Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
-Xử lý vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho VietNamNet biết "dù buồn và đau đớn nhưng không thể không làm".
Sáng nay 31/3, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GD-ĐT cùng lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã đến làm việc với Trường THCS Phù Ủng.
Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu lãnh đạo nhà trường báo cáo lại diễn biến sự việc, nghe tường trình của cô giáo chủ nhiệm về quá trình quản lí lớp học và nguyên nhân dẫn đến sự việc.
Trao đổi với VietNamNet sau khi kết thúc buổi họp, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phóng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT là "phải xử thật nghiêm vụ việc", tỉnh đã chỉ đạo công an vào cuộc cùng các sở ngành địa phương một cách quyết liệt.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo thực hiện quy trình và xử lý cách chức hiệu trưởng, toàn bộ ban giám hiệu, chi ủy, hội đồng kỷ luật nhà trường, cán bộ đoàn đội, buộc khỏi ngành giáo viên chủ nhiệm; đồng thời xem xét xử lý các em học sinh đánh bạn; những học sinh không đánh nhưng có biết hay chứng kiến sự việc mà không can ngăn hay bảo vệ bạn cũng như không báo cáo cho nhà trường và xem xét xử lý.
"Việc xử lý này rất buồn và đau đớn, nhưng không thể không làm, vì còn để làm gượng, làm bài học cho các vụ việc khác. Từ nay, trở đi trường nào để xảy ra bạo lực học đường thì xử lý cũng tương tự như vậy" - ông Phóng bày tỏ với VietNamNet.
Trước hiện tượng bắt nạt học đường, ông Phóng cho rằng cả hệ thống chính trị , các tổ chức phải vào cuộc, phải gắn trách nhiệm từ hiệu trưởng đến giáo viên và các tổ chức đoàn thể liên quan, cũng như trách nhiệm của phụ huynh. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiệ, tích cực, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm là nghĩa vụ của các bên.
Ông Phóng cho biết thêm, trong tuần tới, ngành giáo dục hưng Yên phải họp với 100 % giáo viên toàn tỉnh để phổ biến tinh thần này. Giáo viên, cán bộ ngành phải nắm vững các văn bản của trung ương, tỉnh và nhất là bài học kinh nghiệm vụ này để không tái vi phạm tái diễn.
Còn tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận: "Đây là vụ việc rất nghiêm trọng, đau lòng, ảnh hưởng đến niềm tin xã hội, phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc”.
Bộ trưởng cho rằng, qua sự việc cho thấy, hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức hết chức trách, nhiệm vụ được giao, chưa chủ động nắm bắt tình hình, chưa sát sao với học sinh và các hoạt động của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường đã buông lỏng quản lí, khi sự việc xảy ra chỉ nghe báo cáo, không có các giải pháp xử lý triệt để, kịp thời.
“Với vai trò là hiệu trưởng, là giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô phải có trách nhiệm sát sao nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh. Nếu có trường hợp học sinh cá biệt phải kịp thời có biện pháp hỗ trợ. Các thầy cô cần phải quan tâm hơn đến các em, khi thấy có dấu bất thường phải phối hợp với gia đình để có biện pháp giáo dục thích hợp” - Bộ trưởng nói.
Về việc xử lý của Hội đồng kỷ luật nhà trường sau khi sự việc xảy ra, Bộ trưởng cho rằng, Hội đồng đã xử lý chưa thỏa đáng, có phần du di, xuê xoa, không đủ sức răn đe.
Tôi đề nghị, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét cho thôi. Đây là bài học không chỉ cho ngành giáo dục Hưng Yên mà là bài học chung cho cả nước” - ông Nhạ kết luận.
Ý kiến
Độc giả Duy Tuyên: Cứ xử lý nghiêm các trò và thầy là sẽ đảm bảo an toàn nhất cho các vụ đánh sau
Độc giả Hà Thanh Vân: Xử lý cách chức những người thầy ở vùng quê Phù Ủng ư? Tôi cam đoan cách này chỉ là "bài học" cho các trường học khác sợ hãi và siết chặt sự đối phó mà thôi.
Độc giả Phừng Trám: Cách chức ban giám hiệu thế còn người quản lý cấp trên của họ thì sao?
Độc giả Đỗ Quang: Ngành giáo dục cứ chạy theo vụ việc mà không hay rằng: Đạo đức văn hóa học đường đang đi xuống thế nào? Còn trọng thi cử còn chạy chọt, bán mua! Hãy quan tâm đến dạy tử tế và học cho tử tế.
Nhà giáo Thanh Hằng (Hải Dương): Sự việc xảy ra thì trách nhiệm của ban giám hiệu và nhà trường là không thể thoái thác. Nhưng việc xử lý kỷ luật như vậy sẽ tạo thêm nỗi bất an và sợ hãi cho giới giáo viên chúng tôi.
Độc giả Giáo Già: Việc to đùng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chính trị đất nước như mua bán điểm thì bảo không công khai sợ ảnh hưởng đến tương lai học sinh. Mấy đứa trẻ hư đánh nhau bảo đuổi việc cô chủ nhiệm thật không công bằng. Chắc chắn cô chủ nhiệm không bao giờ muốn để xảy ra việc này. Một tuần, cô được trừ 4 tiết. cô còn bao công việc phải lo làm sao cả ngày đi theo chúng. Công bằng nhất là cho những em này vào trại giáo dưỡng. cô giáo thì cảnh cáo hạ bật lương hoặc chuyển sang trường khác là cùng. Đuổi người ta là có tội, thưa các vị.
Độc giả Duy Quang: Tôi nghĩ nên nghĩ đến cái gốc của vấn đề: Tại sao đạo đức trong nhà trường tụt dốc thê thảm đến vậy? Quá coi trọng kiến thức, các cuộc thi, các phong trào hình thức..., mà xem nhẹ giáo dục nhân cách, kĩ năng sống... Nhiều tổ chức trong và ngoài nhà trường nhưng thử hỏi có nơi nào gần gũi, thân thiện để học sinh được giúp đỡ?
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment