Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Vụ UBND thị xã Hồng Lĩnh điều giáo viên đi làm lễ tân rồi biến tướng thành tiếp tiếp viên phục vụ quan chức địa phương tiếp khách ăn nhậu gây bức xúc dư luận những ngày qua.
Bày tỏ quan điểm của Bộ GD&ĐT về vụ việc này, sáng 14/11, bên lề kì họp Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trả lời phỏng vấn báo chí.
Bộ trưởng Nhạ cho biết: "Ngay sau khi nắm được sự việc, chúng tôi đã chỉ đạo ngay bởi đây không phải chỉ dừng lại ở một địa phương".
"Nếu thuộc thẩm quyền địa phương thì chúng tôi nhắc nhở, nếu thuộc thẩm quyền Bộ thì chúng tôi cũng có ý kiến".[1]
Theo Bộ trưởng thì "sự việc cũng chưa tới mức trầm trọng" cho nên chỉ cần "nghiêm túc rút kinh nghiệm"![2]
Trước hết xin mạn phép tranh luận với Bộ trưởng về cái mà Bộ trưởng gọi là "chưa tới mức trầm trọng".
Thưa Bộ trưởng, từ hôm báo chí thông tin vụ việc đến giờ, mới chỉ vài ngày thôi mà dư luận đã sôi lên sùng sục. Hàng loạt tờ báo đưa tin và bình luận về vấn đề này. Còn mạng xã hội thì khỏi phải nói, Bộ trưởng nếu bớt chút thời gian vàng ngọc lên "phây" thì tôi tin ông sẽ thay đổi quan điểm. Lúc đó ông sẽ không còn cần đến cái sợi dây kinh nghiệm dù có "rút" rất nghiêm túc nhưng vẫn cứ dài vô tận!
Cho rằng sự việc "chưa tới mức trầm trọng" nên Bộ trưởng mới nhắn nhủ: "Các thầy cô phải tự xem xét lại chính mình, khi thấy không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị. Còn lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình phải kiến nghị lên, chứ thực hiện là vi phạm.
Khi đã giữ nguyên tắc phẩm chất mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô đã, xong mới tính đến người ép buộc. Tôi đề nghị nghiêm túc từ trong ngành, từng thầy cô một phải nghiêm túc đã".[3]
Bộ trưởng nói quả không sai, nhưng là không sai về mặt lí thuyết - cái lí thuyết chỉ đúng trên sách vở - rằng các thầy cô phải tự xem xét chính mình, rằng phải kiến nghị, phải tự hỏi trách nhiệm, rằng phải nghiêm túc, ...
Những điều Bộ trưởng khuyên dạy trên đây, dư luận cảm thấy xa vời quá, lí tưởng quá! Thời buổi này hiếm lắm chuyện "thấy không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị", nhất là cái sự không đúng ấy lại do người khác dùng quyền lực để áp đặt, bắt buộc? Làm gì có chuyện ngược đời "bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô đã, xong mới tính đến người ép buộc" khi mà họ bị "nhốt" trong lồng quyền lực của kẻ bề trên?
Về điểm này, thưa Bộ trưởng, sự việc không xuất phát từ ý chí của các giáo viên, họ không muốn làm cái việc bị lãnh đạo ép buộc một cách bất đắc dĩ ấy. Chẳng rõ Bộ trưởng đòi hỏi ở họ "trách nhiệm" gì mà lại lơ đi cái công văn lạm quyền kia đã bắt họ làm những việc không thuộc về thiên chức của nhà giáo?
Suy cho cùng, họ - những thầy cô giáo - cũng chỉ là phận dân. Mà phận dân thì thấp cổ bé họng, biết kêu ai khi cấp trên đáng kính của họ, từ trưởng phòng GD&ĐT cho đến chủ tịch thị xã đều đồng thanh tương ứng rằng, chuyện được cử đi làm tiếp viên của các cô giáo là "chuyện bình thường trong cuộc sống", và phải coi đấy là "niềm hãnh diện"[4] vì đã được hưởng cái vinh dự làm "nhiệm vụ chính trị"… tiếp khách cho địa phương(!).
Thêm một câu chuyện khiến cho những người thầy và cả những ai có lương tâm, trách nhiệm không khỏi cảm thấy buồn lòng.
Một kiểu sàm sỡ |
...............................
Nguồn tham khảo:
[1,2,3]. http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20161114/bo-truong-gddt-len-tieng-vu-giao-vien-bi-buoc-tiep-ruou/1218949.html
[4]. http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/ngay-20-11-ha-tinh-giai-thich-chuyen-dieu-giao-vien-tiep-ruou-cho-khach-339320.html
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment