Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
TTO - Câu hỏi trong phần nghị luận xã hội của đề văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Khánh Hòa) đã gây nhiều tranh cãi, thậm chí được cho là phản giáo dục.
Đề thi văn vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn gồm có 2 câu. Câu 1 (4 điểm) có nội dung như sau: "Trong cuốn sách "Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng", Lu-Mannup đã chia sẻ: "Phương Tây có câu ngạn ngữ: "Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng". Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của mình tới đâu.
I. Phản giáo dục
Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên".
Đề nghị luận xã hội này gây nhiều tranh cãi.
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên), nhận định đây là một đề thi có nhiều “sạn”:
"Câu nghị luận xã hội, theo tôi, bản thân trích dẫn này không nên dùng để hỏi. Bởi dù là khoai tây hay là trứng thì cả hai đều bị động trước nước sôi, đều bị nước sôi làm cho biến đổi. Tức là cả trứng và khoai tây đều bị động trước hoàn cảnh. Không thể dùng hình ảnh nào để nói về bản lĩnh nội tại của con người trước hoàn cảnh. Đặc biệt đề yêu cầu “Nếu phải ở trong nước sôi em sẽ chọn làm nước sôi hay trứng?” là một cách hỏi tạo cảm giác ghê sợ, rùng rợn và dễ tạo nên những đàm tiếu không hay trong dư luận".
Trong khi đó, cô Hà Thị Nguyệt, giáo viên văn ở một tỉnh miền Trung, cũng cho rằng đề thi cho một giả định thật phi lý và quá vô nghĩa.
Cô Nguyệt nói: "Thường khi ra đề mà dẫn ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ thì rất cân nhắc vì nó không luôn luôn đúng. Nó chỉ đúng khi đặt trong một bối cảnh nhất định, anh lấy nó ra tách biệt trong một đề văn thì sẽ mang ý nghĩa khác. Với nội dung nước sôi là "hoàn cảnh", cứng - mềm là "bản lĩnh nội tại" là sự áp đặt, vì chẳng lẽ nếu khoai cứng, trứng mềm khi để chín là trái với tự nhiên? Giả định đó là chưa phù hợp. Hơn nữa, giả định này phản cảm, không mang tính giáo dục. Nói nước sôi trong văn học, học sinh thường hay nghĩ đến chi tiết độc ác của mẹ con Cám trong "Tấm Cám", hay nói cách khác đề thi không hướng đến tính nhân văn".
Phản ứng và cho rằng đề lộ ngay lỗi về chuyên môn rất cơ bản, thầy Bạch Trọng Nhân, giáo viên văn Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), bày tỏ: "Trước tiên, xét về nguyên tắc cơ bản, đề có trích dẫn tựa sách và tác giả, cần phải có thêm năm xuất bản và nhà xuất bản. Về nội dung của câu trích dẫn, tôi tạm chia làm hai phần. Phần thứ nhất là một câu ngạn ngữ của phương Tây, câu này nghe qua thì có phần đúng về mặt hiện tượng, nhưng mục đích cuối cùng dù trứng có cứng thì cũng trở thành thức ăn, cũng giống như khoai tây bị luộc trong nước sôi. Phần thứ hai, là câu của người viết sách “Hoàn cảnh chẳng có lỗi, lỗi quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu”. Tôi thấy câu này khá hay và có vấn đề để các em nghị luận. Nhưng vì phần thứ hai đi sau một câu nói chỉ đúng một phần nên giá trị của nó cũng làm người viết phải đắn đo".
Thầy Nhân còn nhấn mạnh: "Phần lỗi nặng nhất trong đề là ở câu lệnh “Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn là củ khoai tây hay quả trứng?”. Người ra đề đã không nghĩ tới sự rùng rợn, phản cảm của một giả định. Tôi nghĩ rằng người ra đề, người phản biện và duyệt đề cần phải làm việc cẩn thận và nghiêm túc hơn vì đây là một kỳ thi tuyển những em học sinh sẽ vào lớp chuyên của một tỉnh, nếu đề như thế này thì các em có còn tin tưởng vào thầy cô, những người đã và đang sẽ dạy mình hay không?".
Khánh Hòa nói gì về đề văn?
Giải thích về đề thi này, ông Đỗ Hữu Quỳnh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa - nói: “ Câu nghị luận xã hội, chuyển tải ý là tác động hoàn cảnh, nghịch cảnh đối với con người về bản lĩnh nội tại của con người sẽ thắng được nghịch cảnh đó. Vấn đề này, đặt ra tình huống trong câu ngạn ngữ nhưng chữ “nước sôi”, “khoai tây”, “trứng” không được đặt trong ngoặc kép gây hiểu nhầm cho học sinh.
Đây là sơ suất của người ra đề. Nhưng đối với học sinh thi chuyên giỏi văn, các em học ngạn ngữ và có câu ngạn ngữ ở trên thì sẽ hiểu được ý người ra đề, khoai tây nằm trong nước sôi mềm, trứng cứng...v.v... Cho đến bây giờ mình chưa chấm, chưa biết mức độ làm bài của học sinh như thế nào, nhưng tinh thần học sinh chuyên văn sẽ hiểu được, giải thích được.”
II. 'Đề hay, tạo cơ hội cho học sinh tranh biện'
Đề văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Khánh Hòa) đang gây nhiều tranh cãi, thậm chí được cho là phản giáo dục khi trích dẫn nội dung trong sách của Lu-Mannup: "Phương Tây có câu ngạn ngữ: 'Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng'. Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của mình tới đâu" và đặt câu hỏi: "Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên".
Thậm chí có ý kiến cho rằng giả định này phản cảm, không mang tính giáo dục vì "nói nước sôi trong văn học, học sinh thường hay nghĩ đến chi tiết độc ác trong 'Tấm Cám', hay nói cách khác đề thi không hướng đến tính nhân văn".
Theo bạn đọc Huỳnh Long Minh, đề thi này không phải là rùng rợn hay mang tính phản cảm nhưng cách đặt vấn đề thiếu tính trong sáng và nông cạn.
"Mục đích của đề thi này theo tôi là kiểm tra khả năng phân tích thực tế của hoàn cảnh một cách khách quan dựa trên sự quan sát thế giới xung quanh. Qua đó đánh giá tính chủ quan của học sinh trong sự chọn lựa của cá nhân, cũng dựa trên sự quan sát này, về những tiêu chuẩn cá nhân về giá trị luân lý và đạo đức.
Hình thức của đề thi vì tối nghĩa và phiến diện nên mất mục tiêu chính yếu. Thêm vào đó, đề thi thiếu tính dân tộc khi chỉ dựa vào "phương Tây" mà không liên đới với phương Đông nói chung hay Việt Nam nói riêng" - bạn đọc này nhận định.
Bạn đọc Hà Yên (TP Cần Thơ) đồng tình với một số ý kiến cho rằng đề thi có nhiều "sạn".
"Ở đây, người ra đề có thể biện luận là trong đề bài có chữ "nếu", tức chỉ giả định, nhưng giả định kiểu này thì bị phản ứng là đúng. Đó là chưa kể tính đến việc sẽ mở đường cho những giả định vô cảm, kiểu như: "Nếu nhà em bị cháy,...", "Nếu cả gia đình em bị mắc COVID-19"..., dư luận sẽ "ném đá". Điều này cũng khiến tôi nhớ đến một bài tập môn toán từng đọc đâu đó có câu: "Hai bàn tay em có 10 ngón, chặt bỏ 2 ngón thì còn mấy ngón?".
Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Quốc Thắng (TP.HCM) cho rằng đề thi hay và mang một triết lý tuy đơn giản mà sâu xa, hiệu quả, giá trị bài học cuộc sống rất rõ, rất cần thiết cho các em học sinh tuổi 15-16, tuổi đã biết suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống.
Bạn đọc này chia sẻ: "Tôi cảm nhận đây là đề thi hay. Bài học về sự thích nghi với cuộc sống là bài học hay hơn hết. Cuộc đời như nồi nước sôi, nồi nước sôi này là những khó khăn, thử thách, là những cuộc thi mà bạn phải vượt qua, là những mối quan hệ cần phải gắn kết hay càng lãng quên càng tốt. Khi bạn vào đời, bạn sẽ là khoai tây hay là trứng là do bạn tự chọn cho mình. Khi đã vào đời - nhảy vào nồi nước sôi thì khoai tây hay là trứng đều cùng chịu tác động của nước sôi.
Là khoai tây hay là trứng thì cũng là vật chất giúp ích cho đời, phải uyển chuyển để thích nghi. Củ khoai tây khi chưa vào nước sôi thì cứng, nhưng để ăn được thì nó sẽ mềm đi. Trứng trước khi vào nồi là một dạng chất lỏng nằm trong lớp vỏ cứng, khi vào nồi nước sôi trứng sẽ đặc lại, khi đó sẽ thành món trứng luộc.
Và ngược lại, nếu khoai tây vào nước sôi mà không mềm là khoai sượng, trứng vào nước sôi mà không chín là trứng ung. Nói tóm lại, nó sẽ là thứ bỏ đi. Đó cũng là hình ảnh đại diện cho mỗi chúng ta, những người mỗi ngày đều cùng chịu một áp lực nào đó của cuộc sống. Nhưng cũng như những vật chất trên, chúng ta có cách phản ứng khác nhau để là thứ có ích cho cuộc sống".
Theo bạn đọc Phan Thế Hoài, giáo viên môn văn trường THPT ở TP.HCM, tình huống "nước sôi" cũng chỉ là một giả định, quan trọng là giám khảo chấm theo hướng mở thế nào. Học sinh có thể phản biện lại giả định, em không chọn nước sôi, có thể chấp nhận giả định nhưng lại chọn làm khoai tây, hoặc không chọn cả hai như nhiều người vẫn tranh biện. Thế mới gọi là nghị luận, mới kiểm tra được năng lực học sinh.
"Học sinh có thể bày tỏ quan điểm thế này, nếu phải ở trong nước sôi em sẽ chẳng chọn làm củ khoai tây hay làm quả trứng. Bởi vì chọn làm khoai tây thì em bị luộc mềm, còn chọn làm quả trứng em sẽ bị luộc chín. Khi đó khoai tây hay trứng đều trở thành món ăn khoái khẩu cho người khác.
Và nếu giả định xảy ra thật, lại bắt em lựa chọn một trong hai thứ đó thì chọn cái gì cũng sẽ phũ phàng hơn. Em nhất quyết không chọn làm củ khoai tây hay chọn làm quả trứng khi ở trong nước sôi, vì chọn như vậy là chọn con đường chết khi rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt. Do đó nếu phải ở trong nước sôi thì lựa chọn duy nhất của em đó là phải thoát ra khỏi cái vũng nước sôi nhanh nhất bằng bất cứ giá nào, chỉ có như vậy thì sự sống với em mới còn tồn tại và em mới còn mục tiêu để thực hiện các ước mơ khác", thầy Hoài nói.
Cũng theo thầy giáo này, có thể học sinh sẽ không có một lựa chọn nào, củ khoai tây hay quả trứng. Vậy nên, rất cần một đáp án mở, phù hợp thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, đúng với tinh thần nghị luận để phù hợp với yêu cầu đề ra.
Chưa thể tìm ra câu tục ngữ nào của Việt Nam tương tự như câu ngạn ngữ trong đề thi, nhưng bạn đọc Huỳnh Long Minh gợi ý giả định đề thi: "Phương Tây có câu ngạn ngữ: "Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng". Phép ẩn dụ này nhằm nói lên thực chất của bản lĩnh nội tại khi đối đầu với một hoàn cảnh nghiệt ngã. Tục ngữ Việt Nam, khi đề cập đến việc chọn lựa trước hoàn cảnh quyết định sự sống còn, có câu: "Thà chết vinh hơn sống nhục", nhưng vẫn có những người vẫn chọn sống nhục!? Lu-Mannup cho rằng "hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của mình tới đâu". Nếu phải đứng trước một hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, sự chọn lựa của em là gì, mềm như khoai tây hay cứng như trứng? Tại sao?".
"Phương Tây có câu ngạn ngữ: Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng. Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của mình tới đâu" (Lu-Mannup). Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên".
III. Gây tranh cãi
Câu nghị luận xã hội đề thi vào lớp 10 chuyên Văn với giả định "nếu phải ở trong nước sôi" gây nhiều tranh cãi, có người cho là phản cảm.
Những ngày qua, giới chuyên môn đưa ra ý kiến trái chiều về câu 1 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa, hôm 4/6.
Trong cuốn sách "Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng", Lu-Mannup đã chia sẻ:
Phương Tây có câu ngạn ngữ: "Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng". Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu.
Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng?
Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên.
Thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên Ngữ văn trường THCS-THPT Hoa Lư, TP HCM, cho rằng việc nêu giả định "nếu phải ở trong nước sôi" không phù hợp, gây cảm giác rùng rợn. Nếu muốn nói nước sôi với hàm ý ẩn dụ là hoàn cảnh, môi trường bên ngoài, đề bài cần để từ này trong dấu ngoặc kép.
Tuy nhiên, ngay cả khi giả định trên được trình bày đúng hình thức, đề này cũng không chuẩn, bởi không phải việc gì cũng có thể mang ra giả định. "Chẳng ai đi giả định nếu em mắc Covid-19, bởi như vậy là không nhân văn. Điều này tương tự một giả định trong đề Toán từng gây xôn xao trước đây là bàn tay em có 5 ngón tay, nay chặt bớt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón", thầy Hoài nói.
Bỏ qua phần "sạn" như phân tích trên, theo thầy Hoài, nội dung, ý nghĩa của câu hỏi này cũng quá sức với học sinh. Học sinh lớp 9 được học hai dạng văn nghị luận xã hội là bàn về vấn đề tư tưởng đạo lý và bàn về hiện tượng trong đời sống; nội dung đều đơn giản, gần gũi và phù hợp với lứa tuổi.
Trong khi đó, để giải quyết được đề Văn chuyên của tỉnh Khánh Hòa, học sinh phải có kiến thức lý luận văn học, vốn dĩ chỉ được dạy ở cuối bậc THPT với thời lượng hạn hẹp. Nội dung của đề cũng đòi hỏi thí sinh phải có vốn sống và sự trải nghiệm tương đối, trong khi các em làm đề này đang ở lứa tuổi 14-15.
"Người ra đề có vẻ chủ quan, bất cẩn, song sai sót không quá nghiêm trọng, học sinh đọc đề vẫn có thể làm bài bình thường. Đây là bài học chung cho giáo viên khi ra đề Văn", thầy Hoài nhìn nhận.
Với đề này, thầy Hoài cho rằng giám khảo cần chấm theo hướng cởi mở, không thể bó khuôn học sinh phải lựa chọn là "khoai tây" hay "trứng". Các em có thể phản đối, không chọn ở trong "nước sôi"; hoặc chấp nhận "|ở trong nước sôi" nhưng không chọn làm "khoai tây" hay "trứng". Chấp nhận các lựa chọn này mới đúng là đề văn nghị luận xã hội.
TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Văn trường THPT Chu Văn An, TP Hà Nội, khi đọc đề này cũng cho rằng câu lệnh có vấn đề. Thông điệp đề bài định hướng cho học sinh là bàn luận về bản lĩnh nội tại trước nghịch cảnh cuộc sống là tốt, hữu ích, nhất là trong cuộc sống thời hiện đại có nhiều thử thách.
Tuy nhiên, cách diễn đạt ý giả định trong câu lệnh "nếu phải ở trong nước sôi" khiến người đọc thấy phản cảm. Bởi không ai thoải mái khi hình dung mình ở trong "nước sôi" và loay hoay lựa cách làm "củ khoai tây hay quả trứng" - những liên tưởng va chạm với tầng nghĩa đen khiến bất kỳ ai cũng thấy không ổn.
"Sẽ giản dị, minh triết hơn nếu thay bằng câu lệnh viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về thông điệp em nhận được từ quan niệm trên", bà Tuyết nêu quan điểm.
Một số giáo viên khác cho rằng, người ra đề quá chủ quan khi không tính tới sự rùng rợn khi dùng từ "nước sôi" một cách tự nhiên. Chưa kể, câu hỏi của đề cũng khá tối nghĩa. "Khoai tây mềm đi hay trứng cứng khi ở trong nước sôi chưa hẳn là sự yếu đuối hay mạnh mẽ trước hoàn cảnh, mà là sự thay đổi theo bản chất vốn có. Không nên dùng hai hình ảnh này để so sánh với bản lĩnh con người, vốn có thể chủ động trước hoàn cảnh", một giáo viên phân tích.
Trong khi đó, một số giáo viên khác cho rằng đề Văn không phản cảm, chỉ thiếu một chút tinh tế. Cô Hồ Ái Linh, giáo viên trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP HCM, cho rằng về mặt thông điệp, đề văn này hướng học sinh bàn về việc bản lĩnh con người trước nghịch cảnh. Đề cũng tạo điều kiện để học sinh có nhiều góc nhìn mới hơn về việc hoàn cảnh sống tạo nên bản lĩnh cá nhân. "Tuy nhiên, câu lệnh trong yêu cầu đề lại sử dụng chưa được khéo léo dẫn đến phản cảm cho những người mới tiếp nhận. Nên cho tất cả các dữ kiện ẩn dụ vào dấu nháy hoặc in nghiêng để tránh phản cảm khi tiếp nhận", cô Linh nói.
Cùng quan điểm, thầy Võ Kim Bảo, giáo viên trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP HCM) nói, với trình độ học sinh lớp 9, các em hoàn toàn có thể hiểu nghĩa bóng của từ "nước sôi" trong đề là nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống. Vì thế không nên nhìn nhận vấn đề quá nghiêm trọng, suy diễn từ ngữ theo nghĩa đen, làm mất tính chất của văn chương. "Ý nghĩa của đề này là ổn, phù hợp với học sinh. Chỉ cần tinh tế hơn một chút, thay vì dùng từ nước sôi bằng từ nghịch cảnh và cho học sinh lựa chọn quan điểm sống, mọi thứ sẽ ổn", thầy Bảo nói.
Lắng nghe ý kiến trái chiều, ông Đỗ Hữu Quỳnh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, thừa nhận đề thi có sơ suất khi dùng các từ "nước sôi", "quả trứng", "củ khoai tây" trong phần giả định, nhưng không để trong ngoặc kép hoặc in nghiêng. Điều này khiến nhiều người hiểu nhầm, thậm chí có người hiểu đề nói đến nước sôi bình thường theo đúng nghĩa đen.
Theo ông Quỳnh, đây là sơ suất về mặt hình thức trình bày, nhưng không làm sai thông điệp phần trích dẫn, do đó không ảnh hưởng tới kết quả thi của thí sinh.
Đánh giá tổng thể đề môn Ngữ văn chuyên năm nay, Sở cho rằng "đề hay, giúp học sinh được trình bày quan điểm cá nhân". Câu hỏi nghị luận xã hội gửi gắm đến học sinh thông điệp về bản lĩnh nội tại của con người trước nghịch cảnh - vấn đề mang tính giáo dục, gắn với thực tiễn giới trẻ ngày nay.
"Đây là đề thi chuyên nên khó hơn đề thi thường. Dụng ý của đề thi là tuyển chọn được những thí sinh có chất văn, tư duy độc lập, có khả năng kiến giải vấn đề một cách sâu sắc, mới mẻ", ông Quỳnh nói.
Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa đã họp với giáo viên chuyên môn trước dư luận về đề thi này để rút kinh nghiệm. "Chúng tôi sẽ tiếp thu các ý kiến, rút kinh nghiệm, có chấn chỉnh trong công tác ra đề để những đợt thi tới đề đảm bảo chất lượng và chặt chẽ hơn", ông Quỳnh cho biết thêm.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên trường THPT Lê Quý Đôn năm nay có 607 thí sinh tham dự, trong đó môn Văn có 69 em thi, chỉ tiêu 35 học sinh.
Ngày mai, ngành giáo dục Khánh Hòa khai mạc hội đồng chấm thi, thảo luận đáp án, khung điểm.
IV. Sự liên tưởng tốt hay phản cảm và 'sạn'?
Không phản cảm nhưng có sạn!
Câu hỏi "Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng" trong đề thi môn Ngữ văn - kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa) khiến mạng xã hội xôn xao. Cụ thể, ở đề thi môn Ngữ văn nội dung câu 1 nghị luận xã hội (4 điểm) như sau:
Trong cuốn sách "Ngắm tuổi trẻ quay cuồng trong tĩnh lặng", Lu-Mannup đã chia sẻ: "Phương Tây có câu ngạn ngữ: "Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng". Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng, bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu.
Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên.
Ngay khi đề thi này được đăng tải lên mạng xã hội, cũng như trên các nhóm trao đổi về chuyên môn đang xôn xao và có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Thậm chí có nhiều ý kiến cho là phản cảm và không mang tính giáo dục.
Phản ứng và cho rằng, đề lộ ngay lỗi về chuyên môn rất cơ bản, thầy Bạch Trọng Nhân, giáo viên văn Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh), bày tỏ: "Trước tiên, xét về nguyên tắc cơ bản, đề có trích dẫn tựa sách và tác giả, cần phải có thêm năm xuất bản và nhà xuất bản.
Về nội dung của câu trích dẫn, tôi tạm chia làm hai phần. Phần thứ nhất là một câu ngạn ngữ của phương Tây, câu này nghe qua thì có phần đúng về mặt hiện tượng, nhưng mục đích cuối cùng dù trứng có cứng thì cũng trở thành thức ăn, cũng giống như khoai tây bị luộc trong nước sôi. Phần thứ hai, là câu của người viết sách “Hoàn cảnh chẳng có lỗi, lỗi quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của bạn tới đâu”. Tôi thấy câu này khá hay và có vấn đề để các em nghị luận. Nhưng vì phần thứ hai đi sau một câu nói chỉ đúng một phần nên giá trị của nó cũng làm người viết phải đắn đo".
Thầy Nhân còn nhấn mạnh: "Phần lỗi nặng nhất trong đề là ở câu lệnh “Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn là củ khoai tây hay quả trứng?”. Người ra đề đã không nghĩ tới sự rùng rợn, phản cảm của một giả định. Tôi nghĩ rằng, người ra đề, người phản biện và duyệt đề cần phải làm việc cẩn thận và nghiêm túc hơn, vì đây là một kỳ thi tuyển những em học sinh sẽ vào lớp chuyên của một tỉnh, nếu đề như thế này thì các em có còn tin tưởng vào thầy cô, những người đã và đang sẽ dạy mình hay không?".
Giúp học sinh liên tưởng tốt
Theo bạn Nguyễn Thị Cát Ly, sinh viên ngành Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đề thi này không hề phản cảm, bởi đằng sau lớp nghĩa đen là một bài học vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống.
"Riêng mình, mình thấy đề thi này rất thú vị, xứng tầm là một đề thi chọn học sinh vào lớp chuyên. Đã là đề thi chuyên, thì càng phải làm nổi bật lên khả năng tư duy sáng tạo của các em khi hành văn.
Câu hỏi "nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng?" như là một câu đố để thử thách khả năng tư duy và phản biện của các em. Bởi trong hoàn cảnh nước sôi, thì dù chọn là khoai tây thì cũng sẽ bị luộc mềm, là quả trứng cũng bị luộc chín. Cái cốt lõi mà câu hỏi muốn đó chính là các bạn học sinh phải trả lời sao cho khéo, biết cách linh hoạt với hoàn cảnh, để đưa ra câu trả lời hợp lý nhất".
Đồng tình với ý kiến của Ly, một bạn khác cho rằng, đề thi mang một triết lý tuy đơn giản mà sâu xa, hiệu quả, giá trị bài học cuộc sống rất rõ. Không chỉ giúp các em chuyên văn có thể vận dụng tính linh hoạt của mình mà còn học được bài học về sự thích nghi với cuộc sống. Chúng ta dù là một củ khoai tây hay là một quả trứng thì đều có giá trị cả, quan trọng là bản lĩnh của mỗi người khi ở trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Cách diễn đạt chưa "sâu"
Theo bạn đọc Hoàng Văn Minh, giá trị nhân văn ở câu ngạn ngữ Phương Tây là rất đúng đắn. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ là một bạn đọc bình thường, tôi cảm thấy mặc dù đề thú vị, nhưng cách diễn đạt ở câu hỏi lại chưa thực sự thuyết phục.
"Đồng tình rằng câu hỏi này là dùng từ "nếu", mang ý nghĩa biểu đạt là một giả định, không có thật. Tuy nhiên, giả định này lại mang sắc thái tiêu cực. Có thể sẽ là bước đệm cho những giả định đầy tính ngu ngốc và vô cảm hơn. Đơn giản, nếu như bạn giả định rằng, "nếu tôi có thật nhiều tiền", hay "nếu như tất cả mọi người đều bình an",.. thì chắc chắn sẽ không bị ai "ném đá".
Bày tỏ sự tiếc nuối về câu hỏi đưa ra giả thiết "nếu phải ở trong nước sôi…", độc giả Trang cho biết: "Ở đây vẫn có một chút "sạn" nho nhỏ. Theo mình, đáng lý ra, nếu muốn để mọi người có cái nhìn toàn diện hơn thì nên để các từ như nước sôi, quả trứng, củ khoai tây trong ngoặc kép. Bởi nếu không, ý nghĩa của câu hỏi lại bị diễn đạt theo hướng "rất văn nói". Ở trường hợp này, người đọc rất dễ sẽ áp dụng tư duy khoa học vào trong văn chương. Do đó, cái nhìn sẽ trở nên nghiêm khắc và một chiều hơn".
Cũng là một học sinh chuẩn bị thi lên lớp 10, em Nguyễn Thùy Linh chia sẻ: "Mặc dù mới đọc thì em cảm thấy đề khá lạ nhưng lại đang "gò bó" học sinh. Vì nếu theo hướng câu hỏi, sẽ rất nhiều bạn chọn "quả trứng", mà lại không suy nghĩ đến một cách ứng xử linh hoạt khác".
Cô Nguyễn Thị Tâm - giáo viên dạy văn tại một trường THCS ở Vĩnh Phúc bày tỏ: "Tôi cảm thấy câu ngạn ngữ và mệnh đề chẳng liên quan gì nhau. Nước sôi là điều kiện để khoai mềm, trứng cứng (chín), theo kiểu điều kiện - kết quả. Nghĩa là phải trải qua thử thách, khó khăn khắc nghiệt (nước sôi, lửa bỏng) mới đạt kết quả, thành tựu.
Chọn là quả trứng hay chọn khoai đều giống nhau: thành công không dễ mà đến. Con người sinh ra ở những môi trường, hoàn cảnh sống, nền giáo dục khác nhau, đến với thành công, đạt kết quả cuối cùng bằng những con đường, cách thức khác nhau (mềm hay cứng). Thế nhưng vế sau "hoàn cảnh chẳng có lỗi...." lại dễ làm học sinh bị lệch hướng khi làm bài.
"Sự phản cảm ở đây nếu có chỉ là cách diễn đạt khiến cho khả năng liên tưởng của người đọc đi hơi xa chút vì ngôn ngữ nói, tiếng lóng hiện đại. Nhưng cùng 1 vấn đề nghị luận như thế này, chọn câu ngạn ngữ khác và mệnh đề khác sẽ đỡ gây tranh cãi hơn", cô Tâm chia sẻ thêm.
Giải thích về đề thi này, ông Đỗ Hữu Quỳnh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa nói: “ Câu nghị luận xã hội, chuyển tải ý là tác động hoàn cảnh, nghịch cảnh đối với con người về bản lĩnh nội tại của con người sẽ thắng được nghịch cảnh đó. Vấn đề này, đặt ra tình huống trong câu ngạn ngữ nhưng chữ “nước sôi”, “khoai tây”, “trứng” không được đặt trong ngoặc kép gây hiểu nhầm cho học sinh.
Đây là sơ suất của người ra đề. Nhưng đối với học sinh thi chuyên giỏi văn, các em học ngạn ngữ và có câu ngạn ngữ ở trên thì sẽ hiểu được ý người ra đề, khoai tây nằm trong nước sôi mềm, trứng cứng... Cho đến bây giờ mình chưa chấm, chưa biết mức độ làm bài của học sinh như thế nào, nhưng tinh thần học sinh chuyên văn sẽ hiểu được, giải thích được.”
V. Đã đến lúc cần tiếp cận cách làm mới
Baoquocte.vn. Trước những tranh cãi về đề thi Văn 'Nếu phải ở trong nước sôi...', biên kịch Hà Anh Thu cho rằng, giáo viên cũng nên làm mới mình. Bởi chỉ khi ấy, các thầy cô giáo mới lựa chọn được con đường đúng để 'vẽ' ra cho học sinh 'chạy' theo mà không đâm vào bụi rậm.
Nếu chúng ta không tách cả đề thi ra để phân tích và "ném đá" một vế thì tôi thấy, đây là một đề văn hay. Khi cần tranh luận điều gì, hãy mang tất cả ra để cùng bàn thảo, cụ thể là trong đề văn này.
Tuy nhiên, tôi thấy nhiều người lại cắt đôi đề thi ra, bỏ phần câu ngạn ngữ của nước ngoài và chỉ chú ý tới phần câu hỏi để bàn luận và chê bai là đề phản cảm.
Câu ngạn ngữ đó vô cùng hay, bởi vì bản thân nó nêu lên "sức mạnh nội tại" của mỗi vật, mỗi người. Bạn là khoai tây thì bị luộc chín, còn là trứng thì bạn sẽ cứng hơn. Giả định "nếu phải ở trong nước sôi" của đề thi sẽ chỉ “hay” khi nó không bị tách ra khỏi cả cụm câu hỏi. Nếu bóc tách ra sẽ khiến nhiều người không đọc kỹ và không hiểu câu hỏi, họ sẽ phản ứng là lẽ đương nhiên.
Cá nhân tôi luôn đề cao các đề văn mở, thậm chí không chỉ trong môn Văn, mà nên áp dụng việc này vào các môn học khác.
Thực tế, không ít bạn trẻ ở Việt Nam vẫn còn xa lạ với các hiện tượng và sự kiện thời sự, thậm chí "hơi sách vở và già". Do đó, việc các thầy cô giáo cập nhập hiện thực, các thực tế đang diễn ra trong cuộc sống sẽ giúp trẻ nhận thức tốt hơn về nhân sinh quan và thế giới quan, về xã hội quanh mình. Không những thế, từ nhận thức sẽ đi tới hành động mang tính thực tế hơn.
Cá nhân tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta tìm tới cách tiếp cận mới. Tránh việc học sinh bị học những thứ cũ, tránh cả việc giáo viên dạy đi dạy lại những kiến thức cũ, không cập nhật, không theo kịp đời sống hiện đại và các vấn đề của hiện tại. Việc học của học sinh là một, nhưng thầy cô giáo đổi mới cách dạy cũng là điều nên làm.
ất nhiên, điều gì cũng có mặt tốt và xấu, mặt tích cực và hạn chế. Vì thế, tôi mới nhắc tới việc cả giáo viên cũng nên làm mới mình. Bởi chỉ khi ấy, các thầy cô giáo mới lựa chọn được con đường đúng để "vẽ" ra cho học sinh "chạy" theo mà không đâm vào... "bụi rậm". Việc này là thật sự cần thiết, cấp thiết và nên làm ngay.
Vậy khuyến khích các đề thi mở và sáng tạo nhưng mở đến đâu là đủ? Tôi nghĩ đây mới là câu hỏi đúng. Vì vậy, chúng ta mới có các giáo sư, tiến sỹ về giáo dục để họ phải tìm hiểu và nghiên cứu thêm.
Trước mắt, việc "mở" là quan trọng và cần thiết. Tách lũ trẻ ra khỏi những sách vở tất nhiên không có nghĩa là muốn mở cái gì thì mở, không phải cái gì mở cũng tốt. Cá nhân tôi cho rằng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Vấn đề nằm ở những người lớn, đó là cách chúng ta đối xử với cái mới.
Trở lại với đề văn này, hãy nhìn cách một số người tách phần câu hỏi ra khỏi cả đề bài, đó là một động thái sai. Nó khiến cho rất nhiều người, đặc biệt là một vài phụ huynh khó chịu, cho rằng đề thi phản cảm, nhiều “sạn”. Thậm chí, tôi đọc báo thấy có người còn so sánh với nồi nước sôi của Tấm khi đối xử với Cám...
Rõ ràng, đó là một sự so sánh khập khiễng nhưng lại khó có thể trách người đã đưa ra sự so sánh đó, vì có lẽ họ chỉ đọc phần mà bài báo đưa ra tiêu đề. Việc chúng ta nhìn và đối xử với cái mới là vô cùng quan trọng. Với cách tách biệt câu hỏi ra toàn bộ đề thi như thế này hoặc đang đẩy nó đến tiêu cực hoặc đang khiến người khác chối bỏ nó.
Tôi cho rằng, đã là giáo viên thì chắc chắn sẽ không thể nói dễ dàng đưa ra một đề thi "phản cảm" được. Tôi nghĩ, đã đến lúc chúng ta nên dẹp bỏ những nỗi sợ và lo lắng thái quá với một cái mới. Chưa làm, chưa thử đã sợ sẽ không giải quyết được điều gì. Vấn đề cần làm hiện giờ, với tư cách cũng là một phụ huynh học sinh có con chuẩn bị vào lớp 10, tôi cho rằng, chúng ta nên xem xét cái gì mới và mới như thế nào.
Nếu chúng ta "sợ" thì sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được tiếng nói chung giữa việc dạy và việc trải nghiệm thực tế. Trẻ cần được mở mang, cần được trang bị đủ hành trang để bước vào đời. Mà cuộc đời thì liệu có sẵn những chương trình được lập trình sẵn toàn điều đẹp đẽ hay yên ổn giống như trong sách vở không? Tôi nghĩ câu hỏi này chúng ta nên bắt đầu tìm câu trả lời. Không nên đợi đến lúc trẻ phải hỏi chúng ta rằng "cha mẹ ơi, tại sao con thấy nó không giống như trong sách?".
"Việc mở là quan trọng và cần thiết. Tách lũ trẻ ra khỏi những sách vở tất nhiên không có nghĩa là muốn mở cái gì thì mở, không phải cái gì mở cũng tốt. Cái gì cũng có 2 mặt của nó, vấn đề ở những người lớn là cách đối xử với cái mới", Biên kịch Hà Anh Thu.
Đề Văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Khánh Hòa) đang gây nhiều tranh cãi, thậm chí được cho là phản giáo dục khi trích dẫn nội dung trong sách của Lu-Mannup:
"Phương Tây có câu ngạn ngữ: “Nước sôi làm mềm khoai tây, nhưng lại làm cứng trứng”. Hoàn cảnh chẳng có lỗi, quan trọng rằng bản lĩnh nội tại của mình tới đâu" và đặt câu hỏi:
"Nếu phải ở trong nước sôi, em sẽ chọn làm củ khoai tây hay quả trứng? Viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề trên".
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment