Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Năm nay, Hà Nội có 11.182 chỉ tiêu tuyển dụng viên chức giáo dục sau nhiều năm không tổ chức thi tuyển. Những tưởng đây là “cơ hội vàng” để các thầy cô được tuyển vào biên chế, để được gắn bó lâu dài với nghề. Tuy nhiên, việc này lại gây nên nỗi lo lắng của hàng nghìn giáo viên hợp đồng - trong đó nhiều người có trên dưới 20 năm cống hiến – trước nguy cơ bị đẩy khỏi bục giảng.
Thi tuyển hay xét tuyển sẽ đều... trượt
Từng đi thi viên chức đến 5 lần và cả 5 lần đều không đỗ, cô Nguyễn Thị Bích Thủy - giáo viên hợp đồng giảng dạy môn Toán tại Trường THCS Tản Hồng (huyện Ba Vì) cho rằng mình đã cố gắng hết sức. Nhưng vì tỉ lệ chọi quá cao và cũng có một phần lớn do những tiêu cực của các kỳ thi đó mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu.
Trong suốt 5 tháng qua, cô cùng hơn 300 GVHĐ tại huyện Ba Vì gửi đơn đi nhiều nơi, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời. Đã rất nhiều lần có hi vọng nhưng rồi lại thất vọng vì những chủ trương không đồng nhất từ TP xuống huyện. Thời gian khai giảng năm học mới đã đến gần và cô sẽ cùng nhiều giáo viên khác chính thức bị cắt hợp đồng từ ngày 31/8 tới.
Cô Thủy cho hay: Mọi năm, nếu thi mà không đỗ thì có cơ hội để làm lại, vẫn được đứng trên bục giảng. Năm nay lại khác, nếu không đỗ thì chắc chắn sẽ phải xa bục giảng mãi mãi. Do đó, các giáo viên hợp đồng đều mong muốn sẽ được xét tuyển đặc biệt chứ không phải qua thi tuyển hay xét tuyển 2 vòng.
Hi vọng của hơn 200 GVHĐ đều dựa vào lời hứa của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp Hội đồng nhân dân TP chiều ngày 9/7/2019 khi nêu 3 điều kiện để xét tuyển đặc biệt cho GVHĐ. Theo đó, các giáo viên lâu năm sẽ đủ điều kiện để xét tuyển viên chức. Tuy nhiên, rất khó để áp dụng các điều kiện xét tuyển đặc biệt theo Nghị định 161 của Chính phủ mới được ban hành năm 2018.
Cô Thủy cho biết thêm: Việc ra đời của Nghị định 161 là đúng đắn với điều kiện phát triển của đất nước, nhưng lại có phần bất công với thế hệ giáo viên của lịch sử để lại. Cũng cống hiến theo một cách khác, nhưng tại sao trong suốt 6 năm trời Nghị định 29/2012 có hiệu lực mà GVHĐ lại bị các cấp, các ban ngành “bỏ quên”.
Còn cô Phan Thị Nhung- GV Trường Mầm non Sen Chiểu (huyện Phúc Thọ) tâm sự: "Đúng là đồng lương của GVHĐ không đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, nhưng vì tình yêu với nghề nên chúng tôi đã cố gắng bám trụ, gắn bó trong gần 20 năm qua. Ngoài việc dạy trên lớp, tôi còn xin thêm công việc quét trường để tăng thêm thu nhập, hàng ngày phải dậy từ 4 giờ sáng để đi làm để mong chờ có một ngày nào đấy sẽ được xét tuyển thành biên chế chính thức.
Tuy nhiên, đợt thi tuyển lần này sẽ khép lại cánh cửa được đứng trên bục giảng của tôi cùng nhiều thầy cô khác. Nếu tham gia kỳ thi, dù là hình thức thi tuyển hay xét tuyển thì cơ hội đỗ của các GVHĐ cũng sẽ rất mong manh. Cùng cống hiến như những GV khác nhưng suốt mấy chục năm qua, GVHĐ luôn gánh chịu thân phận “con nuôi” và gánh chịu quá nhiều bất công. Do vậy, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các cấp lãnh đạo áp dụng một chính sách nhân văn, hợp tình, hợp lí".
Không được xét tuyển từ “vòng gửi xe”
Thiệt thòi nhất trong đợt tuyển dụng viên chức GD lần này của TP Hà Nội có lẽ là các GVHĐ huyện Mỹ Đức. Theo yêu cầu của lãnh đạo TP, GVHĐ được xét tuyển đặc biệt trong đợt tuyển dụng lần này bắt buộc phải đóng BHXH ít nhất 5 năm. Do vậy, hơn 300 GVHĐ tại huyện Mỹ Đức sẽ không ai có đủ điều kiện, vì họ đã không được đóng BHXH trong nhiều năm.
Luật BHXH 2014 quy định, trước thời điểm năm 2018, các hợp đồng 3 tháng trở lên phải đóng BHXH bắt buộc. Còn từ ngày 1/1/2018, cả hợp đồng lao động từ 1 đến dưới 3 tháng cũng phải tham gia. Do đó, đến nay đã là giữa năm 2019, việc các giáo viên huyện Mỹ Đức vẫn không được đóng BHXH là hoàn toàn sai luật.
Trong khi đó, UBND huyện Mỹ Đức khẳng định mình không “lách luật” khi kí các hợp đồng lao động ngắn hạn. Còn việc không đóng BHXH chỉ là do ngân sách không đủ. Nếu có lỗi là tại chính các giáo viên khi đó đến xin và chấp nhận dạng hợp đồng như vậy. Chỉ tiêu tuyển viên chức cho cấp tiểu học và THCS của huyện Mỹ Đức năm nay là 75. Như vậy, sẽ có hơn 200 giáo viên đang giảng dạy sẽ phải tìm cho mình công việc mới trong năm học tới đây.
Theo ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, huyện đã ủy quyền cho các hiệu trưởng nhà trường ký hợp đồng với các giáo viên (3 tháng, 1 tháng, hợp đồng theo giờ hoặc hợp đồng theo tiết). Nguyên nhân là huyện không thể tuyển giáo viên vào rồi đóng BHXH, do ngân sách không đủ để đóng. Hơn nữa nếu giáo viên nào đó không đỗ viên chức sẽ rất khó giải quyết.
Đặc biệt, sắp tới, các trường sẽ tự chủ tài chính và hướng đến tuyển cả những giáo viên đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, sức khỏe để kí hợp đồng dạy theo tiết. Chính vì vậy, hiện nay, hàng trăm GVHĐ trên địa bàn huyện Mỹ Đức đang đứng ngồi không yên, lo bị mất việc sau kỳ tuyển viên chức sắp tới.
Có 11 năm công tác trong ngành GD tại huyện Mỹ Đức, cô Nguyễn Thị Phượng Anh - GVHĐ tại Trường Tiểu học Hợp Tiến rất buồn, bởi nhiều năm nay đã phải chịu thiệt thòi, chỉ được ký hợp đồng 3 tháng/lần, không có bất kỳ chế độ đãi ngộ nào, ngay cả những chính sách được pháp luật quy định như BHXH, BHYT cũng không được hưởng.
Còn cô Nguyễn Thị Hòa - GVHĐ Trường THCS An Phú bức xúc: Chỉ vì không được đóng bảo hiểm mà chúng tôi không đủ điều kiện xét tuyển vào viên chức ngành Giáo dục, vậy trách nhiệm này nên quy cho ai. Sắp tới, huyện Mỹ Đức sẽ có hướng giải quyết như thế nào đối với những GVHĐ?
Cũng giống như cô Hòa, cô Phương Anh, trong thời gian qua, nhiều GVHĐ ở huyện Mỹ Đức dù cuộc sống chật vật, khó khăn, nhưng vẫn cố gắng bám trụ với nghề, với mức lương chỉ hơn 1,2 triệu đồng/tháng. Họ có lòng yêu nghề và luôn hy vọng một ngày sẽ được trở thành viên chức trong ngành Giáo dục. Tuy vậy, họ đã bị cắt hợp đồng lao động và sẽ không còn là giáo viên trong năm học tới.
Hà Nội xem xét những trường hợp giáo viên hợp đồng không có BHXH
Tại Hội nghị triển khai năm học mới 2019 - 2020 của Sở GD&ĐT Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội sẽ rà soát, điều chỉnh và tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ.
Nhiều giáo viên hợp đồng công tác lâu năm có nguy cơ mất việc, rồi nhiều giáo viên không được đóng bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian dài. Do đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ và lãnh đạo các quận huyện năm nay phải giải quyết dứt điểm tồn tại về xét tuyển các giáo viên hợp đồng nhiều năm.
“TP có gần 3.000 trường hợp giáo viên hợp đồng. Trong thời gian tới cần giải quyết dứt điểm. Có những trường hợp còn đang vướng mắc vì không được đóng BHXH. Chúng tôi đang làm việc với BHXH Việt Nam và BHXH TP Hà Nội để giải quyết dứt điểm cho những trường hợp này. Đồng chí Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm không để còn tình trạng này” - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết.
Thi tuyển hay xét tuyển sẽ đều... trượt
Từng đi thi viên chức đến 5 lần và cả 5 lần đều không đỗ, cô Nguyễn Thị Bích Thủy - giáo viên hợp đồng giảng dạy môn Toán tại Trường THCS Tản Hồng (huyện Ba Vì) cho rằng mình đã cố gắng hết sức. Nhưng vì tỉ lệ chọi quá cao và cũng có một phần lớn do những tiêu cực của các kỳ thi đó mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu.
Trong suốt 5 tháng qua, cô cùng hơn 300 GVHĐ tại huyện Ba Vì gửi đơn đi nhiều nơi, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời. Đã rất nhiều lần có hi vọng nhưng rồi lại thất vọng vì những chủ trương không đồng nhất từ TP xuống huyện. Thời gian khai giảng năm học mới đã đến gần và cô sẽ cùng nhiều giáo viên khác chính thức bị cắt hợp đồng từ ngày 31/8 tới.
Cô Thủy cho hay: Mọi năm, nếu thi mà không đỗ thì có cơ hội để làm lại, vẫn được đứng trên bục giảng. Năm nay lại khác, nếu không đỗ thì chắc chắn sẽ phải xa bục giảng mãi mãi. Do đó, các giáo viên hợp đồng đều mong muốn sẽ được xét tuyển đặc biệt chứ không phải qua thi tuyển hay xét tuyển 2 vòng.
Hi vọng của hơn 200 GVHĐ đều dựa vào lời hứa của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp Hội đồng nhân dân TP chiều ngày 9/7/2019 khi nêu 3 điều kiện để xét tuyển đặc biệt cho GVHĐ. Theo đó, các giáo viên lâu năm sẽ đủ điều kiện để xét tuyển viên chức. Tuy nhiên, rất khó để áp dụng các điều kiện xét tuyển đặc biệt theo Nghị định 161 của Chính phủ mới được ban hành năm 2018.
Cô Thủy cho biết thêm: Việc ra đời của Nghị định 161 là đúng đắn với điều kiện phát triển của đất nước, nhưng lại có phần bất công với thế hệ giáo viên của lịch sử để lại. Cũng cống hiến theo một cách khác, nhưng tại sao trong suốt 6 năm trời Nghị định 29/2012 có hiệu lực mà GVHĐ lại bị các cấp, các ban ngành “bỏ quên”.
Còn cô Phan Thị Nhung- GV Trường Mầm non Sen Chiểu (huyện Phúc Thọ) tâm sự: "Đúng là đồng lương của GVHĐ không đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, nhưng vì tình yêu với nghề nên chúng tôi đã cố gắng bám trụ, gắn bó trong gần 20 năm qua. Ngoài việc dạy trên lớp, tôi còn xin thêm công việc quét trường để tăng thêm thu nhập, hàng ngày phải dậy từ 4 giờ sáng để đi làm để mong chờ có một ngày nào đấy sẽ được xét tuyển thành biên chế chính thức.
Tuy nhiên, đợt thi tuyển lần này sẽ khép lại cánh cửa được đứng trên bục giảng của tôi cùng nhiều thầy cô khác. Nếu tham gia kỳ thi, dù là hình thức thi tuyển hay xét tuyển thì cơ hội đỗ của các GVHĐ cũng sẽ rất mong manh. Cùng cống hiến như những GV khác nhưng suốt mấy chục năm qua, GVHĐ luôn gánh chịu thân phận “con nuôi” và gánh chịu quá nhiều bất công. Do vậy, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các cấp lãnh đạo áp dụng một chính sách nhân văn, hợp tình, hợp lí".
Không được xét tuyển từ “vòng gửi xe”
Thiệt thòi nhất trong đợt tuyển dụng viên chức GD lần này của TP Hà Nội có lẽ là các GVHĐ huyện Mỹ Đức. Theo yêu cầu của lãnh đạo TP, GVHĐ được xét tuyển đặc biệt trong đợt tuyển dụng lần này bắt buộc phải đóng BHXH ít nhất 5 năm. Do vậy, hơn 300 GVHĐ tại huyện Mỹ Đức sẽ không ai có đủ điều kiện, vì họ đã không được đóng BHXH trong nhiều năm.
