Ở trường, cả thầy và trò đang đánh vật với các kì thi - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

- Thi Học sinh giỏi cuối cấp, Thi tiếng Anh qua mạng, giải toán bằng máy tính xách tay... bao nhiêu là cuộc thi mà thầy và trò phải gắng sức giành thành tích.

 Chia sẻ câu chuyện của mình với tư cách là một giáo viên và cũng là một phụ huynh, thầy giáo Nguyễn Cao phản ánh tình trạng chạy đua thành tích trong các kì thi.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Ở trường, cả thầy và trò đang đánh vật với các kì thi

Nhìn cậu con trai đang học Tiểu học mà suốt ngàvật lộn với bài tập và ôn luyện để chuẩn bị cho các kì thi mà trường, ngành giáo dục tổ chức, thấy mà xót xa.
Lẽ ra, ở lứa tuổi Tiểu học thì ngoài học chính khóa các em phải có thời gian để vui chơi cùng chúng bạn hay đắm chìm vào những trang sách để bồi bổ tâm hồn. Vậy mà…
Mới bước vào năm học được mấy tuần, thấy cháu về nói là thầy chủ nhiệm chọn đi thi viết chữ đẹp cấp trường.
Thế là mỗi ngày ngoài giờ học trên lớp và làm bài tập ở nhà là cháu lấy vở ra… luyện chữ. Hết chữ cái, chữ thường rồi đến chữ nghệ thuật, sáng tạo.
Sau cả tháng ôn luyện rồi thi xong thì ngỡ cháu được nghỉ ngơi và từ nay chỉ lo chuyên tâm bài học chính khóa thì lại thấy cháu bắt đầu luyện thi Toán và tiếng Anh qua mạng. Bởi lại được thầy chủ nhiệm và cô tiếng Anh chọn để đi thi.
Là bậc làm cha, làm mẹ thì khi thấy con cái mình chuyên tâm học hành và được thầy cô chú ý thì cũng thấy đó là một niềm vui nhưng không khỏi chạnh lòng với lịch học dày đặc của con em mình.
Suốt tuần, suốt tháng không có một ngày nào được nghỉ ngơi. Ngoài những giờ học chính khóa thì ở nhà làm bài tập hoặc đến trường để thầy cô hướng dẫn ôn thi.
Thứ 7, Chủ nhật thì học thêm tiếng Anh buổi sáng, chiều lại luyện thi qua mạng internet. Vì học, ôn, thi qua mạng nên thầy cô quản lí và theo dõi được kết quả và khả năng của từng em nên không ngày nào dám nghỉ…
Là giáo viên dạy phổ thông nên bản thân tôi cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy của thi cử. Năm nào cũng vậy, ngoài việc dạy đủ tiết theo qui định của ngành thì năm nào cũng được phân công ôn thi học sinh giỏi.
Không ôn thì không được bởi được Ban giám hiệu nhà trường đã “tín nhiệm” mới phân công mà năm nào cũng lặp đi lặp lại cái chuyện ôn thi học sinh giỏi thành ra cũng ngao ngán.
Thầy cũng mệt nhoài và trò cũng phơ phờ để theo. Mỗi kì thi kéo dài hàng mấy tháng trời.
Vất vả là vậy nhưng với cơ chế hiện nay, phần lớn các trường không chi trả tiền thêm giờ cho giáo viên khi ôn thi học sinh giỏi.
Nếu học sinh đậu thì được thưởng vài trăm ngàn, ngược lại nếu học sinh không đậu thì coi như năm đó trắng tay.
Tiền không được một cắc mà đầy rẫy những lời thị phi của đồng nghiệp.
Trong khi đi thi thì phần lớn vẫn chờ vào… hên xui. Tỉ lệ lấy giải thì ít mà học sinh thi thì đông.
Trong khi cách bố trí người ra đề thi, phân công giáo viên chấm của một số nơi chưa thể hiện được sự công bằng.
Nhiều người vừa ôn thi học sinh giỏi, ra đề thi, rồi lại được phân công đi chấm thi nên những trường có giáo viên đi chấm thì phần lớn là nhận gần hết giải của môn học đó, nhất là đối với các môn xã hội.
Hiện nay, ở các các trường phổ thông của chúng ta có rất nhiều cuộc thi, có thể kể đến các cuộc thi như:
Thi Học sinh giỏi cuối cấp; Thi Toán qua mạng; Thi tiếng Anh qua mạng; giải toán bằng máy tính xách tay; thi Hùng biện Tiếng Anh, Hùng biện tiếng Việt; Thi Văn hay, chữ tốt; Thi tìm hiểu lịch sử về địa phương; Thi tìm hiểu về các danh nhân tại địa phương; Thi viết thư UPU; Thi kể chuyện sách…
Trong đó, chỉ riêng phong trào Thi học sinh giỏi cuối cấp, các em học sinh phải ôn luyện liên tục 5 - 6 tháng.
Với thời gian ôn học sinh giỏi thường kéo dài nhiều tháng như vậy và đòi hỏi các em phải thường xuyên giải các dạng bài tập, các dạng đề kiến thức nâng cao nên khi các em đã tham gia đội tuyển phải học cật lực cả ở trường và ở nhà.
Rồi đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu, so sánh các dạng đề... Thầy cô ôn thi cũng phải nghiên cứu, tìm tòi để giảng dạy cho học sinh đủ kiến thức mà thi thố với trường khác.
Đối với những em học sinh cuối cấp thì ngoài học ở trường, ôn thi các phong trào còn có một áp lực nữa là thi chuyển cấp.
Nhất là ở các địa bàn có những trường được xem là trường điểm, trường lớn thì tỉ lệ chọi trong mỗi kì thi lại càng cao.
Trong khi đó, tâm lí phụ huynh và học sinh bao giờ cũng muốn được vào những trường lớn nên ngoài học ở trường là buổi tối các em đến các trung tâm gia sư để tiếp tục ôn luyện.
Vì thế, tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi của các em học sinh cuối năm luôn hiện hữu trên khuôn mặt từ ngày này sang ngày khác.
Nhiều lần được trò chuyện với những phụ huynh đưa đón con em mình đi tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh, chúng tôi đều cảm nhận thấy những trăn trở, lo lắng của họ.
Nhất là đối với những phụ huynh có con em học lớp cuối cấp khi mà các phong trào học tập, thi cử dồn dập đến với các em.
Nhưng, biết làm sao được, trước những kì thi, hội thi của ngành, rồi bài tập trong từng môn học không chỉ là áp lực đối với các em học sinh, phụ huynh mà ngay cả với thầy cô giáo và các đơn vị trường học.
Phụ huynh muốn con mình đỗ đạt, giáo viên và nhà trường muốn học sinh mình có thành quả, ngành thì muốn tổ chức nhiều cuộc thi.
Và, cứ thế, những áp lực thi cử, học hành cứ đè nặng lên đôi vai của người thầy, của những học trò không biết đến… tuổi thơ.


Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top