Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Dưới đây là tâm sự của số một giáo viên tại Hà Nội mà phóng viên Báo Hải quan đã từng được các thầy cô thổ lộ (các thầy cô đều đề nghị không nêu tên và trường đang công tác).
Một cô giáo trường mầm non: “Chúng tôi đón các con từ 7 giờ sáng, có nghĩa phải có mặt ở trường từ 7 giờ kém 15 phút. Giờ muộn nhất đón con của phụ huynh là 17 giờ nhưng thường là quá giờ này. Tuy vậy, các giáo viên mầm non nói chung phải qua 10 giờ đêm mới gọi là hết giờ làm việc bởi qua giờ đó không cha mẹ nào gọi thì cô mới yên tâm nghỉ ngơi. Công việc vất vả là vậy nhưng rất ít giáo viên trong trường được vào biên chế, lương thấp, lúc nào cũng phấp phỏng sợ bị cắt hợp đồng”.
Một giáo viên lớp 1: “Lớp học đầu năm là 65 học sinh nay chính thức là 69 cháu. Đó là lượng học sinh đông gấp đôi theo quy định trong Luật Giáo dục. Quản một lớp như vậy không phải đơn giản. Lớp học lúc nào chật chội, ngột ngạt. Riêng để ghi đủ sổ liên lạc cho gần 70 cháu, ngày nào tôi đã mất hơn 2 tiếng đồng hồ, chưa nói hàng loạt vấn đề sổ sách khác. Dù vậy phụ cấp hầu như không tăng thêm gì, mà hễ có sự cố nhỏ gì đó thì giáo viên chịu cảnh “trên đe dưới búa” (từ ban giám hiệu và cha mẹ học sinh). Không những vậy, trong việc thu của nhà trường, giáo viên luôn là người “giơ đầu chịu báng” khi tiếp xúc với cha mẹ học sinh, bởi có nhiều khoản thu tự nguyện, thu không bắt buộc nhưng nhà trường tính vào thành tích của giáo viên nên chúng tôi gần như bị yêu cầu thu cho bằng đủ”.
Một giáo viên khác: “Lương bổng của giáo viên hiện thấp hơn nhiều ngành nghề, rất ít những ưu đãi, phụ cấp thêm. Trong khi giáo dục cần được ưu đãi nhiều hơn, cần một môi trường làm việc đủ thoải mái để chúng tôi truyền tải tốt nhất kiến thức, tình thương đến các con”.
Những ý kiến trên chưa phản ánh hết những gì mà đội ngũ giáo viên đang phải đối mặt, nhưng đại đa số họ vì yêu nghề vẫn hằng ngày gắn bó với bục giảng, truyền tình yêu thương đến các thế hệ học trò.
Nói về dự thảo quy định phạt giáo viên đến 20 triệu đồng khi xúc phạm người học vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra, một giáo viên kể trên tâm sự: Nếu chỉ vì một vài “con sâu làm rầu nồi canh” để đưa ra những quy định như vậy thì rất không nên. Đành rằng những hành vi xúc phạm nghiêm trọng trong môi trường giáo dục diễn ra thời gian qua cần phải xử lý nghiêm nhưng những hành vi đó đã quy định rất rõ trong Bộ luật Hình sự, Luật Viên chức, Luật Giáo dục... Nay đưa ra quy định này đang tạo thêm những áp lực tâm lý với những người đang ngày đêm cống hiến cho ngành. Bởi xác định thế nào là xúc phạm người học cũng không phải dễ dàng, vì trong giáo dục nếu chỉ nhẹ nhàng thì chưa hẳn đã dạy được một đứa trẻ ương ngạnh... Hơn nữa, quy định đưa ra đã vô hình trung đưa giáo viên và học sinh thành ngang hàng, điều này là rất không nên trong giáo dục. Tại sao những bất cập về lương bổng, ưu đãi cho giáo viên thì ít được quan tâm, tại sao vi phạm Luật Giáo dục diễn ra ở nhiều nơi khi sĩ số lớp học đông gấp đôi so với Luật quy định thì không được giải quyết? Trong khi hành vi xúc phạm học sinh của giáo viên ở đâu đó thì cũng có một phần từ những bất cập này gây ra.
Nhìn thẳng thực tế, đội ngũ giáo viên đang ngày càng chịu nhiều áp lực bất hợp lý, trong khi thật khó để chỉ ra đâu là những cải thiện đáng kể về mặt đời sống, môi trường làm việc cho các giáo viên trong thời gian qua.
Giáo dục luôn luôn là một lĩnh vực đặc biệt. Bởi đó là hoạt động truyền đạt kiến thức, gieo mầm tình yêu thương, xây dựng con người. Trong đó, giáo viên là trọng tâm của nhiệm vụ đó. Do đó, để môi trường giáo dục lành mạnh không chỉ đưa ra những quy định chấn chỉnh phần ngọn là các hành vi của giáo viên mà cần xây dựng những chính sách ưu đãi về đào tạo, đãi ngộ xứng đáng, môi trường làm việc ít áp lực thì sẽ giải quyết từ gốc gác của vấn đề.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment