Đại học, Cao đẳng cần dạy các phẩm hạnh tri thức (Chronicle of Higher Education) - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

Hãy thử nhìn vào việc các trường đại học, cao đẳng nêu lên mục đích đào tạo của họ, bạn sẽ nhận được những câu trả lời có thể dự đoán được. Nào là dạy sinh viên phương pháp lập luận có phê bình và phân tích; nào là chỉ cho sinh viên phương pháp viết lách và tính toán; hay truyền đạt cho họ những kĩ năng cần thiết cho sự tự chủ của họ. Cũng quan trọng như các mục tiêu vừa nêu, một mục tiêu nền tảng quan trọng thường bị lãng quên, đó là sự phát triển các phẩm hạnh tri thức mà họ cần thiết để trở thành những sinh viên và công dân tốt.
Một vài viện hàn lâm tỏ ra lúng túng với trách nhiệm phát triển đức tính, và cho rằng đó là trách nhiệm của ai đó (chứ không phải của mình) – nhất là trong một xã hội đa nguyên ngày nay, một xã hội dường như không mấy quan tâm đến “đức hạnh” là gì. Họ đã lầm. Thực tế cho thấy, chúng ta thường khuyến khích sự phát triển này, tuy hơi võ đoán một tí. Chúng ta sẽ làm tốt hơn nhiều khi dành thời gian suy luận về bản chất thực sự của các phẩm hạnh tri thức, tầm quan trọng của chúng và cách thức tích hợp những đức tính đó vào các chương trình giảng dạy của chúng ta.

Yêu mến sự thật
Người trẻ cần phải yêu mến sự thật để trở thành những học sinh sinh viên tốt. Nếu không có lòng mộ mến này, họ chỉ tìm kiếm sự đúng đắn vì họ sợ sẽ bị trừng phạt khi làm gì đó sai trái. Khi một nhóm thiểu số người Mỹ phản đối sự phát triển và toàn cầu hóa một cách không kiềm chế được, thì đó là khát vọng tìm kiếm sự thật hơn là sự thật mà người ta công bố.

Trung thực
Học sinh, sinh viên cần phải trung thực bởi vì điều đó sẽ giúp họ dám đối mặt với những hạn chế của những điều họ biết, khích lệ họ đương đầu với những sai lầm cũng như giúp họ dám thừa nhận và chấp nhận những sự thật “phũ phàng” của thế giới. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng ủng hộ một hình thức trung thực: Không được đạo văn, không được gian lận trong thi cử. Nhưng dường như người ta ít thấy họ bảo sinh viên của họ, rằng: “Hãy đối diện với sự kém cỏi và sai sót của các bạn” hay “Hãy chấp nhận sự thật đáng ghét này và hãy tìm cách để hạn chế ảnh hưởng của nó thay vì chạy trốn nó”.

Can đảm
Sinh viên cần can đảm bênh vực cho những điều họ tin là đúng. Cho dù họ sẽ phải đối diện với sự phản đối mạnh từ những người khác, gồm cả những người có quyền thế như giáo sư của họ chẳng hạn.

Công bằng
Sinh viên cũng cần phải công tâm khi đánh giá, nhận xét lập luận của người khác. Họ cần khiêm tốn đối mặt với những hạn chế và sai lỗi của chính họ. Họ cần kiên định, vì những tri thức đích thực và có giá trị ít khi có được một cách dễ dàng. Sinh viên cũng phải là những người biết lắng nghe bởi vì họ không thể học được điều gì từ người khác nếu họ không biết lắng nghe. Bên cạnh đó, họ phải có khả năng chấp nhận quan điểm, lập trường của người khác; nhất là họ phải học cách cộng tác với người khác trong thời đại này, một thời đại mà hầu hết các công trình quan trọng và có ý nghĩa đều cần phải có sự cộng tác của nhiều người.

Khôn ngoan
Quan trọng hơn hết, sinh viên cần cái mà triết gia Aristotle gọi là sự khôn ngoan thực hành. Khôn ngoan là cái gì đó giúp chúng ta có được sự cân bằng giữa cái rụt rè và sự táo bạo, giữa sự cẩu thả và nỗi ám ảnh, giữa tính dở hơi và sự bướng bỉnh, giữa nói ra hay lắng nghe, giữa lòng tin cậy và sự ngờ vực, giữa cảm thông và thờ ơ, dửng dưng. Khôn ngoan cũng là một cái gì đó giúp chúng ta đưa ra những quyết định khó khăn khi có sự giằng co, xung đột giữa các phẩm hạnh tri thức. Cởi mở và công tâm thường gắn liền với sự tín trung với sự thật.

Câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta (giáo viên) phát triển các phẩm hạnh tri thức cho sinh viên? Trên thực tế, chỉ có một vài trường đại học, cao đẳng cân nhắc điều này một cách nghiêm túc và có phương pháp. Aristotle thẳng thắn chỉ ra rằng nhân cách và sự khôn ngoan đều lớn lên thông qua thực tiễn, cũng như bằng việc quan sát cách ứng xử của những bậc thầy đạo đức. Một vài giảng viên đã đúc kết các kinh nghiệm giáo dục để thực hành điều này một cách đúng đắn.

Hãy cùng xem phương thức nghiên cứu giáo dục trong Chương trình Tri thức là Sức Mạnh (KIPP) thực hiện tại các trường tiểu học ở một số khu vực nội ô nghèo; các trường này đang giảng dạy cho hàng ngàn học sinh. KIPP nhận ra rằng phát triển các kĩ năng học thuật phải đi đôi với việc phát triển nhân cách. Với những đức tính như kiên trì, trung thực và các phẩm hạnh tri thức khác mà chúng tôi đã mô tả như là những phần chính yếu trong chương trình giảng dạy, thì các học sinh KIPP có thể đạt được kết quả tốt ở các môn Toán, Tiếng Anh và Khoa học. Những đức tính trí thức này không chỉ đơn thuần là những giá trị được truyền bá. Các giáo viên phải làm việc cật lực và có ý thức để tìm ra phương lối phù hợp để sống các đức tính đó mỗi ngày; bởi vì các học sinh sẽ nhìn vào họ như là khuôn mẫu cho chúng. Chẳng hạn như, để dạy cho các em học sinh lớp I tầm quan trọng của sự lắng nghe và cách thức để lắng nghe, các giáo viên KIPP nhìn chăm chú vào em học sinh đang nói và gật đầu bằng lòng với những gì em đang nói.

Vào cuối khóa của một liên thể hàn lâm, các bác sĩ của Trường Y Khoa Harvard là Barbara Ogur và David Hirsch thiết kế lại chương trình học của năm III tại bệnh viện cộng đồng ở Cambridge, Mass, cốt để phát triển nhân cách tốt hơn. Một trong những mối bận tâm của họ là chiến đấu chống lại sự tha hóa lòng vị tha, cảm thông của đa số sinh viên và dạy cho sinh viên biết suy xét và hiểu được người khác. Thay vì thay đổi giáo trình dạy học, họ lại thay đổi cách mà sinh viên, giáo viên và người bệnh giao thiệp với nhau. Thay vì lệ thuộc vào những lần gặp gỡ vội vàng, bàng quan tại các khu bệnh viện ồn ào, các sinh viên được phân tới các phòng khám tư hàng ngày trong mối liên hệ gần gũi với bác sĩ hướng dẫn thực tập; đồng thời, mỗi sinh viên phải làm việc với 15 bệnh nhân trong suốt một năm. Mục đích là để giúp sinh viên đúc kết kinh nghiệm học tập nhờ việc đồng thời được dạy các kĩ năng chuyên môn và được khích lệ để đạt tới sự trưởng thành về các đức tính cảm thông, khiêm tốn, can đảm, nhẫn nại, sự cảm nhận và suy tư.

Các giáo viên của hai chương trình Cambridge và KIPP thực hiện công việc bằng cách thiết kế những điều mà các giáo sư đại học cũng đã làm, có lẽ là một cách tình cờ. Những câu hỏi mà chúng ta (giáo viên) nêu lên trong lớp phải là cái gì đó giúp sinh viên biết cách đặt câu hỏi. Rồi cả cách thức chúng ta tiếp tục cuộc đối thoại với các em làm khuôn mẫu cho sự suy tư. Các em sẽ để ý tới những người được chúng ta thăm nom hoặc không được chăm nom, để các em học đức tính công bằng. Chúng ta dạy cho các em khi nào thì nên ngắt lời ai đó cũng như ngắt lời như thế nào bằng cách ngắt lời và thời điểm ngắt lời của chính chúng ta. Và chúng ta cũng dạy các em biết lắng nghe người khác khi chúng ta cẩn thận lắng nghe các em. Đồng thời, nếu các em tận mắt thấy chúng ta thừa nhận những gì chúng ta không biết, lúc đó, chúng ta đã cổ vũ cho đức tính trung thực và khiêm nhượng. Giáo viên luôn luôn là khuôn mẫu, là mô phạm. Và học sinh, sinh viên sẽ luôn luôn quan sát để bắt chước. Giáo viên cần phải là những khuôn mẫu tốt, khuôn mẫu lý tưởng.

Ngày nay, nền sản xuất dây chuyền đã “lọt” vào nền giáo dục đại học, cao đẳng và đang chi phối hầu hết các trường, các học viện. Các trường dường như chỉ chú tâm vào việc truyền thụ “đủ” kiến thức cho người học, mà lại lờ đi việc nuôi dưỡng các phẩm hạnh tri thức. Một khi sinh viên thờ ơ với những phẩm hạnh tri thức trong kinh nghiệm giáo dục của họ, thì họ cũng sẽ thờ ơ với các đức tính đó trong chính bản thân mình khi họ hướng tới cuộc sống của những người trưởng thành như các giáo viên và các công chức nào đó. Việc giáo dục các phẩm hạnh tri thức cho các sinh viên đại học, cao đẳng xem ra sẽ hiệu quả như giảng dạy môn đạo đức kinh doanh cho những thạc sĩ quản lý kinh doanh (MBA).

Các phẩm hạnh tri thức không phải là sự thay thế cho các kĩ năng thuộc chuyên môn. Chúng ta, những giáo viên phải lấp cái “bình” rỗng. Không ai dám chọn một bác sĩ giải phẫu tim mạch với đầy ắp những đức tính như yêu mến sự thật, trung thực và nhẫn nại mà lại không biết gì về giải phẩu học và sinh lý học. Nhưng cần lắm thay các phẩm hạnh tri thức để đổ đầy cái bình đó.
* Barry Schwartz là giáo sư môn lý thuyết xã hội và hành vi xã hội. Kenneth Sharpe là giáo sư môn khoa học chính trị. Cả hai đang làm việc tại Đại học Swarthmore. Họ là tác giả của quyển sách Khôn Ngoan Thực Hành: Con Đường Thích Hợp Để Làm Điều Đúng Đắn (NXB Riverhead, 2010).

Người dịch Phaolô Phạm Đình Lợi

Nguồn: http://chronicle.com/article/Colleges-Should-Teach/130868/

Colleges Should Teach Intellectual Virtues

Look at what colleges state as their aims, and you'll find a predictable list: Teach students how to think critically and analytically; teach them how to write and calculate; teach them the skills of their discipline. As important as such goals are, another fundamental goal is largely being neglected—developing the intellectual virtues they need to be good students, and good citizens.
Some academics may cringe at being charged with the task of developing virtue, believing that it's a job for others—especially when there is so little agreement about what "virtue" even means in a pluralistic society like ours. They are mistaken. In fact, we often encourage such development—if a bit unreflectively. We would do much better to take the time to think through what the central intellectual virtues are, why they are so important, and how they should be integrated into our curricula:
The love of truth. Young people need to love the truth to be good students. Without it, they will only get things right because we punish them for getting them wrong. When a significant minority of Americans reject evolution and global warming out of hand, the desire to find the truth rather than "truthiness" cannot be taken for granted.
Honesty. Students need to be honest because it enables them to face the limits of what they themselves know, encourages them to confront their mistakes, and helps them acknowledge uncongenial truths about the world. Most colleges encourage a kind of honesty: Don't plagiarize and don't cheat. But it is uncommon to hear them tell students, "Face up to your ignorance and error" or, "Accept this unpleasant truth and see how you can mitigate its effects instead of denying it."
Courage. Students need courage to stand up for what they believe is true, sometimes in the face of mass disagreement from others, including people in authority, like their professors.
Fairness. Students also need to be fair-minded in evaluating the arguments of others. They need the humility to face up to their own limitations and mistakes. They need perseverance, since little that is worth knowing comes easily. They need to be good listeners because students can't learn from others, or from us, without it. And they need to be able to take the perspective of others, and empathize, especially in an age in which almost all serious published work is collaborative.
Wisdom. Most important, students need what Aristotle called practical wisdom. Wisdom is what enables us to find the balance between timidity and recklessness, between carelessness and obsessiveness, between flightiness and stubbornness, between speaking up and listening up, between trust and skepticism, between empathy and detachment. And wisdom is also what enables us to make difficult decisions among intellectual virtues that may conflict. Being fair and open-minded often rubs up against fidelity to the truth.
So how do we develop the intellectual virtues in our students? Few colleges think systematically about it. Aristotle rightly argued that character and wisdom are developed through practice and by watching those who have already mastered the relevant virtues. Some teachers have structured educational experiences to do exactly that.
Take the approach to education in the Knowledge Is Power Program charter schools that teach thousands of elementary-school children in dozens of poor, inner-city neighborhoods. KIPP has found that developing academic skills demands developing character. With virtues like perseverance and honesty and some of the other intellectual virtues we've described as essential parts of the curriculum, it's been possible for KIPP students to achieve high levels of proficiency in mathematics, English, and science. And these intellectual virtues aren't simply values that are preached. The teachers work hard, and consciously, at figuring out how to incorporate them in what they model in their everyday behavior. For example, in teaching first graders the importance of good listening, and how to listen well, KIPP teachers look intently at a student who is talking, and nod vigorously at what is being said.
At the other end of the academic continuum, the Harvard Medical School doctors Barbara Ogur and David Hirsch redesigned their third-year program at a community hospital in Cambridge, Mass., in order to better develop character. Combating the common erosion of empathy among medical students was one concern; teaching judgment another. Instead of changing course material, they changed the way students, teachers, and patients interacted. Instead of relying on rushed, impersonal encounters in frenetic hospital wards, each student was assigned to work in clinics every morning in close relationships with their doctor-mentors, and each student was assigned 15 patients to work with for the whole year. The aim was to structure learning experiences that simultaneously taught technical skills and encouraged the development of empathy, humility, courage, perseverance, perceptiveness, and reflectiveness.
The Cambridge and KIPP teachers programs do by design what some college professors also do, if often by accident. What questions we ask in class teach students how to ask questions. How we pursue the dialogue with them models reflectiveness. They watch whom we call on, or don't, and learn about fairness. We teach them when and how to interrupt—by when and how we interrupt. We teach them how to listen by how carefully we listen. If they see us admitting that we don't know something, we encourage intellectual honesty as well as humility. We are always modeling. And the students are always watching. We need to do it better.
The mass-production approach to higher education that dominates at most institutions these days is much more focused on the "efficient" transmission of knowledge than it is on the nurturing of intellectual virtue. And when students notice the neglect of intellectual virtue in their own educational experience, they are likely to neglect it themselves when they are leading their adult lives as teachers and professionals. Lecturing college students about intellectual virtues promises to be about as effective as lecturing M.B.A. students about business ethics.
Intellectual virtues are no substitute for disciplinary skills. We have to fill the empty vessel. No one will choose a cardiologist who is brimming with love of truth, honesty, and perseverance but empty of anatomy and physiology. But it takes intellectual virtues to fill that vessel.
Barry Schwartz is a professor of social theory and social action and Kenneth Sharpe is a professor of political science, both at Swarthmore College. They are the authors of Practical Wisdom: The Right Way to Do the Right Thing (Riverhead Press, 2010).


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top