Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
Việc dư thừa nguồn nhân lực của ngành Sư phạm đã tồn tại từ nhiều năm về trước, các chuyên gia đã cảnh báo, trong khoảng 4 năm nữa, cả nước sẽ dư thừa khoảng 70.000 giáo viên từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
Nhằm phản ánh thực trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác tuyển dụng nhân sự ở các cơ quan chức năng, cũng như việc giải quyết nạn thất nghiệp của ngành giáo dục, tác giả Thanh An đã nêu lên quan điểm của mình về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn gần đây, chúng ta phải chứng kiến hàng loạt những bất cập trong việc tuyển dụng nhân sự ở ngành giáo dục của một số địa phương.
Có lẽ, việc sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều cùng với sự nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc tuyển dụng nhân sự của các cơ quan chức năng đã và đang có những tác động mạnh đến tâm lí thí sinh và chất lượng đầu vào của các trường đào tạo sư phạm.\
Bức tranh tuyển dụng nhân lực cho ngành sư phạm trong những năm gần đây trở nên u ám hơn bao giờ hết. Hàng chục ngàn sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm hoặc phải dạy hợp đồng để mỗi tháng nhận mức lương tối thiểu (hơn 1 triệu đồng) nhằm giữ kiến thức không bị mai một và chờ đợi hy vọng được kí hợp đồng dài hạn.
Nhiều giáo viên dạy hợp đồng theo tiết hoặc dạy số tiết như giáo viên chính thức nhưng nhận mức lương tối thiểu đã nhiều năm.
Khi có cơ hội được các Ủy ban Nhân dân tỉnh hoặc huyện kí hợp đồng tuyển dụng cũng phải chi phí một số tiền khá lớn, thậm chí là rất lớn so với thu nhập của giáo viên. Thế nhưng, không phải ai muốn hoặc có tiền cũng có thể vào được.
Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều địa phương tuyển dụng nhân sự cho ngành giáo dục và cũng đồng thời để lại nhiều thị phi cho dư luận như: Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng…
Nhiều giáo viên đang dạy hợp đồng bỗng bị cắt hợp đồng, nhiều giáo viên đang dạy thì được lệnh thi viên chức, nộp tiền “chống trượt” nhằm cảm ơn lãnh đạo!
Nhiều giáo viên đang dạy hợp đồng bỗng bị cắt hợp đồng, nhiều giáo viên đang dạy thì được lệnh thi viên chức, nộp tiền “chống trượt” nhằm cảm ơn lãnh đạo!
Những sự việc tréo ngeo như thế cứ liên tiếp xảy ra, đến nỗi bạn đọc Bùi Minh Thuận phải cay đắng thốt lên trong phản hồi của bài viết “Ai chủ trương, chỉ đạo thu tiền chống trượt viên chức giáo viên ở Hải Phòng” của tác giả Xuân Quang - Hữu Lê rằng:
“Báo Giáo dục làm tôi xúc động lắm. Chuyện này phổ biến, chứ không riêng gì Hải Phòng đâu. Giáo viên quèn như tôi thấy chuyện làm tiền kiểu đó nó giống như nghe chuyện ngày xưa phải nộp tiền mãi lộ cho tướng cướp khi đi qua cửa ải nhưng nó không cần cám ơn.
Đằng này, vừa được tiền mà còn phải cám ơn nữa mới độc đáo chứ. Mong quý báo hãy lấy lại công bằng cho giáo viên ít ra về mặt tinh thần chứ chưa chắc lấy tiền lại được”.
Và, những chuyện tuyển dụng nhân sự na ná như thế này không phải bây giờ mới xảy ra, và không phải bây giờ mới có tiêu cực mà nó đã tồn tại hàng chục năm nay dưới rất nhiều hình thức khác nhau.
Có nhiều nơi, người nhận tiền không bao giờ xuất hiện công khai mà tất cả các trường hợp tuyển dụng đều phải thông qua “cò mồi” cho nên không biết “lãnh đạo” nhận tiền là ai nhưng không thông qua “cò mồi” thì rất khó được tuyển dụng.
Chính từ việc nhiều sinh viên sư phạm những năm gần đây ra trường thất nghiệp, cùng với rất nhiều sự nhũng nhiễu, tiêu cực trong tuyển dụng và vô vàn áp lực trong quá trình công tác.
Trong khi thu nhập của giáo viên lại thấp nên đã nhiều năm nay ngành sư phạm không đủ lực hấp dẫn cho các thí sinh khi thi vào ngành khối trường học này.
Cứ nhìn vào mức điểm sàn năm nay, chúng ta sẽ thấy khối ngành sư phạm chỉ lấy điểm chuẩn đầu vào cho nhiều ngành học ở mức điểm sàn.
Đại học Hồng Đức của tỉnh Thanh Hóa có 10/10 ngành Sư phạm hệ đại học lấy điểm chuẩn là 15,5. Đại học Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ có tới 8/10 ngành đào tạo sư phạm có mức trúng tuyển bằng điểm sàn.
Một số trường sư phạm ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phần lớn các ngành cũng lấy ở mức điểm sàn.
Những trường vùng miền mà lâu nay có "thương hiệu" về đào tạo ngành sư phạm như Đại học Vinh, điểm chuẩn nhóm Sư phạm Tự nhiên (Toán, Tin, Vật lý, Hóa học) và Sư phạm Xã hội (Văn, Sử, Địa, Chính trị, Tiểu học, Quốc phòng an ninh) cũng chỉ ở mức sàn 15,5.
Những trường vùng miền mà lâu nay có "thương hiệu" về đào tạo ngành sư phạm như Đại học Vinh, điểm chuẩn nhóm Sư phạm Tự nhiên (Toán, Tin, Vật lý, Hóa học) và Sư phạm Xã hội (Văn, Sử, Địa, Chính trị, Tiểu học, Quốc phòng an ninh) cũng chỉ ở mức sàn 15,5.
Đại học Sư phạm Huế 10/15 mã ngành lấy bằng điểm sàn quy đổi...Chỉ có một số ngành như Sư phạm Ngoại ngữ hoặc Giáo dục Tiểu học có mức điểm đầu vào cao hơn một chút.
Mặc dù, phần lớn các ngành học của nhiều trường đại học sư phạm chỉ lấy điểm chuẩn ở mức điểm sàn là 15,5 (chưa kể điểm ưu tiên) mà không tuyển được thí sinh. Cho thấy người học đã nắm bắt rất tốt thực trạng đầu ra của ngành sư phạm trong mấy năm qua.
Nhưng, không hiểu vì sao sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc, còn thất nghiệp khá nhiều mà nhiều trường vẫn thông báo tuyển đầu vào hàng năm có số lượng vẫn khá đông.
Việc đào tạo sư phạm nhận được sự bao cấp hàng năm của nhà nước rất lớn nhưng ra trường không sử dụng thì rõ ràng đây là sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước và đồng thời lãng phí cả thời gian, tiền của học tập đối với sinh viên ngành sư phạm.
Chúng ta đều biết rằng, trong các nguồn lực để phát triển đất nước thì nguồn lực con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhưng, điểm đầu vào của các thầy cô giáo trong tương lai chỉ ở mức tối thiểu của điểm sàn thì tương lai lấy đâu ra thầy cô giỏi để đào tạo nhân lực cho đất nước.
Và, hình ảnh những sinh viên sư phạm ra trường, thậm chí những thầy cô đang đi dạy cũng ngay ngáy nỗi lo bị cắt hợp đồng thì tâm trí đâu để chuyên tâm giảng dạy. Có lẽ chưa bao giờ bức tranh nhân lực của ngành sư phạm lại xót xa như bây giờ.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment