bập bềnh, dập dềnh trong con nước mênh mông…
Rồi một hôm, có một gã đàn ông xuống đò. Gã này chắc chắn không phải nghệ sĩ, bởi nhìn gã thô kệch, người lùn tịt, béo ục uỵch. Tay, chân, đùi, cổ gã ngân ngấn toàn thịt. Gã cũng chẳng thèm nhìn cô lái đò đắm đuối như mấy tay nghệ sĩ mà ngồi tít tận mũi đò, quay lưng lại phía cô, chẳng cười, chẳng nói, lạnh nhạt, hững hờ. Lúc đò cập bến, gã đi qua cô, rồi từ từ tháo sợi dây chuyền to như cái rễ đa ở trên cổ gã ra, dúi vào tay cô gái, giọng ai ái:
- Tặng em! Nếu em thích, mỗi ngày anh sẽ mang cho em một sợi!
Dứt lời, gã lùn đó ì ạch bước lên bờ. Cô lái đò khua chèo, con đò nghiêng ngả, tròng trành rời bến. Ra đến giữa dòng, cô lái đò vung tay quẳng sợi dây chuyền xuống sông. Nhưng cô đã kịp rụt tay lại, rồi nghĩ thầm: “Mẩu giấy, bức tranh, hay cây đàn mà quẳng xuống thì nó còn nổi bồng bềnh, chứ cái dây này mà quẳng xuống là nó chìm mất tiêu”. Rồi cô cho đò về bến, nhưng không đón khách nữa mà neo đò vào cái sào tre cắm bên bờ. Hôm nay, cô lái đò nghỉ sớm.
Hôm sau, gã lùn tịt lại qua đò, hôm sau nữa lại qua, và gã giữ đúng lời hứa: mỗi hôm một sợi. Sang ngày thứ 3, lúc cập bến, không hiểu sao cô lái đò không cho đò quay về đón khách như thường lệ mà lại theo chân gã lùn tịt đó lên bờ, men theo triền đê rồi cả hai chui tọt vào chỗ mấy bụi tre rậm rạp, um tùm, bỏ mặc con đò một mình đứng đó lẻ loi, mặc cho gió sông chiều vẫn thổi vào lao xao làm rặng tre uốn éo, rì rào, và mặc cho sóng vẫn vỗ từng đợt đều đặn vào bờ ì oạp, nhóc nhách, dập dềnh...
Vậy là cũng từ hôm đó, cô lái bỏ bến theo chồng, bỏ bao chàng nghệ sĩ ngẩn ngơ, bỏ con đò hiu hắt, chỏng chơ. Sau đám cưới, cô lái cùng chồng về quê thăm cha mẹ, và phải đi qua bến Hạ. Con đò hôm nào vẫn cắm sào nằm đó bơ vơ. Gã chồng lùn tịt của cô gái thấy vậy liền bảo vợ:
- Em lại chèo đò đưa anh qua sông chứ?
- Thôi! Cái váy trắng tinh thế này, em mà chèo đò thì bẩn hết!
- Vậy mình lên bến Thượng, đi đò của mụ béo nhé?
- Đò ấy chỉ chở lợn thôi!
- Biết vậy, nhưng mình có tiền mà! Trả thêm cho mụ ấy vài đồng, chắc mụ ấy sẽ chở mình thôi!
- Ừ! Cũng phải!
Vừa nói, cô lái đò vừa men xuống bến, bẻ gục cái sào, giật tung sợi dây đang néo con đò. Rồi cô chạy lên khoác tay, gục đầu vào vai chồng, rảo bước trên triền đê thong dong. Con đò, do không còn sợi dây néo, nó tròng trành xoay vòng vòng, gió đã đưa nó ra giữa dòng, bập bềnh, dập dềnh trong con nước mênh mông…
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment