Sàn mới - Bấm vào đây
Kiếm tiền toàn tập, Bấm vào đây
- Làm công chức với
đồng lương như hiện nay, nếu làm đúng thì rất vất vả. Tuy nhiên, rất
nhiều người vẫn tìm mọi cách để vào được cơ quan Nhà nước
Bổ
nhiệm người thân, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên hay cả nhà làm quan gây
ra tiêu cực, tham nhũng là những sự việc, hiện tượng đang tồn tại trong
công tác cán bộ, khiến dư luận bức xúc hiện nay.
Theo
đại biểu Quốc hội, để công tác cán bộ tốt, kiểm soát được quyền lực,
hạn chế được lạm quyền và những tồn tại đang diễn ra trong công tác cán
bộ thì phải quy được trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra thiệt
hại về vật chất hoặc về con người.
Công chức lương thấp, nhiều người vẫn lao vào
Đại
biểu Quốc hội TPHCM Trương Trọng Nghĩa cho biết, lương của cán bộ công
chức hiện nay chỉ đủ cho 40% nhu cầu cuộc sống và có tới 30% công chức
“sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều người sẵn
sàng chạy bằng mọi cách để được vào làm trong các cơ quan, tổ chức Nhà
nước.
Điều
gì đã đem lại sự hấp dẫn và sức hút kỳ lạ đến vậy? Vì mục đích vào làm
nhà nước để có công việc ổn định hay vào làm Nhà nước được tiếng oai,
khi có một vị trí nào đó, còn có thể giúp họ hàng kiểu “một người làm
quan cả họ được nhờ”?
Ông
Trương Trọng Nghĩa chốt lại, đó là vì nguồn lợi và quyền lực. Các vị
trí công chức và công việc của cán bộ công chức trong bộ máy “đẻ” ra
nguồn lợi, quyền lợi. Thực tế, làm công chức với đồng lương như hiện
nay, nếu làm cho đúng thì rất vất vả; có chăng cái lợi về tinh thần, về
sự ổn định. Làm công chức mà ngay ngắn và đúng chính sách, chế độ, quy
định của pháp luật thì không thể giàu được. Thế mà người ta vẫn đua nhau
để vào, bố trí cho người thân vào, chứng tỏ tham nhũng tiềm ẩn trong
đó; vào đó cùng nhau tham nhũng, che chắn cho nhau.
Chính
nguồn lợi và quyền lực đã làm cho công tác cán bộ càng trở nên khó
khăn. Theo ông Nguyễn Thái Học, đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, người
đứng đầu có quyền tiếp nhận đề bạt, bổ nhiệm, cho nghỉ việc cán bộ dưới
quyền nên họ chịu trách nhiệm về đội ngũ cán bộ dưới quyền của mình. Tuy
nhiên, trên thực tế, khi đánh giá cán bộ, người đứng đầu lệ thuộc rất
nhiều vào việc bỏ phiếu đánh giá của cấp dưới nên người đứng đầu dễ nảy
sinh tâm lý “ngại” cấp dưới. Do vậy, nhiều người đứng đầu tìm cách đưa
vào cấp dưới những người thân cận với mình để dễ bề thoát khỏi trách
nhiệm khi có sai phạm.
Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu
Theo
ông Nguyễn Thái Học, chưa cần biết có tiêu cực hay không, nhưng khi để
xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc về con người thì người đứng đầu phải
chịu trách nhiệm. Như vậy Chính phủ phải rà soát, đánh giá lại, cơ quan,
bộ ngành, địa phương nào để xảy ra thực tế như thế và đã xử lý trách
nhiệm của người đứng đầu chưa. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu sẽ
dẫn tới chuyển biến tích cực và đồng bộ.
Bên cạnh việc đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, phải có cơ chế
khuyến khích họ thôi chức, từ chức nếu để xảy ra sai phạm lớn. Đây cũng
là việc làm thể hiện trách nhiệm, đạo đức và văn hóa của người đứng đầu.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, đại biểu Quốc hội TPHCM, công tác cán bộ
vẫn còn nhiều bất cập bởi lẽ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu
không đi đôi, không được phân định rõ ràng. Người đứng đầu có trách
nhiệm thì không có không gian thể hiện; người đứng đầu muốn lợi dụng
chức vụ quyền hạn của mình để tham nhũng, thao túng, đưa người thân của
mình vào làm bình phong hữu hiệu che chắn.
Theo
đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm, cần có thể chế, cơ chế, có hành
lang pháp lý đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu. Quan
trọng là phải lựa để bổ nhiệm những người đứng đầu có tâm, tầm và đạo
đức. Quy trình sẽ không có nghĩa gì nếu người đứng đầu và tập thể không
phân minh.
Nếu
người đứng đầu còn coi trọng chức vụ hơn lòng tự trọng; nếu xã hội chưa
có cơ chế pháp luật rõ ràng và người đứng đầu chưa bị xử lý đầy đủ thì
việc bổ nhiệm người thân, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên hay cả nhà làm
quan gây ra tham nhũng và thất thoát sẽ vẫn luôn tồn tại trong công tác
cán bộ./.
Sàn mới - Bấm vào đây
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment