Đổi mới phương pháp dạy học trong tư duy quản lý trường học - Edu dị truyện



Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây

(GD&TĐ) - Phương pháp là cách thức, con đường mà chủ thể tác động tới đối tượng nhằm đạt được mục đích. Đổi mới phương pháp dạy học đã, đang là vấn đề thời sự “nóng” không chỉ đối với nhà trường, thầy cô, học trò,…với tất cả những ai có tư duy về dạy học, về tự học,… 


Hàng năm, cứ mỗi mùa thi, kết thúc năm học là một mùa lo âu về chất lượng dạy và học, về “căn bệnh thành tích”,… để rồi lại thấp thỏm nuôi hy vọng đón một sự thay đổi tích cực vào đầu năm học mới. Một điều như nghịch lý, trường lớp ngày được mở mới thêm, khang trang, hiện đại hơn và môi trường giáo dục đang hướng tới nhiều “chuẩn hóa” nhưng chất lượng, hiệu quả của việc dạy học lại chưa được tương xứng với yêu cầu và sự kỳ vọng của gia đình, nhà trường và xã hội.

Chất lượng giáo dục thấp bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn phải xuất phát từ chính những chủ thể của nó, chính từ công tác quản lý dạy học. Chủ thể giáo dục vẫn chưa nhiệt tâm với công tác dạy học, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) như việc: đề xướng việc “dạy học lấy người học làm trung tâm” hay “hướng vào người học” những đã bao nhiêu năm thực hiện mà hiệu quả vẫn chưa cao; hay việc “đổi mới công tác quản lý” vẫn là việc thường xuyên hàng năm mà sự đổi thay… không mới.

Thực tế dạy học và quản lý dạy học luôn sinh động, đa dạng và phức tạp, biến hóa không lường, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và thực thi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trẻ em sinh ra có kết cấu não bộ giống nhau nhưng trong quá trình sống và phát triển, được hấp thu sự giáo dục cùng với sự tương tác của cơ thể và môi trường sống sẽ hình thành nên những nhân cách riêng, sống động trong từng cá thể. Nên, dạy học và quản lý dạy học không thể là một sự gò khuôn, cứng nhắc áp đặt lên đối tượng, cũng không thể bỏ mặc đối tượng dự do, tùy hứng trong hoạt động mà dạy học và quản lý dạy học cần bám sát thực tiễn, thực thi và sáng tạo theo thực tiễn sinh động của đối tượng, coi chất lượng là thước đo hiệu quả của thành công dạy học, để từ đó mà có thể đúc rút nên kinh nghiệm hay tạo lập nên một hệ thống lý luận giáo dục đậm đà tính triết lý thực tiễn. Thứ triết lý ấy khẳng định rằng: sản phẩm của giáo dục là loại sản phẩm đặc biệt, đề cao số đông, đại trà nhưng lại không chấp nhận sự đồng loạt, khuôn mẫu, dạy học cần hướng và sự phát triển chuyên biệt, năng lực cá nhân để giải phóng tư duy nô lệ, sự áp đặt, lệ thuộc vào “cái có sẵn” như nhà giáo dục hiện đại John Deway kỳ vọng vào nền giáo dục văn minh, hiện đại ở thế kỷ mới.

Phương pháp được tạo ra không phải là công cụ như chiếc chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh cửa khám phá, thâu tóm tri thức mà cái quan trọng (bản chất) của phương pháp chính là tư duy định hướng, gợi mở, trợ giúp cho chủ thể hoạt động phát huy năng lực, sở trường, thói quen, kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để hành động hiệu quả

Tính hiệu quả của phương pháp không phải bị định khuôn khi người thực hiện tuân theo các yêu cầu cần thiết mà nó luôn là một chuỗi các thao tác mở, phong phú đa dạng các chiều hướng để cho người thực hiện tự do sáng tạo, thực hiện mục đích.  PPDH vì thể không thể là một sự ngộ nhận hay dập khuôn máy móc, áp đặt đối với nội dung và đối tượng dạy học, chủ thể sử dụng phương pháp cũng cần hiểu rõ bản chất của phương pháp và khả năng ứng dụng của từng cá nhân vào quá trình dạy và học. Không có PPDH độc tôn và cũng không có PPDH cho một sự chuyên biệt nào mà là một sự tương tác, tích hợp đa dạng, vừa tách rời vừa hợp nhất, khi độc thoại lúc đàm thoại, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp,…để tạo thành một môi trường dạy học đầy sinh khí, hợp tác, cùng phát triển.

Không khó để nhận thấy, đổi mới PPDH là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tư duy sáng tạo của người học ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Sẽ không có người thầy nào, nhà trường nào mà có thể theo sát cuộc hành trình phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cá nhân cũng không thể có thời gian, công sức, tiền của để theo trường lớp một cách “quy củ- chính quy”, nên nhà trường và nhà giáo cần trang bị cho người học cách học, cách sống, cách hoàn thiện bản thân khi dời ghề nhà trường, để mỗi cá nhân có thể ứng phó với sự thay đổi của môi trường sống, để tự hoàn thiện tri thức nghề nghiệp và văn hóa công dân. PPDH vì thế nên lấy tự học làm trọng, quản lý dạy học cũng đề cao quá trình mỗi chủ thể tự quản lý, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu dạy học.

Thực hiện hệ thống các PPDH là nhà giáo đem đến cơ hội cho HS các con đường khám phá tri thức, nhận biết và lý giải tồn tại khách quan, đồng thời nhà giáo cũng được củng cố vốn tri thức, phát hiện ra những mặt mạnh, yếu của kiến thức bản thân mình, của PPDH hiện có để rồi tự học, tự bồi dưỡng, thay đổi, điều chỉnh cách tiếp cận nội dung bài học, cách tiếp cận người học. Dạy học như thế là dạy học đồng sáng tạo, đồng hiện hai chủ thể thầy và trò, tương tác phát triển và thống nhất trong tổ chức hành động chiếm lĩnh tri thức bài học.

Đổi mới PPDH không phải là hoạt động đơn lập từ phía thầy- trò mà hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào tư duy, năng lực lãnh đạo của người quản lý trường học. Người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, triển khai thực thi, kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường. Những hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường như: hoạt động dạy học của GV và HS, viết sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, các hội giảng, thi GV giỏi, HS giỏi,… Như vậy, hiệu trưởng thường xuyên tác động đến hầu hết các mặt của hoạt động đổi mới PPDH, và sự tác động ấy không rời rạc, không thụ động mà cần chặt chẽ, chủ động, bao quát, trọng tâm vào mối quan hệ giữa các chủ thể dạy học.

Không quá tuyệt đối đề cao vai trò của PPDH vì phương pháp không phải là tất cả để đánh giá một quá trình giáo dục tối ưu, tính hiệu quả của phương pháp có liên quan đến nhiều yếu tố: người dạy, người học, chương trình, sách giáo khoa, môi trường  giáo dục,… Nên, hướng tới sự dạy học tích cực , người thầy không nên tự ti về những gì đang xảy ra với bài học, người học, tài liệu, nhà trường,… mà cần thấy sự thành công hay hiệu quả dạy học là cả một quá trình giáo dục, từ tư duy đến hành động, từ ý tưởng đến năng lực thực hiện, từ thầy đến trò, từ cơ quan quản lý đến trường học,…Yếu tố quan trọng mang đến sự thành công trong học tập chính là nội lực của các nhân tố: thầy, trò, nhà trường,…, song hãy tạm coi là tiên quyết đi, người dạy và người học rất cần một sự đổi mới quyết liệt về tư duy quản lý nhà trường, PPDH cần được đổi mới một cách thực chất.



Sàn mới - Bấm vào đây

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment

loading...


 
Edu dị truyện ©Email: eduditruyen@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Top