Luật BHXH 2014 quy định, trước thời điểm năm 2018, các hợp đồng 3 tháng trở lên phải đóng BHXH bắt buộc. Còn từ ngày 1/1/2018, cả hợp đồng lao động từ 1 đến dưới 3 tháng cũng phải tham gia. Do đó, đến nay đã là giữa năm 2019, việc các giáo viên huyện Mỹ Đức vẫn không được đóng BHXH là hoàn toàn sai luật.
Trong khi đó, UBND huyện Mỹ Đức khẳng định mình không “lách luật” khi kí các hợp đồng lao động ngắn hạn. Còn việc không đóng BHXH chỉ là do ngân sách không đủ. Nếu có lỗi là tại chính các giáo viên khi đó đến xin và chấp nhận dạng hợp đồng như vậy. Chỉ tiêu tuyển viên chức cho cấp tiểu học và THCS của huyện Mỹ Đức năm nay là 75. Như vậy, sẽ có hơn 200 giáo viên đang giảng dạy sẽ phải tìm cho mình công việc mới trong năm học tới đây.
Theo ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, huyện đã ủy quyền cho các hiệu trưởng nhà trường ký hợp đồng với các giáo viên (3 tháng, 1 tháng, hợp đồng theo giờ hoặc hợp đồng theo tiết). Nguyên nhân là huyện không thể tuyển giáo viên vào rồi đóng BHXH, do ngân sách không đủ để đóng. Hơn nữa nếu giáo viên nào đó không đỗ viên chức sẽ rất khó giải quyết.
Đặc biệt, sắp tới, các trường sẽ tự chủ tài chính và hướng đến tuyển cả những giáo viên đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, sức khỏe để kí hợp đồng dạy theo tiết. Chính vì vậy, hiện nay, hàng trăm GVHĐ trên địa bàn huyện Mỹ Đức đang đứng ngồi không yên, lo bị mất việc sau kỳ tuyển viên chức sắp tới.
Có 11 năm công tác trong ngành GD tại huyện Mỹ Đức, cô Nguyễn Thị Phượng Anh - GVHĐ tại Trường Tiểu học Hợp Tiến rất buồn, bởi nhiều năm nay đã phải chịu thiệt thòi, chỉ được ký hợp đồng 3 tháng/lần, không có bất kỳ chế độ đãi ngộ nào, ngay cả những chính sách được pháp luật quy định như BHXH, BHYT cũng không được hưởng.
Còn cô Nguyễn Thị Hòa - GVHĐ Trường THCS An Phú bức xúc: Chỉ vì không được đóng bảo hiểm mà chúng tôi không đủ điều kiện xét tuyển vào viên chức ngành Giáo dục, vậy trách nhiệm này nên quy cho ai. Sắp tới, huyện Mỹ Đức sẽ có hướng giải quyết như thế nào đối với những GVHĐ?
Cũng giống như cô Hòa, cô Phương Anh, trong thời gian qua, nhiều GVHĐ ở huyện Mỹ Đức dù cuộc sống chật vật, khó khăn, nhưng vẫn cố gắng bám trụ với nghề, với mức lương chỉ hơn 1,2 triệu đồng/tháng. Họ có lòng yêu nghề và luôn hy vọng một ngày sẽ được trở thành viên chức trong ngành Giáo dục. Tuy vậy, họ đã bị cắt hợp đồng lao động và sẽ không còn là giáo viên trong năm học tới.
Hà Nội xem xét những trường hợp giáo viên hợp đồng không có BHXH
Tại Hội nghị triển khai năm học mới 2019 - 2020 của Sở GD&ĐT Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội sẽ rà soát, điều chỉnh và tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ.
Nhiều giáo viên hợp đồng công tác lâu năm có nguy cơ mất việc, rồi nhiều giáo viên không được đóng bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian dài. Do đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ và lãnh đạo các quận huyện năm nay phải giải quyết dứt điểm tồn tại về xét tuyển các giáo viên hợp đồng nhiều năm.
“TP có gần 3.000 trường hợp giáo viên hợp đồng. Trong thời gian tới cần giải quyết dứt điểm. Có những trường hợp còn đang vướng mắc vì không được đóng BHXH. Chúng tôi đang làm việc với BHXH Việt Nam và BHXH TP Hà Nội để giải quyết dứt điểm cho những trường hợp này. Đồng chí Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm không để còn tình trạng này” - Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment