Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Nhà trường là nơi học tập, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay, vì chạy theo thành tích mà không ít nhà trường đang "loạn" vì các cuộc thi gây áp lực cho cả học sinh và giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Giáo viên “chạy bở hơi tai” vì các cuộc thi
Một giáo viên trung học chia sẻ, năm nào thầy cô cũng phải dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường mà tỉ lệ đậu gần như 100%. BTC cuộc thi đưa ra rất nhiều vòng, trong đó, vòng một, giáo viên phải nộp sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp hữu ích (cái này chủ yếu lên mạng "copy" về). Vòng hai là bài thi năng lực trên máy tính mà nội dung phần lớn là các đường lối chủ trương chính sách của ngành (có đầy trong tài liệu mở ra chép). Vòng ba trình diễn hai tiết dạy (dạy tới dạy lui vài lần đến nhừ như cháo).
Thời gian các trường tổ chức hội thi coi như học trò cũng được “xả hơi” vì cô thầy còn bận học bài, bận chỉnh sửa sáng kiến kinh nghiệm và bận mượn lớp để dạy thử…Sau cuộc thi trường, nếu thầy cô nào được chọn đi thi cấp thị, cấp tỉnh thì việc chuẩn bị lại càng ráo riết hơn.
Sau thi giáo viên dạy giỏi đến thi chủ nhiệm giỏi. Giáo viên cũng phải trải qua những vòng thi từ cấp trường đến cấp thị, cấp tỉnh như thế… Xong kì thi chuyên môn lại đến kì thi đồ dùng dạy học. Những đồ dùng làm ra dù được giải hay không cũng cứ nằm im lìm trong phòng thiết bị mà ít được lấy ra sử dụng cho việc giảng dạy hàng ngày.
Mới đây, một giáo viên ở Tiền Giang đã phản ánh, trung bình một năm có 15 cuộc thi dành cho thầy và trò. Và như vậy, cũng không biết thời gian nào để dành cho việc dạy và học?
Loại bỏ dần những cuộc thi không cần thiết
Mỗi năm, bên cạnh 2 kỳ thi cuối kỳ, cuối cấp, thi tốt nghiệp, đại học…, học sinh còn phải tham gia rất nhiều các cuộc thi phong trào khác như giao thông thông minh, đi đường an toàn, giao thông học đường, nha học đường, ý tưởng trẻ thơ, sáng tạo thanh thiếu niên…. Những cuộc thi này sẽ là một trong các tiêu chí đánh giá danh hiệu, thành tích của nhà trường. Vì vậy, dù muốn hay không các em vẫn phải “đi thi”.
Tất cả các cuộc thi kể trên đều mang nặng tính hình thức. Thầy cô phải tự lên mạng, mày mò kiến thức sau đó hướng dẫn cho học sinh để trang bị kiến thức cho các em dự thi, đôi lúc phải hướng dẫn các em viết bài thi một cách tỉ mỉ, chi tiết. Đến vòng thi, học sinh gần như “thuộc lòng” các câu trả lời, đôi lúc còn nhận được sự hỗ trợ của giáo viên coi thi để giúp các em vượt qua vòng.
Hay đối với học sinh THPT hiện nay đang áp dụng việc học nghề, thi nghề để được cộng điểm tốt nghiệp cuối cấp. Học sinh nữ thì học nghề “điện”, học sinh nam học nghề “may vá”…các em học xong, thi xong cũng không biết mình học gì, thi gì. Rất hình thức và mất nhiều thời gian.
Hiện nay, đa số các trường trong cả nước đều tổ chức cuộc thi trên mạng như Volymlic hay IOE, có nhiều ý kiến cho rằng việc tổ chức các cuộc thi như thế này trên mạng ít nhiều đã ảnh hưởng đến học sinh. Nhà trường thì coi đây như là một trong các tiêu chí để đánh giá, xét duyệt các danh hiệu tiên tiến, danh hiệu thi đua…điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.
TS. Lê Thống Nhất, người viết ra các trò chơi này cũng thẳng thắn chia sẻ: “ViOlympic và IOE không đơn thuần là thi trắc nghiệm. Khi đưa ra các cuộc thi này, ông nghĩ đây chỉ là sân chơi chứ không bao giờ dùng từ "thi học sinh giỏi", kể cả thể lệ cuộc thi, giúp các em chơi mà học để cảm thấy thích học hơn. Và IOE lại càng không phải cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh vì chỉ thi 3 kĩ năng trong 4 kĩ năng cần rèn luyện với môn ngoại ngữ. Tuy nhiên với nhiều nơi thì việc rèn được 3 kĩ năng này với sự trợ giúp của IOE đã có nhiều tác dụng.
Theo quan điểm của ông, cuộc thi trên Internet có ưu điểm là lan rộng, dễ tiếp cận, nhưng cũng không tránh khỏi những sự cố do đường truyền, cấu hình máy tính, rủi ro về hệ thống. Do đó, ngay thể lệ cuộc thi cũng nhấn mạnh là "tự nguyện" và "không lấy kết quả thi để đánh giá giáo viên hay nhà trường" nhưng một số Phòng GD-ĐT hoặc nhà trường không thực hiện đúng điều này, dẫn đến gây sức ép cho nhà trường hoặc giáo viên và tiếp theo là với học sinh".
Như vậy, theo ý kiến của TS. Lê Thống Nhất, chính các phòng giáo dục đào tạo vì mải chạy theo thành tích, nâng tầm các cuộc thi lên để đánh giá là học sinh giỏi đã vô tình khiến cho cuộc thi trở nên "nặng nề" đối với học sinh. Đã là thi nghĩa là "bắt buộc", trong khi bản chất đây cũng chỉ là cuộc chơi. Học sinh và phụ huynh có thể tự do lựa chọn nếu thấy phù hợp khi tham gia.
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản gửi đến các sở GD&ĐT yêu cầu rà soát lại toàn bộ các cuộc thi hiện đang tổ chức trong nhà trường, từ đó sẽ loại bỏ những cuộc thi không cần thiết. Không biết, Bộ GD&ĐT sẽ quyết liệt đến đâu, tuy nhiên nhiều học sinh và cả giáo viên đang mong muốn loại bỏ dần những cuộc thi không cần thiết trong nhà trường, những cuộc thi mang tính hình thức, chạy theo thành tích…để giáo viên chuyên tâm hơn trong công tác giảng dạy, sáng tạo ra những phương pháp thực sự ý nghĩa và học sinh cũng có thời gian để lĩnh hội kiến thức thực tế, hữu ích…chứ không phải gồng mình chạy đua với các cuộc thi như hiện nay.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment